Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-11-2014] Cô Cao Xuân Mẫn, học viên Pháp Luân Công, đã bị giam giữ [phi pháp] gần sáu tháng. Khi chồng của cô cố gắng tìm hiểu về vụ án của cô và muốn bảo lãnh cho cô để điều trị y tế, Viện kiểm sát và cảnh sát đã gây khó khăn cho anh.

Cô Cao cùng ba học viên khác đã bị bắt giữ ở Bắc Kinh vào ngày 09 tháng 06 năm 2014 khi họ đang trên đường đến thăm một bệnh nhân ung thư.

Cảnh sát đã cố ngụy tạo bằng chứng để gán cho họ tội danh “tội phạm có tổ chức.” Chồng của cô Cao đã gửi một lá thư khiếu nại đến Phân viện số 1 Viện kiểm sát Bắc Kinh. Ngày 01 tháng 09, anh đã đến văn phòng thỉnh nguyện tại phân viện này để thúc giục họ điều tra nhưng cho đến nay anh chưa hề nhận được phản hồi nào từ phía họ.

Vào ngày 31 tháng 10, Viện kiểm sát quận Hải Điến đã trả lại hồ sơ vụ việc cho cảnh sát để “điều tra bổ sung”.

Vào tháng 08, cô Cao gọi điện cho chồng và nói với anh rằng cô gặp vấn đề về sức khỏe. Chồng của cô Cao đã thuê luật sư; ông là người đã phát hiện ra cô bị viêm túi mật và trình đơn xin bảo lãnh cho cô, nhưng không được chấp thuận.

Sau khi nghe tin rằng vụ việc của vợ mình sẽ được chuyển lên Viện kiểm sát quận Hải Điến ở Bắc Kinh, chồng của cô Cao đã đi đến viện kiểm sát nhiều lần trong tháng 09 để kiểm tra. Nhưng lần nào nhân viên ở đó cũng từ chối kiểm tra giúp anh, và còn khẳng định rằng họ không thể tìm thấy hồ sơ vụ án.

Vào ngày 29 tháng 09, chồng của cô Cao lại đến Viện kiểm sát Hải Điến một lần nữa để xin bảo lãnh cho vợ và cũng để thông báo rằng anh sẽ là người bảo hộ của cô. Nhân viên viện kiểm sát nói rằng anh cần có sự đồng ý của cô nếu muốn làm người bảo hộ cho cô. Anh gọi cho luật sư, và vị luật sư nói rằng với tư cách là chồng của cô ấy, anh không cần phải hỏi ý kiến của cô mới có thể làm bảo hộ cho cô.

Sau đó anh yêu cầu được xem hồ sơ vụ án của cô. Nhân viên đó nói rằng họ đã nhận được hồ sơ vụ án, nhưng Viện kiểm sát Bắc Kinh vẫn chưa làm xong việc chuyển giao chính thức, vì vậy họ không thể chuyển vụ án đến công tố viên, có nghĩa là hồ sơ vụ án không có ở đó. Vào buổi chiều, anh liên hệ với Phân viện số 1 và được bảo rằng hồ sơ đã được chuyển đến Viện kiểm sát Hải Điến vào ngày 17 tháng 09.

Vào ngày 12 tháng 11, anh gọi điện thoại tới Trại tạm giam Hải Điến để hỏi về sức khỏe của vợ mình. Nhân viên ở đó bảo với anh rằng cô Cao được phép viết thư cho anh về tình trạng của cô, nhưng anh vẫn chưa hề nhận được bất kỳ lá thư nào. Họ nói với anh rằng trại tạm giam sẽ đưa cô đến bệnh viện.

Vài ngày sau, trại tạm giam gọi cho anh và nói rằng cô Cao có một viên sỏi 10 mm trong túi mật, và rằng cô bị u nang túi mật, và bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Nhưng trong đó không có bệnh nào đủ tiêu chuẩn để được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế, vì vậy họ sẽ không thả cô ra.

Lo lắng cho vợ mình, anh đã đi đến viện kiểm sát để đề nghị bảo lãnh. Công tố viên Ngô Ngu Đức nói với anh rằng vụ án của vợ anh vẫn còn nằm ở sở cảnh sát. Khi anh tới sở cảnh sát, anh được bảo rằng viện kiểm sát đang phụ trách nó.

Các bên tham gia bức hại cô Cao:

Viện kiểm sát Hải Điến: +86-10-82587572 (Văn phòng), +86-10-82587573 (Văn phòng)

Công tố viên Ngô Ngu Đức: +86-10-59554576 (Văn phòng)

trại tạm giam Hải Điến: +86-10-82587110 (Văn phòng)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/27/300800.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/11/147254.html

Đăng ngày 10-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share