Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-12-2014] Ngày 17 tháng 09 năm 2002, cháu Lý Dĩnh 10 tuổi đang ở trường thì bị các nhân viên Phòng 610 bắt giữ và đưa đến Trung tâm tẩy não Xương Bình và đe dọa không cho tới trường nếu như cháu không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công

Cháu bị bắt xem các video tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công và không được phép đi ngủ trước 1 giờ sáng.

Bà Vương Quế Phân, là nhân viên nhà máy thép nghỉ hưu, đã bị bắt giữ vào ngày 15 tháng 04 năm 2009 và bị đưa đến Trung tâm tẩy não huyện Xương Bình.

Trong nhiều ngày, các nhân viên tại trung tâm tẩy não đã vây quanh và chửi rủa bà. Họ cũng buộc bà phải xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công.

Dưới áp lực căng thẳng, bà Vương đã bị suy sụp tinh thần. Sau 45 ngày chịu đựng sự tra tấn tàn bạo tại trung tâm tẩy não, bà đã qua đời vào ngày 02 tháng 06 ở tuổi 56.

Cháu Lý và bà Vương chỉ là hai trong số 530 người dân Bắc Kinh đang bị giam giữ tại các trung tâm giam giữ khác nhau ở thành phố này, kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc vào năm 1999.

Giống như bà Vương, nhiều người trong trong số 107 học viên Bắc Kinh được xác nhận đã chết vì bức hại khi bị giam cầm trong các trung tâm tẩy não vì đức tin của họ.

Không giống như những nhà tù hay các trại lao động hiện đã bị giải thể, các trung tâm tẩy não là các cơ sở ngoài vòng pháp luật được thiết kế để giam giữ các học viên mà không cần thủ tục. Vài học viên thậm chí bị kết án tù giam, trong khi các học viên khác bị gửi tới trung tâm tẩy não khi hết án tù giam nếu như họ vẫn kiên định với đức tin của mình.

Sau khi chính quyền Cộng sản bãi bỏ hệ thống lao động cải tạo cưỡng bức vào năm ngoái, các trung tâm tẩy não đã mọc lên ở khắp Trung Quốc. Các học viên bị giam giữ ở các trại lao động đã bí mật bị chuyển tới các trung tâm tẩy não, nơi mà những lạm dụng tương tự vẫn tiếp diễn.

Như đã được nêu trong một báo cáo của Minh Huệ vào tháng 10, 218 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp ở Bắc Kinh vào giữa tháng 01 và tháng 09 năm 2014, và 45 người trong số đó đã được gửi thẳng tới các trung tâm tẩy não.

Trong 16 quận ở Bắc Kinh, quận Xương Bình dẫn đầu với tổng số 215 học viên bị gửi thẳng tới các trung tâm tẩy não trong 15 năm qua, chiếm 38,6% trong tổng số 530 người bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não, xếp thứ hai là quận Phong Đài với 64 người bị giam giữ. 14 quận còn lại chiếm 50% trong tổng số người bị giam giữ ở các trung tâm tẩy não.

Các học viên bị đưa đến trung tâm tẩy não đến từ mọi tầng lớp trong xã hội, từ những học sinh tiểu học như cháu Lý đến những sinh viên đại học và các giáo sư, từ các kỹ sư đến những người về hưu. Thậm chí đến cả những học viên bị tàn tật cũng không là ngoại lệ: Ông Quách Hải Sơn, một người mù lòa, đã bị đưa đến trung tâm tẩy não vào năm 2002 và năm 2006. Ngày 26 năm 11 năm 2006, ông đã chết do bị tra tấn ở tuổi 71.

Để trốn tránh khỏi sự giám sát của công chúng, các trung tâm tẩy não thường được thiết lập ở những nơi kín đáo và thường xuyên thay đổi địa điểm. Ví dụ, Trung tâm tẩy não quận Xương Bình đã thay đổi địa điểm ít nhấn bốn lần, bao gồm ở căn cứ huấn luyện quân sự, khu nghỉ dưỡng, nhà máy, và trang trại.

523127be2fc3b805a6075ec069393fdd.jpg

Trung tâm tẩy não quận Xương Bình được che đậy trong một khu nghỉ dưỡng

Các chiến thuật tẩy não

Tra tấn

Trung tâm tẩy não Cao Nhai Khẩu được thiết lập vào đầu năm 2000. Mỗi phiên tẩy não có khoảng từ 20 tới 30 học viên và kéo dài khoảng 15 ngày hoặc dài hơn. Mỗi học viên thường bị từ ba đến bốn người giám sát. Thông qua các cách thức cưỡng chế như đánh đập, chửi mắng, cấm ngủ, bắt các học viên xem những băng hình khiêu dâm v.v, những nhân viên ở trung tâm tẩy não cố ép các học viên từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Tại Trung tâm tẩy não Triều Phượng Am, các học viên bị bắt phải chạy thể dục trước 6 giờ sáng như một cách để hành hạ thể xác. Suốt cả ngày, các nhân viên Phòng 610 buộc các học viên phải xem các video tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công. Từng học viên sau đó bị yêu cầu phải viết “cảm tưởng”- những người không viết thì không được phép ngủ.

Một số trung tâm tẩy não dùng các nhóm khác nhau để thực hiện các hình thức tra tấn khác nhau như bức thực hay đánh đập. Họ giữ bí mật về những phương pháp tra tấn mà các nhóm khác sử dụng. Do đó, chỉ có bản thân các học viên mới biết được tình hình chung của việc bức hại.

Làm nhục

Trong một số trường hợp, các thủ phạm cởi quần áo của các học viên nữ, treo họ lên, và làm nhục họ. Một số nắm tay các học viên và bắt họ viết những câu bôi nhọ Pháp Luân Công, sau đó gấp tờ giấy đó lại và đặt vào trong quần áo lót của các học viên. Vài học viên đã bị suy sụp tinh thần do bị lạm dụng.

Buộc uống thuốc

Tháng 03 năm 2003, bà Lý Thục Lan bị bắt và đưa đến Trung tâm tẩy não quận Xương Bình. Tại đây, bà đã bị ép uống các loại thuốc tâm thần và bị suy sụp tinh thần.

Dùng các mối quan hệ gia đình để gây sức ép lên các học viên

Các quan chức Đảng Cộng sản sử dụng các mối quan hệ gia đình như là một chiến thuật khác để “chuyển hóa” các học viên.

Trong khi cô Triêu Thục Hoa bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não quận Phòng Sơn, chồng cô đã đe dọa cô: “Nếu hôm nay cô chịu chuyển hóa thì có thể về nhà và chúng ta tiếp tục có cuộc sống tốt đẹp. Bằng không, chúng ta sẽ ly dị và cô đừng bao giờ nghĩ đến chuyện trở về nhà nữa.”

Cha mẹ anh Tào Đông đều đã ở tuổi 60. Cha anh là bệnh nhân đột quỵ, và mẹ anh bị viêm khớp nặng. Ở nhà, anh còn có bà ngoại đã 80 tuổi và một đứa con nuôi đang ở tuổi thiếu niên.

Khi anh Tào bị bắt và bị kết án bốn năm rưỡi tù giam vào năm 2000 vì nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở nơi công cộng, gia đình anh đã phải chịu một cú sốc lớn.

Để buộc anh Tào phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, các quan chức Đảng đã ghi lại một đoạn video cảnh cha mẹ anh Tào bật khóc vì sự vắng mặt của anh.

Tống tiền

Lợi nhuận đã trở thành một trong những động lực chính của cuộc bức hại Pháp Luân Công, đặc biệt trong ngành công nghiệp tẩy não. Theo một báo cáo chính thức của trang web Minh Huệ, tổng số tiền được chi trả cho ngành công nghiệp được tiến hành bởi chính sách có định hướng của nhà nước này là hàng tỷ nhân dân tệ.

Khi cô An Vinh Phân được đưa tới Trung tâm tẩy não Triều Dương, ông chủ của cô đã bị tống tiền tổng cộng là 18.000 nhân dân tệ gọi là ‘học phí’. Trung tâm đã cử 20 nhân viên để chuyển hóa cô, và mỗi nhân viên có mức lương hơn 1000 tệ/tháng.

Trong một phiên tẩy não được tổ chức tại quận Xương Bình vào năm 2007, 13 học viên, mỗi người đã phải trả 5.000 nhân dân tệ “học phí”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/3/301056.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/13/147292.html

Đăng ngày 12-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share