[MINH HUỆ 01-10-2014] Bản báo cáo này phân tích những món tiền thưởng và doanh thu đằng sau một trong những ngành công nghiệp quy mô, tàn bạo và béo bở nhất ở Trung Quốc hiện nay. Cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công chủ yếu xoay quanh việc tẩy não một cách hệ thống: chính quyền đã thiết lập một hệ thống năng suất cao và lợi nhuận cao được thực thi bởi các cơ sở chuyên dụng ở mỗi tỉnh thành.

Báo cáo này sử dụng dữ liệu do trang web Minh Huệ Net thu thập từ năm 1999 đến 2013. Dưới đây là phần tóm tắt tổng quan. Toàn bộ bản báo cáo có thể được tải xuống tại đây.

760d98ea23bd9d7b0e296112b1a0e9f2.jpg

Tẩy não: Ngành công nghiệp bị che giấu ở Trung Quốc

Tóm tắt tổng quan

Vào khoảng cuối năm 2013, dưới áp lực dữ dội từ cộng đồng quốc tế, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ đóng cửa hệ thống các trại lao động cưỡng bức khét tiếng. Tuy nhiên, đây chỉ đơn giản là chuyện thay tên đổi họ; rất nhiều trại lao động chỉ đơn giản là được thay thế bởi những “nhà tù đen” – một loại trại tạm giam và trung tâm tẩy não ngoài vòng pháp luật.

Những trung tâm này là nhân tố chủ yếu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hoạt động tẩy não hỗ trợ cho mục tiêu xóa sổ Pháp Luân Công của chính quyền bằng cách ép buộc các học viên phải từ bỏ tín ngưỡng của mình thông qua cưỡng chế và tra tấn cả thể xác và tinh thần của họ. Các viên chức chính phủ địa phương và các nhân viên của trung tâm tẩy não cũng hưởng lợi ích từ việc này, thông qua các chính sách thưởng theo thành tích và các viên chức cũng có cơ hội làm giàu cho bản thân bằng việc cưỡng chế tịch thu tài sản.

Trong một môi trường mà các chính sách và quyền lực của chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức từ phía quần chúng, thì tẩy não một cách hệ thống được xem như là một giải pháp thích hợp. Một khi được thực thi, nó sẽ cho phép chính quyền sử dụng tiền bạc để tăng cường sự tuân thủ trong các chiến dịch tiêu diệt những ai phản đối hệ tư tưởng của nó.

Trang web Minh Huệ Net là một kho lưu trữ khổng lồ bao gồm những báo cáo trực tiếp từ trong nước Trung Quốc. Dựa trên các báo cáo được công bố và những nghiên cứu độc lập trong suốt 15 năm qua, bản báo cáo này mang lại cái nhìn đặc thù về công nghiệp tẩy não ở Trung Quốc: đây là nhân tố chủ yếu trong hoạt động lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc nói chung, và cuộc đàn áp Pháp Luân Công nói riêng.

Từ các báo cáo, chúng tôi đã thu thập được dữ liệu cho thấy nền công nghiệp này buộc công chúng phải tham gia vào cuộc đàn áp bằng nhiều cách khác nhau:

– Một lượng lớn công an và nhân viên bảo vệ được trả tiền để thực hiện việc cưỡng bức, tra tấn, và “chuyển hóa”. Tiền thưởng được trao cho những ai đạt và vượt chỉ tiêu số lượng “chuyển hóa”.

– Doanh nghiệp phải có trách nhiệm hợp tác và thậm chí phải sắp xếp các vụ bắt giữ các học viên đang làm việc trong tổ chức của họ.

– Doanh nghiệp sẽ phải đóng “lệ phí giáo dục” và “chi phí đồng hành” cho mỗi học viên Pháp Luân Công bị giam giữ được chuyển đi tẩy não. Do đó, doanh nghiệp thường không muốn thu nhận các học viên Pháp Luân Công.

Chúng tôi ước tính rằng trong 15 năm qua, các chi phí phạt các doanh nghiệp có thuê các nhân viên là học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tổng cộng đã lên đến gần 3,37 tỷ nhân dân tệ. Các khoản tiền thưởng của chính phủ cho việc “chuyển hóa thành công” cũng đã mang lại hơn 226 triệu nhân dân tệ. Đó là chưa kể đến 1,18 tỷ nhân dân tệ dành cho việc xây dựng và tu sửa các cơ sở tẩy não.

Brainwash

Các quan chức tham nhũng ở các cấp bậc khác nhau trong ngành công nghiệp này cũng thu được những lợi nhuận bất hợp pháp đáng kể từ các tù nhân, gia đình của họ, công ty của họ bằng cách thường xuyên đòi hỏi cái gọi là “tiền phạt” để đổi lại tự do cho các tù nhân. Với hệ thống tẩy não được nhà nước cho phép này và nạn tham nhũng có hệ thống, các quan chức không phải chịu trách nhiệm gì với các vi phạm này. Tổng số tiền mà họ đã cưỡng ép tịch thu được là khoảng 95 triệu nhân dân tệ, tính đến năm 2013.

Do thiếu tài liệu và thiếu sự thống kê đầy đủ, những con số này chỉ là phần ước tính trong tổng số tiền thực tế. Tuy nhiên, nó cho chúng ta cái một nhìn ban đầu về động lực tài chính trong hoạt động vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Do bị ảnh hưởng bởi lợi ích chính trị và tài chính, nên các quan chức và nhân viên ở các trung tâm tẩy não cho thấy họ luôn sẵn sàng bức hại các công dân của mình: tính đến năm 2013, 15% trong số 2.383 học viên được xác nhận đã bị giết hại trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công là do bị tra tấn đến chết ở các trung tâm tẩy não.

Sự chấm dứt chính thức của hệ thống trại lao động cưỡng bức đã được hoan nghênh, và đó cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, những cuộc di chuyển vội vàng các đối tượng bị đàn áp đến các trung tâm tẩy não và nhà tù đen lại cho thấy rằng mọi việc vẫn chưa hề thay đổi ở Trung Quốc. Việc đưa hệ thống tẩy não ra ánh sáng là bước đi đầu tiên đúng hướng, nhưng để thật sự hoàn toàn chấm dứt bộ máy tuyên truyền quy mô và rộng lớn đến như vậy thì chúng ta nhất định một lần nữa phải đưa vấn đề này ra cộng đồng quốc tế.

Tải xuống bản PDF báo cáo: “Tẩy não: Ngành công nghiệp bị che giấu ở Trung Quốc”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/1/146195.html

Đăng ngày 28-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share