[MINH HUỆ 18-04-2014] 107 trường hợp tử vong đã được xác nhận trong suốt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 15 năm qua chỉ riêng ở Bắc Kinh. Phần I của báo cáo này đã phân tích và chia những trường hợp này ra thành sáu loại:

• Tử vong trong các hắc lao / trại lao động / nhà tù

• Tử vong do bị tra tấn dã man

• Tử vong do căng thẳng kéo dài từ cuộc bức hại

• Tử vong sau khi chuyển đến nhà tù / trại lao động bên ngoài Bắc Kinh

• Tử vong bên ngoài Bắc Kinh sau khi bị buộc phải rời khỏi nhà

• Tử vong khi trốn thoát khỏi bị bắt giữ.

Phần này tập trung vào việc phơi bày các tính chất của cuộc bức hại Pháp Luân Công, được phản ánh qua các trường hợp tử vong đó.

1. Quyền lực nhà nước bị lạm dụng cho cuộc bức hại

Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã lạm dụng quyền lực của chế độ để phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Giang đã thiết lập một tổ chức chuyên dụng, Phòng 610, để thực hiện chính sách đàn áp của mình. Tất cả các cấp của các tổ chức đảng – văn phòng chính phủ, các cơ quan tuyên truyền, cảnh sát, quân sự, cộng đồng địa phương, và thậm chí cả hệ thống y tế đã bị thao túng để tham gia vào cuộc bức hại. Bắc Kinh, trung tâm quyền lực chính trị, cũng đã trở thành trung tâm của cuộc bức hại.

2. Nạn nhân thuộc mọi tầng lớp

Cũng giống như mọi người từ mọi tầng lớp xã hội tu luyện Pháp Luân Công, cuộc bức hại cũng đã lan tới tất cả mọi tầng lớp của xã hội Trung Quốc. Các học viên đã chết vì bị bức hại thuộc tất cả 16 quận, huyện của Bắc Kinh, và bao gồm nhiều các ngành nghề và lứa tuổi – học viên trẻ nhất là 20 tuổi, già nhất là 87 tuổi. Ông Quách Hải Sơn, một học viên 71 tuổi bị mù ở quận Phong Đài, đã bị đưa vào các trung tâm tẩy não hai lần trước khi qua đời vào năm 2006.

3. Chà đạp pháp luật

Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ tự do tín ngưỡng và nhân quyền. Tuy nhiên, những công dân tuân thủ pháp luật, tuân thủ những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công đã trở thành mục tiêu bị bức hại của công an, viện kiểm sát và tòa án.

Cuộc bức hại được thực hiện dưới vỏ bọc của pháp luật, thực hiện theo logic và thủ đoạn bẻ cong pháp luật thường thấy của Đảng Cộng sản để nhằm đạt được mục đích cuối cùng của nó. Ví dụ, ở Bắc Kinh năm 1999, ĐCSTQ đã chỉ đạo Viện kiểm sát buộc tội các học viên Pháp Luân Công, chỉ định luật sư, và mang ra xét xử để tống nhóm học viên Pháp Luân Công đầu tiên bị bắt giữ vào tù.

4. Sử dụng mọi phương tiện có thể để bức hại

Chế độ cộng sản đã sử dụng tổng lực để tiến hành cuộc bức hại. Các thủ đoạn đàn áp bao gồm một tập hợp những tội ác và lừa dối tột cùng nhất.

a. Áp lực chính trị mạnh

Đảng Cộng sản đã sử dụng bộ máy tuyên truyền để lan truyền những tin đồn, phỉ báng, và vu khống Pháp Luân Công. Hàng loạt không ngớt những lời dối trá đã đánh lừa và kích động lòng hận thù của công chúng với Pháp Luân Công. Các học viên đã bị khai trừ khỏi đảng, đuổi ra khỏi các văn phòng chính phủ, quân đội, trường đại học. Họ đã bị sa thải, giáng chức, hạn chế các cơ hội học tập và có việc làm. Họ cũng đã phải đối mặt với áp lực cao từ gia đình và sự kỳ thị bài xích của xã hội.

b. Tước đoạt tài chính

Khi các học viên từ chối từ bỏ tu luyện, họ đã phải chịu những áp lực về tài chính nghiêm trọng. Nơi làm việc có thể sa thải họ, hoặc giảm và thậm chí có thể bị cắt lương hay lương hưu. Nhà của một số học viên bị lục soát và tài sản bị tịch thu. Một số bị phạt tiền và một lượng tiền lớn đã bị cưỡng đoạt bằng các hình thức khác.

c. Tra tấn tâm lý 

Các học viên Pháp Luân Công ở các trung tâm giam giữ và các trung tâm tẩy não đã liên tục bị buộc phải xem các băng video vu khống và các tài liệu tuyên truyền khác nhiều lần. Mục đích chính là để phá hủy ý chí và niềm tin của họ thông qua các thủ đoạn tâm lý. Một số học viên bị tiêm thuốc phá hủy hệ thần kinh trung ương. Một số thậm chí còn bị tống vào các bệnh viện tâm thần.

d. Bị tước đoạt tự do cá nhân

Các học viên Pháp Luân Công bị đe dọa, giám sát, và điện thoại của họ bị ghi âm. Họ bị theo dõi, bắt cóc, bắt giữ, và bị ném vào các trung tâm tẩy não, trung tâm giam giữ, các trại lao động và các nhà tù.

e. Tra tấn thể xác

Các học viên Pháp Luân Công trong các trại giam bị đánh đập tàn bạo, bị sốc điện, còng tay, xiềng xích, bị đốt bằng lửa, cấm ngủ và cấm sử dụng nhà vệ sinh, bị phơi dưới nhiệt độ khắc nghiệt, bị buộc phải giữ một tư thế nhất định trong thời gian dài, và bị buộc phải lao động nặng nhọc.

f. Hệ thống liên đới

Dưới chính sách khủng bố Pháp Luân Công, người nhà của các học viên, nơi làm việc,và chính quyền địa phương, tất cả đã trở thành mục tiêu của hệ thống liên đới của Đảng Cộng sản.

Ngày 25 tháng 06 năm 2003, bà Lý Ngọc Linh, một học viên Pháp Luân Công 56 tuổi đã bị các nhân viên cảnh sát thuộc đồn cảnh sát Đông Trực Môn bắt cóc. Bà đã bị thẩm vấn và tra tấn dã man suốt đêm và đã qua đời vào ngày 04 tháng 07 do bị tra tấn. Gia đình bà được thông báo tới bệnh viên Long Phúc để nhận xác. Khi được chất vấn về những vết sẹo hằn trên ngực bà, cảnh sát đã không cho phép gia đình bà kiểm tra toàn bộ thi thể bà. Họ đe dọa mọi người trong gia đình bà không được chụp ảnh hay quay video, và không được chạm vào thi thể bà, nói rằng đó là lệnh từ cấp trên.

Bà Thôi Bội Anh, một học viên 58 tuổi đã liên tục bị giam giữ và bị đưa vào trại lao động hai lần. Sức khỏe của bà xấu đi do bị bức hại. Bà được tại ngoại để điều trị y tế vào tháng 07 năm 2011 và đã qua đời vào ngày 19 tháng 08 năm 2011. Trước khi bà qua đời, các nhân viên Phòng 610 và nhân viên thuộc Phòng An ninh Nội địa vẫn liên tục sách nhiễu và giám sát gia đình và bạn bè của bà. Sức khỏe của chồng bà cũng xấu đi bởi những sự sách nhiễu không thể chịu đựng được. Cuối cùng ông cũng qua đời.

Nhân viên Phòng 610 và Phòng An ninh Nội địa thậm chí cũng đã tới nơi làm việc của con gái và con rể bà Thôi, họ buộc công ty gây sức ép về việc làm và tiền lương với các con bà nếu như bà Thôi từ chối “chuyển hóa”. Cuối cùng cặp vợ chồng này đã phải ly dị.

Bà Thôi Bội Anh

5. Tùy tiện bắt giữ và lạm dụng

Dưới chính sách khủng bố của chế độ Giang Trạch Dân, những kẻ bức hại đã tùy tiện bắt giữ và lạm dụng các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Bà Ngô Tuấn Anh là một nông dân 52 tuổi đã bị đưa vào trại lao động ba năm vào tháng 08 năm 1999. Vào mùa đông, các cai ngục đã xé rách áo len và quần đệm bông của bà và ném xuống sàn nhà. Bà bị buộc phải đứng mà không được mặc quần áo và bị cấm ngủ vào ban đêm. Lính canh và các phạm nhân cùng phòng đã tra tấn bà bằng bất cứ hình thức nào mà họ có thể nghĩ ra được trong đầu. Bà Ngô lại bị đưa vào trại lao động một lần nữa vào ngày 29 tháng 03 năm 2006 và đã chết sau đó ba ngày. Gia đình bà đã yêu cầu điều tra về cái chết của bà, nhưng cuối cùng đã bị ép phải ký vào giấy tờ xác nhận rằng bà chết do những nguyên nhân thông thường.

6. Giết chết

Dưới chính sách khủng bố của ĐCSTQ, những nhân viên trong tù, trại lao động, trung tâm tẩy não đã tiến hành lạm dụng và tra tấn với các học viên Pháp Luân Công. Trong rất nhiều trường hợp đã gây hậu quả tử vong.

Một nhân chứng đã kể lại việc một người nữ học viên Pháp Luân Công 20 tuổi ở Trại lao động Đoàn Hà đã bị giết chết bằng việc liên tục bị bức thực một cách tàn bạo như thế nào. Cô gái đã bị trói trên giường ở tư thế giang cánh đại bàng và vài tù nhân được lệnh ngồi lên ngực, chân và tay của cô. Cô đã bị bức thực bằng hai chậu nước muối. Bụng cô đã bị trương phồng lên.

Lính canh đã ra lệnh cho các phạm nhân dựng cô dậy và đẩy cô vào tường. Một phạm nhân đã đá mạnh vào bụng cô đến nỗi nước đã phun ra từ mũi và miệng cô. Ngay sau khi cái bụng trương nước của cô vừa xẹp xuống, chúng lại lặp lại việc bức thực này và lại đá cô. Cô đã bị trói trên giường hai ngày sau đó và đã phải vệ sinh ra quần.

Người nhân chứng đã nhìn thấy cô vài ngày sau đó. Cô đã bị suy sụp tinh thần, khuôn mặt của cô xanh xao và đầy những vết lở loét. Cô thậm chí còn bị tra tấn tàn bạo hơn vào ngày thứ tư và đã chết vào ngày thứ tám. Gia đình cô đã được thông báo rằng cô chết là do bị chảy máu trong vì cô đã tuyệt thực.

Trong số 107 học viên đã chết vì bị bức hại ở Bắc Kinh, 28 người đã chết trong tù do bị tra tấn, 53 người đã bị lạm dụng trong trại giam cho đến gần chết và đã qua đời ở nhà, chiếm 75,7% tổng số các trường hợp tử vong.

7. Bức hại nhiều lần

Tất cả 107 học viên trên đã nhiều lần bị giam giữ tại các trung tâm tẩy não, trung tâm giam giữ, trại lao động, hay nhà tù trước khi qua đời.

Ông Lý Dược Tiến, một học viên Pháp Luân Công ở quận Thạch Cảnh Sơn, đã bị bắt vào trại lao động năm lần trước khi qua đời trong khi đang được tại ngoại để điều trị y tế vào ngày 01 tháng 10 năm 2013. Ông Lý Tân Bằng, một học viên thuộc quận Hải Điến, đã bị giam giữ nhiều lần và bị đưa vào tù hai lần, một lần năm năm, và một lần sáu năm. Ông đã qua đời vào ngày 05 tháng 08 năm 2013, ngay sau khi được ra khỏi tù lần thứ hai.

8. Che dấu tội ác

Những kẻ bức hại đã rất cố gắng để che đậy cuộc bức hại phi pháp và tàn bạo này và đùn đẩy trách nhiệm.

a. Mệnh lệnh bức hại đã được bí mật truyền xuống theo từng cấp, từng cấp. Thông thường những chỉ thị này không có văn bản hay các ghi chép nào.

b. Các màn tra tấn thường được tiến hành ở những nơi bí mật. Một số phiên tẩy não được tiến hành ở những tòa nhà đứng độc lập mà không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào hoặc ở những nơi hẻo lánh. Một vài phiên bức hại đã được tổ chức ở những nơi đi thuê và có thể di chuyển khi cần. Các thiết bị chuyên dụng dùng cho tẩy não thường được cất dấu ở những phòng giam biệt lập do đó có thể che dấu được tội ác.

Ông Bành Tuấn Quang, 55 tuổi đã bị đưa vào Trại lao động Đoàn Hà vào ngày 13 tháng 01 năm 2004. Ông đã bị gửi tới “đội huấn luyện chuyên sâu” vào ngày 22 tháng 01 năm 2004, vì đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Ông được thông báo đã chết vào ngày 26 tháng 01. Không ai biết được ông Bành đã phải trải qua những gì trong ba ngày cuối cùng trong đời, nhưng một người đã nhìn thấy thi thể của ông Bành trước khi hỏa táng đã nói rằng phần đầu và cơ thể ông đã bị thâm tím khủng khiếp, với những vết cắt trên mặt và gãy xương ở tứ chi.

c. Thông tin về những trường hợp tử vong cho thấy rằng có ít nhất bảy học viên Pháp Luân Công đã bị tiêm với những loại thuốc không rõ nguồn gốc, hay bị bắt phải ăn thuốc.

Bà Vương Á Thanh, một học viên Pháp Luân Công 46 tuổi ở huyện Mật Vân, đã bị các cảnh sát địa phương bắt cóc vào tháng 08 năm 2006. Bà đã bị đưa tới bệnh viện trại lao động. Bác sĩ đã hút một ít chất dịch trong bụng bà và tiêm cho bà một số thuốc không rõ nguồn gốc. Bà đã bị choáng váng sau khi tiêm và phải nằm xuống. Bà sau đó đã được trả về nhà, nhưng từ đó sức khỏe của bà bắt đầu xuống dốc. Thị lực của bà bị mờ và trí nhớ suy giảm. Người bà bị sưng tấy khắp nơi và cuối cùng đã qua đời trong đau đớn.

Ông Lý Thủ Cường, một học viên 37 tuổi bị cầm tù tại Trung tâm giam giữ Xương Bình vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào ngày 08 tháng 03 năm 2000. Vào ngày 18 tháng 03, gia đình được thông báo tới đón ông về. Trên đường về nhà, người nhà ông Lý phát hiện thấy ông không thể nói chuyện một cách rõ ràng được.

Ông nói với mọi người một cách ngắt quãng: “Họ (cảnh sát) đưa cho tôi thuốc. Nó được hòa vào nước uống. Họ nói trong vòng hai ngày nữa, tôi sẽ chết. Họ muốn mọi người tới đón tôi về, để tôi chết ở nhà… tôi không nên về nhà. Tôi nên chết ở đó.” Ông Lý có biểu hiện ngây dại và không thể suy nghĩ một cách rành mạch. Ông từ chối ăn uống và đã chết vào ngày 20 tháng 03 sau khi bị ngã xuống từ ban công.

Sau khi các học viên bị chết trong cuộc bức hại, các cơ quan chức năng đã cố che đậy tội ác, đe dọa nhân chứng không được nói cho ai biết, và cho rằng gia đình nạn nhân bịa đặt câu chuyện. Thi thể của một số học viên đã bị hỏa táng một cách bí mật mà không hề được khám nghiệm và gia đình họ bị yêu cầu nói càng ít càng tốt về đám tang.

(Hết)

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/27/368.html

Đăng ngày 08-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share