[MINH HUỆ 01-01-2015]
Mục lục
Mở đầu
1. Thiệp chúc mừng và những lời chúc từ Trung Quốc
Mở đầu
Một năm nữa đã trôi qua. Nhìn lại năm 2014, chúng ta có thể ngạc nhiên với diễn tiến của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc suốt 15 năm qua.
Sau đây xin điểm qua vài số liệu: Trong các thống kê công bố trên Minh Huệ, đã có hơn 500 luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại 26 tỉnh; Hàng nghìn người dân ký tên bằng dấu vân tay ủng hộ các học viên ở các khu vực gồm Bắc Kinh, Hà Bắc, Hà Nam, Thiên Tân, Sơn Đông, Cát Lâm, và Hồ Nam. Phong trào thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn đạt cao trào hơn với: 189 triệu người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó tính đến cuối năm ngoái.
Tất cả những thực tế trên đây cho thấy một xu hướng: cuộc bức hại này, một cuộc bức hại nhắm vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, đang dần thất thế. Trong khi đó ngày càng có thêm nhiều người nhận ra sự thực đằng sau những tuyên truyền của ĐCSTQ và rút khỏi cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Sớm hay muộn thì mọi dối trá cũng sẽ lộ diện, và lịch sử thuộc về những người đi theo tiếng gọi của lương tâm mình.
1. Thiệp chúc mừng và những lời chúc từ Trung Quốc
Từ những ngày đầu của cuộc bức hại, nhiều người đã bị lừa dối bởi chiến dịch tuyên truyền thù hận của ĐCSTQ. Với thái độ thù địch với các học viên Pháp Luân Công, nhiều người trong số đó vẫn giữ trạng thái vô cảm với cuộc bức hại tàn khốc này.
Khi các học viên nỗ lực giảng chân tướng về Pháp Luân Công, nhiều người bắt đầu thắc mắc về những tuyên truyền của ĐCSTQ và dễ tiếp nhận sự thực về cuộc bức hại hơn. Vì thế họ bắt đầu ủng hộ các học viên và phản đối cuộc bức hại bằng nhiều cách.
Có thể nhận thấy điều này từ những tấm thiệp chúc mừng vào những ngày lễ truyền thống Trung Hoa như dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, và Hội Hoa đăng. Hàng ngàn tấm thiệp chúc mừng với những bức họa hoặc ảnh đẹp và thơ được tải lên trang Minh Huệ hàng năm.
Những tấm thiệp của cả học viên và người thường từ mọi giai tầng xã hội bày tỏ lời chúc và lòng biết ơn chân thành của họ tới Pháp Luân Công và nhà sáng lập, Sư phụ Lý Hồng Chí. Có thể những tấm thiệp này không có ý nghĩa gì nhiều ở thế giới tự do nhưng đó là những gửi gắm chân thành và những lời nồng ấm từ một miền đất nơi tiếng nói độc lập bị bóp nghẹt.
Dưới đây là một số lời chúc đăng trên Minh Huệ nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2014, một dịp kỷ niệm được tổ chức vào ngày 13 tháng0 5 hàng năm. Các tấm thiệp được gửi tới từ các viên chức trong chính phủ, doanh nhân, công chức, quân nhân (gồm cả cán bộ đã về hưu và đang phục vụ trong quân đội), cán bộ tư pháp, cán bộ thực thi pháp luật, giảng viên đại học, luật sư và giới truyền thông.
Đó là những người không tu luyện Pháp Luân Công. Bằng những tấm hình đẹp và những từ ngữ cảm động, họ chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí và chúc toàn thể các học viên những điều tốt lành.
Trong đó có một vị lão niên ở độ tuổi 90 ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Là một quan chức lâu năm của ĐCSTQ, trước khi về hưu, ông kịch liệt phản đối người nhà tu luyện Pháp Luân Công. Nhưng sau khi nghe chân tướng, ông không những thoái đảng mà còn vô cùng tôn kính Sư phụ Lý Hồng Chí và gửi thiệp chúc mừng để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp.
Qua những người thân tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhiều người hiểu ra những tác dụng tích cực mà Pháp Luân Công đem lại cho xã hội. Trong đó một người ở huyện Ninh Dương, tỉnh Sơn Đông viết: “Thưa Ngài Lý: hơn mười năm trước, chúng tôi đã chứng kiến phẩm chất cao thượng của các học viên. Điều đó giúp ích cho chúng tôi rất nhiều và khiến chúng tôi thấy may mắn được là người thân của họ.”
Một chuyên gia pháp lý tại tỉnh Sơn Đông viết rằng trong thế giới trần tục này, phẩm hạnh không còn được coi trọng nữa, “chính Sư phụ Lý từ bi đã giảng ra các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn giúp con người lấy lại lương tâm”.
Một người từ Phụ Khang, tỉnh Tân Cương viết: “Chế độ độc tài của ĐCSTQ gây ra tình trạng băng hoại đạo đức ở Trung Quốc đại lục, “chỉ có Pháp Luân Công và các học viên mới đem lại hy vọng cho tương lai”.
Một chủ doanh nghiệp tán đồng: “Qua các học viên, chúng tôi được chứng kiến sự kỳ diệu và thần thánh của Pháp Luân Công, nó mở ra ánh sáng cho tương lai của nhân loại. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi đều thoái Đảng.”
Rất nhiều người trong số họ nhấn mạnh về những tác hại mà cuộc bức hại gây ra. Một viên chức làm việc ở huyện Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông viết: cuộc bức hại Pháp Luân Công lôi kéo rất nhiều người chống lại những người vô tội. “Bằng việc phá hoại các giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống Trung Hoa, cuộc đàn áp đã gây ra thảm họa không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới.”
Một viên chức quân đội ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô nhận định rằng ĐCSTQ gây ra bao tai hại cho Trung Quốc từ ngày thành lập. Ông kêu gọi những người có lương tâm hãy phơi bày tà đảng để Trung Quốc lấy lại chính nghĩa và khí chất của mình.
Một nhân viên đường sắt viết rằng con người đã thức tỉnh sau khi hiểu ra những món nợ máu mà ĐCSTQ đã chuốc lấy, và rằng “ĐCSTQ chắc chắn sẽ giải thể, đó là con đường duy nhất hướng tới tương lai.”
Thông qua lịch sử cận đại, nhiều người cũng hiểu rõ hơn về bản chất của ĐCSTQ. Một nhóm cảnh sát đã về hưu viết: “Sau khi đọc Chín Bài Bình luận về Đảng Cộng sản (Cửu Bình), chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi đã bị đánh lừa bởi những dối trá của ĐCSTQ. Giờ chúng tôi đã thức tỉnh từ cơn mê và hiểu ra rằng Pháp Luân Công đang gây dựng nền tảng cho tương lai.”
Một quân nhân viết: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã châm ngòi cho sự phẫn nộ và phản đối ở cả Trung Quốc lẫn xã hội quốc tế. Người ta biết đâu là đúng, đâu là sai nên giờ họ đã chú ý hơn đến lời kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. ĐCSTQ sẽ không còn trụ được lâu đâu.”
Một số giảng viên tại Đại học Khúc Phụ ở tỉnh Sơn Đông nói họ đã bị lừa gạt bởi tuyên truyền của ĐCSTQ và đã hiểu lầm Pháp Luân Công. “Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chúng tôi mà còn gây hại cho toàn Trung Quốc. May sao các học viên Pháp Luân Công đã nói cho chúng tôi, giúp chúng tôi dần hiểu ra sự thực. Giờ chúng tôi có thể nhìn rõ thủ đoạn của chính quyền Giang Trạch Dân và đã quyết định thoái khỏi ĐCSTQ.”
Bên cạnh việc rút khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, nhiều người còn nói về Pháp Luân Công và tội ác của ĐCSTQ. Một viên chức về hưu của Tập đoàn Sắt Thép Sơn Đông viết: “Đối với những người vẫn bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền thù hận, chúng tôi sẽ nói cho họ bản chất của Đảng để họ không bị nhấn chìm theo nó.” Vị viên chức này tỏ lòng biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.
Một số quân nhân đã xuất ngũ hoặc tham gia các ngành nghề khác để không phải đứng ngoài cuộc. Một người viết: “ĐCSTQ đã gây ra thảm họa cho người dân ở cả trong và ngoài Trung Quốc. Chúng tôi sẽ phơi bày thực tế này cho nhiều người khác để sự thực được truyền rộng hơn nữa.”
Chủ tịch một công ty tại Bắc Đái Hà, tỉnh Hà Bắc viết rằng các nhân viên của ông được Pháp Luân Công ban phúc khi họ biết chân tướng và chọn ủng hộ cho chính nghĩa. Ông nói thêm: “Chúng tôi trở nên cởi mở và khoan dung hơn với nhau, và giờ không khí nơi làm việc được cải thiện hơn nhiều.”
Toàn thể nhân viên một công ty thép tư nhân chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp: “Chúng tôi rất biết ơn những gì Sư phụ Lý đã đem lại cho thế giới này và hy vọng tất cả mọi người có thể biết chân tướng.”
Một nhà nghiên cứu hải dương học viết: “Chính nghĩa sẽ chiến thắng, mọi người sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.” Ông nói ông rất biết ơn Pháp Luân Công và hy vọng Sư phụ Lý sẽ sớm trở về Trung Quốc.
Một nhân viên của một tờ báo ở tỉnh Sơn Đông viết về Ngày Pháp Luân Đại Pháp: “Đây là thời khắc quan trọng, chúng tôi, gia đình và bạn bè chúng tôi đều muốn tỏ lòng biết ơn tới Sư phụ Lý.”
Một số tấm thiệp chọn lọc được công bố trên Minh Huệ nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp 2014
2. Tu luyện Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã lan tới gần như mọi ngõ ngách trong xã hội Trung Quốc, song hầu như không ai thắc mắc về tính hợp pháp của nó vì cuộc đàn áp này là do Trung Cộng chỉ huy. Gần đây, một luật sư tại Trung Quốc gửi thư cho Minh Huệ nhấn mạnh rằng không có điều luật nào của Trung Quốc chính thức cấm Pháp Luân Công; ngược lại Hiến pháp Trung Quốc cho phép tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.
Theo luật sư này, nhiều người đã tham gia vào cuộc bức hại chính là vi phạm Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự của Trung Quốc. Hơn hết, các học viên không phạm tội vì theo đuổi tín ngưỡng của mình hay nói với những người khác về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.
Đó là lý do tại sao ông Tạ Yến Ích, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, từng nói với các cán bộ thực thi pháp luật về việc họ tham gia vào cuộc bức hại: “Có thể hôm nay các vị không bị truy tố nhưng không có nghĩa là các vị sẽ không bị truy tố trong tương lai.”
Ông Tạ không phải là trường hợp duy nhất. Theo thông tin công bố trên Minh Huệ trong nửa đầu năm 2014, trong số 312 vụ xét xử các học viên Pháp Luân Công, có 147 vụ (chiếm 47%) được luật sư biện hộ là vô tội. Các vụ này liên quan đến 320 học viên và 345 luật sư trên 26 tỉnh thành ở Trung Quốc. Dưới đây là một số trường hợp điển hình.
Khi Mao Hongwei, một luật sư bào chữa từ tỉnh Quảng Đông, bào chữa cho bà Zheng Shuyun, một học viên ở tỉnh Liêu Ninh, ông nhấn mạnh rằng bà Zheng theo tín ngưỡng Pháp Luân Công nên được quyền sở hữu sách và các tài liệu Pháp Luân Công. Khi công tố viên đề cập đến việc bà Zheng từng bị giam giữ tại một trại lao động, ông Mao bác bỏ rằng vì khi đó thời hạn giam giữ chưa được quyết định bằng các thủ tục pháp lý và bà Zheng còn bị tra tấn ở đó, rằng việc giam giữ đó “là vi phạm Hiến pháp và Luật pháp của Trung Quốc”.
Việc các tội trạng áp đặt cho các học viên không dựa trên cơ sở pháp lý nào trở nên rõ ràng hơn khi luật sư đưa ra bằng chứng. Chẳng hạn, khi các quan chức ở Nội Mông Cổ xét xử ông Song Bingfu và vợ ông là bà Zhang Ping vì đã phân phát đĩa DVD Thần Vận, luật sư bào chữa yêu cầu bật đĩa DVD mà công tố viên đưa ra làm bằng chứng. Khi xem màn biểu diễn múa cổ điển thể hiện văn hóa truyền thống Trung Hoa, thẩm phán và công tố viên không nói được gì nữa.
Tương tự, khi cô Luo Jianrong, một học viên, bị xét xử ở tỉnh Giang Tây vào ngày 17 tháng 01 năm 2014, phiên bào chữa hai giờ đồng hồ của luật sư của cô Luo đã giành được tràng pháo tay và những tiếng reo vui của người tham dự. Chủ tọa phiên tòa và công tố viên không bác bỏ được gì và trông rất yếu thế.
Sau những phiên bào chữa đó, các cán bộ tòa án đôi khi còn tỏ ra ủng hộ các học viên mặc dù họ là người ra lệnh giam giữ các học viên Pháp Luân Công bất chấp pháp luật. Chẳng hạn, sau khi ông Song Zhenhai ở tỉnh Hà Bắc bị tù tới ba năm vì phân phát đĩa DVD Thần Vân, luật sư của ông nhắc lại quyền tự do tín ngưỡng và việc thiếu cơ sở pháp lý của cuộc bức hại. Một phiên phúc thẩm đã phủ định phán quyết của tòa án và yêu cầu một phiên xét xử mới.
Các luật sư bào chữa do nhà nước chỉ định thay đổi thái độ từ đồng lõa với cuộc bức hại sang biện hộ vô tội cho các học viên khi họ biết điều gì đang thực sự diễn ra. Khi cô Gao Sujuan, ông Tang Chao và năm học viên khác ở tỉnh Liêu Ninh bị đưa ra xét xử hồi tháng 09 năm 2014, luật sư do tòa án chỉ định của ông Tang ban đầu biện hộ là có tội. Hai luật sư của cô Guo – do gia đình cô thuê – khẳng định rằng cô không vi phạm luật bằng cách trích dẫn hiến pháp, luật hình sự và các công ước quốc tế. Lúc đó luật sư của ông Tang chuyển sang biện hộ cho thân chủ của mình thành vô tội và nói rõ rằng “theo luật, hành động của ông Tang không cấu thành tội phạm. Ông ấy vô tội!”
3. Cuộc bức hại đang đi đến hồi kết
Vì cuộc bức hại Pháp Luân Công nằm ngoài hiến pháp và đi ngược lại ý chí của người dân, nó thường vướng phải các vấn đề và ĐCSTQ liên tục tìm phương cách mới để tăng cường bức hại. Nhưng như người xưa vẫn nói: cái thiện sẽ luôn chiến thắng.
Bốn luật sư xuất sắc gồm ông Giang Thiên Dũng, Trương Tuấn Kiệt, Vương Thành và Đường Cát Điền bị bắt vào ngày 21 tháng 03 cùng với bảy học viên Pháp Luân Công khi họ đang chuẩn bị bào chữa cho các học viên bị giam giữ tại Trung tâm Tẩy não Thanh Long Sơn. Ít nhất ba trong số bảy học viên đã lâm vào tình trạng nguy kịch do bị ngược đãi. Bốn luật sư bị đánh đập trong thời gian bị giam, trong đó luật sư Trương Tuấn Kiệt được thả vào ngày 27 tháng 03 và bị gẫy ba xương sườn.
Khi một nhóm công dân Trung Quốc quan tâm đến vụ việc này phản đổi bằng một cuộc biểu tình tuyệt thực và thắp nến suốt đêm bên ngoài trại tạm giam Thất Tinh, đã có tổng cộng 23 người, trong đó có thêm 3 luật sư khác, bị bắt giữ vào ngày 29 tháng 03 năm 2014. 60 luật sư Trung Quốc từ các nơi bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Tứ Xuyên, Hà Nam, Hà Bắc, Quảng Đông, Sơn Đông, và tỉnh Vân Nam cùng ký tên vào một lá đơn phản đối [việc bắt giữ này].
Sự kiện này đã thu hút sự chú ý rộng rãi từ Tổ chức Ân xá Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đến nhiều tổ chức chính phủ khác. Tuy nhiên, các viên chức vẫn tiếp tục đe dọa các luật sư. Ngay cả sau khi phiên xét xử bắt đầu vào tháng 12 năm 2014, các viên chức vẫn tìm nhiều cách để cản trở các luật sư như thường xuyên thay đổi ngày xử án, giam giữ, thu hồi giấy phép bào chữa, và yêu cầu người nhà các thân chủ thay những luật sư này bằng luật sư do nhà nước chỉ định.
Một trường hợp khác đi ngược lại luật pháp là khi ông Hứa Hiển Đạt và bà Hoàng Hiểu Hà, hai vợ chồng ở tỉnh Hắc Long Giang bị xét xử vào tháng 09 năm 2014, các viên chức tòa án không chỉ không cho gia đình tham dự phiên tòa mà còn đuổi luật sư ra khỏi phòng xử án.
Khi Feng Xiumei, một học viên bị xét xử vào tháng 11 năm 2014 ở tỉnh Liêu Ninh, các viên chức tòa án đã ngăn không cho luật sư tiếp cận với hồ sơ vụ án hay gặp bà Feng, và còn kéo luật sư ra khỏi phòng xử án một cách thô bạo giữa phiên xét xử.
Cô Khổng Hồng Vân, một chuyên gia y khoa ở tỉnh Hà Bắc, từng có một phòng khám riêng, đã bị ép phải bỏ nghề và bị bắt giữ nhiều lần. Cuối cùng, các viên chức tòa án còn hoãn phiên xét xử cô tới ba lần do thiếu bằng chứng và đã tổ chức phiên xét xử trong phòng tập thể dục tại trại tạm giam.
Khác với việc tung ra công chúng những tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, các viên chức tòa án lại giữ bí mật các phiên xét xử, ngay cả với gia đình của bị cáo. Khi Tòa án thành phố Lô Châu ở tỉnh Tứ Xuyên xử hai học viên vào tháng 11 năm 2014, các viên chức tòa án lên kế hoạch xét xử trong một trại tạm giam, thiết lập ba trạm kiểm soát bên ngoài và huy động gần 100 cán bộ chính quyền địa phương ngăn không người nhà và người ngoài vào dự phiên xét xử.
Trong vài trường hợp, các luật sư thậm chí còn bị tấn công. Sau khi phiên xét xử bà Gu Zucui, một học viên ở Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, kết thúc vào ngày 12 tháng 11 năm 2014, ngay khi luật sư của bà rời phòng xử án, vị luật sư này đã bị các nhà chức trách chính quyền và nhân viên Phòng 610 bao vây. Khi những người này lăng mạ và chửi rủa luật sư, một người trong số họ còn giật và giẫm nát kính của ông. Họ hò reo khi vị luật sư bỏ đi mà không phản ứng một lời. Một người trong những kẻ tấn công này nói: “Nếu hắn nói lại, chúng ta sẽ đánh hắn cho đến khi hắn không dám quay lại Pengzhou nữa.”
Ở tỉnh Cát Lâm, có một nhóm học viên bị giam giữ phi pháp gần 14 tháng. Mặc dù phiên xét xử đã được ấn định vào tháng 12 năm 2014, song các viên chức từ các cơ quan khác nhau đã dùng nhiều cách để cản trở các luật sư bào chữa của họ:
1) Các viên chức tòa án từ chối phê duyệt giấy phép bào chữa của các luật sư và không cho họ tiếp cận với hồ sơ vụ án.
2) Công tố viên liên tục ngăn cản các học viên và gia đình thuê luật sư và đổi lại, họ đề nghị sẽ áp dụng mức phí [tiến hành phiên xét xử] thấp hơn.
3) Các viên chức của trại tạm giam yêu cầu một học viên bị tạm giam không dùng luật sư đến từ thành phố khác và còn đe dọa: “Chúng tôi có chỉ tiêu phải xử năm án tử hình mỗi năm ở trại giam này đấy.”
4) Khi luật sư bào chữa tới bộ phận giám sát của trại giam này và chỉ ra rằng thời hạn giam giữ dài như vậy là bất hợp pháp thì một cán bộ nói: “Chúng tôi biết là đã quá thời hạn giam giữ nhưng chúng tôi cũng chẳng làm gì được.”
Lão Tử, một nhà hiền triết thời Trung Hoa cổ đại và nhà viết kịch Hy Lạp Euripides đều từng nói: “Trời muốn diệt ai thì kẻ đó ban đầu sẽ làm loạn”. Điều này có thể đúng với cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, vì những kẻ tham gia vào cuộc bức hại cũng đang chọn con đường ấy.
(Còn nữa)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/5/302784.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/8/147890.html
Đăng ngày 07-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.