Bài viết của Yi Yan
[MINH HUỆ 25-09-2014] Có một câu nói được lưu truyền ở Trung Quốc là: “Kẻ cướp thời xưa ẩn trong núi sâu; kẻ cướp ngày nay ở Trung Quốc chính là công an”.
Thời xưa, những kẻ cướp đường cướp của những người lái buôn và dân thường, lấy của những người yếu thế hơn họ vì họ có khả năng làm vậy. Ngày nay, một câu chuyện tương tự đang diễn ra, ngoại trừ việc những tên cướp là những cảnh sát mặc thường phục và sử dụng quyền thế của họ một cách kín kẽ hơn. Tuy nhiên, có một điều không thay đổi: lòng tham đã xô đẩy những người này.
Cục trưởng: “Công an không thể mất tiền”
Một người bạn của tôi đã nói chuyện với một phó đồn cảnh sát địa phương về một nhóm lừa đảo ở địa phương mà giả vờ bị đâm xe và sau đó tống tiền người lái xe.
Người phó đồn nói: “Những kẻ đó thường là những kẻ nghiện ma túy và không có tiền. Nếu chúng tôi bắt họ, chúng tôi sẽ phải bỏ tiền ra để đưa họ đến các trung tâm cải tạo. Hơn nữa, họ không sợ chết và làm những việc điên rồ như ăn thủy tinh hay những vật nguy hiểm khác. Khi đó chúng tôi lại phải thanh toán các hóa đơn y tế để chăm sóc cấp cứu họ. Công an sau đó sẽ mất thêm tiền. Vì thế, chúng tôi mặc kệ họ”.
Giám đốc Sở cảnh sát: “Tống tiền là cách duy nhất để tồn tại”
Một giám đốc sở cảnh sát gần đây đã nói với tôi: “Khi sở cảnh sát đưa người đến các trại tạm giam, họ phải trả tiền cho những cơ sở đó. Vì thế nếu một sở cảnh sát muốn hòa được vốn, họ phải thu tiền từ những người bị bắt. Vì thế chúng tôi phải xét việc bắt người theo phương diện đó. Cảnh sát không muốn bắt những tên trộm vặt, vì chúng không có tiền”.
“Đây không phải là một công việc bình thường”, ông này nói thêm: “Tống tiền là cách duy nhất để tồn tại khi chúng tôi có một ngân sách hạn hẹp như vậy. Tôi phải thu ‘phí bảo vệ’ từ những doanh nghiệp lớn trong quận của tôi”.
Người ta có thể hỏi: “Tại sao các sở cảnh sát Trung Quốc lại trông đợi có thể hoạt động với ngân sách ít ỏi như vậy?”. Chẳng phải chúng ta đều biết rằng ngân sách cho an ninh nội địa của Trung Quốc đã vượt quá ngân sách quốc phòng trong bốn năm liên tiếp hay sao? Câu trả lời thật đơn giản- tham nhũng tại mỗi tầng quan liêu đã chiếm mất ngân quỹ đó, vì thế những người ở cấp thấp nhất đang phải viện đến phương thức tống tiền.
Cảnh sát: “Cậu có muốn lấy một cái ổ USB không?”
Một số cảnh sát địa phương đã đột nhập vào nhà của một học viên Pháp Luân Công trong vùng của tôi. Họ lấy đi máy tính, máy in, ổ USB, và các thiết bị điện tử khác. Một cảnh sát sáng mắt lên khi nhìn thấy giấy in: “Tuyệt! Sao ông không lấy nhiều thêm? Chúng tôi có thể dùng một số ở sở cảnh sát”. Anh ta ngang nhiên bỏ các món đồ khác vào túi khi đang nói với người học viên.
Tại sở, người cảnh sát gọi điện thoại cho bạn anh ta trong khi người học viên vẫn ở gần đó: “Này, anh bạn. Tôi có một số ổ USB. Cậu có muốn lấy một cái không?”
Dòng tiền lưu chuyển
Cùng với việc ĐCSTQ cho phép các cơ quan công an nội địa tự do tiến hành đàn áp Pháp Luân Công, các cán bộ cũng không kiêng nể chút nào. Không gì là họ không động tới hay không đáng để họ chú ý, từ nhà cửa và xe hơi, đến văn phòng phẩm và gia cầm.
Khi bộ phận an ninh nội địa đột nhập vào nhà bà Zhang Xiaoming ở huyện Cam Cốc, tỉnh Cam Túc, cảnh sát đã cướp đi 110 nhân dân tệ từ trong túi của bà và tất cả trứng trong chuồng gà.
Trước khi các trại lao động bị đóng cửa, họ đã trả tiền cho mỗi người mà sở cảnh sát chuyển sang chỗ họ như một nguồn lao động miễn phí.
Nếu trại lao động không có đủ tù nhân để thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng, họ sẽ gọi đến cơ quan an ninh nội địa: “Hãy bắt thêm một số học viên Pháp Luân Công cho chúng tôi”.
Một học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Bắc Kinh đã nhớ lại trải nghiệm sau:
Cô đã bị chính quyền kết án hai năm tù ở một trại lao động vào tháng 03 năm 2009. Cô đã bị “bán” với giá 2000 nhân dân tệ cho Trại lao động nữ ở tỉnh Hà Bắc.
Ở đó cô bị buộc phải đóng gói tã giấy và băng vệ sinh ít nhất 10 tiếng một ngày, có thời điểm lên đến 15 tiếng một ngày.
Cô đã nghe được cảnh sát trại giam nói rằng “mới nhận được 200 nghìn nhân dân tệ” khi có 12 học viên Pháp Luân Công khác bị đưa vào chính trại lao động này.
Khi một cô bé 13 tuổi bị đưa đến trại, giám đốc cấu vào tay chân em. Ông ta kết luận một cách nhẫn tâm: “Được. Con bé có thể làm việc. Chúng ta sẽ giữ nó lại!”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/25/298127.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/6/147182.html
Đăng ngày 06-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.