Bài viết của Tha Sơn

[MINH HUỆ 03-12-2014] Ở bất cứ một đất nước dân chủ nào, khả năng phán quyết độc lập là giá trị căn bản cho phép thẩm phán bảo vệ quyền cá nhân, ngay cả đối với trường hợp kháng nghị thông thường. Tuy nhiên, ở Trung Quốc – một quốc gia do Đảng Cộng sản thống trị – hệ thống tư pháp đã trở thành công cụ mới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì chế độ độc tài và đàn áp người dân, đặc biệt là cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Theo luật của chính quyền Trung Cộng, cũng chưa từng có căn cứ nào cho cuộc bức hại Pháp Luân Công. Pháp Luân Công chỉ đơn giản là vấn đề tự do tín ngưỡng cá nhân.

Mặc dù cuộc đàn áp Pháp Luân Công là phi pháp, nhưng nhiều thẩm phán vẫn tuân thủ chính sách bức hại của Trung Cộng và bất chấp thủ đoạn hòng đẩy các học viên không vi phạm pháp luật này vào tù.

Trong vụ án nhân quyền ở Hắc Long Giang mà hồi đầu năm nay đã trở thành điểm nóng của giới báo chí trên thế giới, thẩm phán chủ tọa Vương Thắng Tuấn công khai thừa nhận kiểu xét xử “mặc định” rằng ông chẳng có gì để nói về hệ quả pháp lý vì mọi thứ đã được Phòng 610 định đoạt sẵn rồi. Phòng 610 là một cánh tay pháp lý của ĐCSTQ được lập ra cho mục đích duy nhất là đàn áp Pháp Luân Công.

Dưới đây là một vài vụ án khác chứng tỏ các thẩm phán Trung Quốc trắng trợn vi phạm luật trong các phiên xét xử học viên Pháp Luân Công.

Tòa án Phúc thẩm lật quyết định của Tòa án Sơ thẩm nhưng lại luận tội khác cho học viên Pháp Luân Công

Bà Hùng Thu Linh, một học viên, đã bị Tòa án Lỗi Dương, tỉnh Hồ Nam kết án ba năm tù vì tội “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật“, một cáo buộc điển hình được sử dụng để áp tội cho các học viên Pháp Luân Công.

Khi nhận đơn kháng cáo của bà Hùng, Thẩm phán Khuông Tinh Tử và Phó Thẩm phán Trần Hồng thuộc Tòa án Phúc thẩm Thành phố Hành Dương đã thẩm vấn bà Hùng. Thay vì đặt các câu hỏi về bà Hùng, họ đã hỏi những câu hỏi về một học viên khác là bà Hoàng Đóa Hồng đã bị bắt khi đang ở nhà bà Hùng.

Tòa án Phúc thẩm đã bác bỏ tất cả tội trạng mà Tòa án sơ thẩm đã kết luận cho bà Hùng, song vẫn giữ nguyên mức án tù ba năm và kết tội danh khác là “tội chứa chấp” vì đã cho bà Hoàng Đóa Hồng lưu trú ở nhà mình.

“Tội chứa chấp” của bà Hùng sau đó đã được Tòa án Phúc thẩm dùng để chứng minh bà Hoàng là tội phạm.

Việc lạm dụng luật pháp trắng trợn đã trở thành một trò đùa trong hệ thống tòa án. Một thẩm phán nhận định: “Sếp của tôi không hiểu luật.”

Tòa án khu Minh Sơn chặn họng các bào chữa của luật sư, chia một vụ thành 12 vụ riêng biệt để xử các học viên

12 học viên Pháp Luân Công bị bắt tại thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh hồi tháng 04 năm 2013. Do thiếu bằng chứng, chính quyền phải mất ba phiên tòa mới đưa được vụ án ra xét xử.

Trong phiên tòa đầu tiên đối với 12 học viên hồi tháng 06 năm 2014, các luật sư bào chữa được yêu cầu phải kiểm tra an toàn, mặc dù theo luật, luật sư bào chữa được miễn thủ tục này. Trong khi đó, thẩm phán lại gây áp lực với các học viên: “Nếu các vị rút quyền bào chữa của các luật sư này, tòa án sẽ trả chi phí và thuê luật sư bào chữa giỏi nhất cho các vị.”

Phiên tòa sau đó đã chia vụ án này thành 12 vụ án riêng biệt để xử từng học viên một. Một trong số họ đã chết vì bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn trong thời gian chờ xét xử.

Bà Vương Tú Liên, một học viên, bị bắt khi đến thăm chị của mình. Bà bị luận tội “phá hoại việc thực thi pháp luật”. Trần Kiến Cương, luật sư của bà, nói: “Đây là một trò đùa. Làm sao một phụ nữ 60 tuổi cụt một chân lại có thể nguy hiểm tới xã hội?”

Các luật sư còn thể hiện sự coi thường đối với các kết luận của Tòa án khu Minh Sơn. Luật sư Lận Kỳ Lỗi cho biết: “Tòa án đó từ chối làm việc với các luật sư bào chữa tới cả năm rưỡi nay. Đó rõ ràng là một biểu hiện bất chấp luật pháp.”

Tòa án khu Minh Sơn đã khước từ quyền bảo lãnh cho thân chủ của luật sư Lận và từ chối đưa ra lời giải thích.

Quá ngạc nhiên với những gì diễn ra tại tòa án, luật sư Thạch Vĩnh Thắng nói “Chẳng phải họ đang chơi đùa với luật pháp sao? Ai mới đang phá hoại luật pháp? Chẳng phải chính là tòa án chứ không phải bị cáo và luật sư bào chữa sao?”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/17/300358.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/3/147140.html

Đăng ngày 19-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share