Bài viết của Hoàng Vũ Sinh, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 06-08-2014] Ngày 03 tháng 08, năm 2014, các học viên Pháp Luân Công Đài Loan đã tổ chức một buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tại thành phố Đài Trung. Họ cùng nhau học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp và chia sẻ kinh nghiệm trong việc giảng thanh chân tướng về cuộc đàn áp cho người dân ở Trung Quốc Đại lục. Họ hy vọng sẽ có nhiều người hơn ở Trung Quốc hiểu rằng cuộc đàn áp là phi pháp và tàn bạo, và cùng bước ra ngăn chặn nó.

54312889c249cfa83a9306675746341f.jpg

Các học viên chia sẻ kinh nghiệm giảng chân tướng về cuộc đàn áp ở Trung Quốc.

Các học viên đã trao đổi với nhau về cách thức họ giảng chân tướng cho du khách đến từ Trung Quốc ở các điểm du lịch. Nhiều người còn sử dụng điện thoại và các chương trình trò chuyện trực tuyến để nói chuyện với người dân Trung Quốc.

Du khách Trung Quốc: Người Trung Quốc tự hào về Pháp Luân Công!

Phương Như cùng gia đình tới Hồ Nhật Nguyệt để giảng chân tướng cho các du khách Trung Quốc. Một ngày nọ, khi một du khách hỏi có phải cô được trả tiền để tới đây, Phương Như trả lời rằng cô và gia đình đều làm việc này một cách tự nguyện. Cô kể với người đàn ông đó rằng cô đã từng bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bác sĩ đã nói với cô rằng cô sẽ phải điều trị y tế trong suốt phần đời còn lại. Thế nhưng bệnh của cô đã biến mất sau khi cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.

“Tôi sẽ không đứng ở đây bây giờ nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Công. Nếu tôi không lên tiếng cho Pháp Luân Công khi nó đang bị bức hại thì làm sao tôi có thể đối diện với chính mình đây?” Phương Như nói với người đàn ông.

Trong khi cô nói, một nhóm du khách Trung Quốc cũng đứng cạnh lắng nghe, và tất cả họ đều đồng ý thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.

Vào một ngày khác, Phương Như tới Hồ Nhật Nguyệt để trưng bày các biểu ngữ và phân phát tờ rơi giảng chân tướng. Từ xa, một người đàn ông Trung Quốc hét lớn: “Người dân Trung Quốc tự hào về Pháp Luân Công!” Cô hiểu rằng người đó đã biết rõ chân tướng.

Một thanh niên đã hỏi con của Phương Như liệu cậu bé có được trả tiền để làm việc này không, đứa trẻ nói: “Không, cháu là tình nguyện viên.” Người thanh niên đề nghị cầm giúp biểu ngữ, đứa trẻ liền đưa cho anh. Anh đã giữ tấm biểu ngữ cho đến khi gia đình anh bước lên xe buýt và anh phải rời đi cùng họ.

Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc: Chúng tôi cảm kích trước những nỗ lực kiên trì giải cứu của các học viên hải ngoại

Bà Trịnh, 67 tuổi, sinh ra ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Trước đây, cuộc sống của bà rất khó khăn và bà còn bị mắc một số bệnh nan y. Hệ quả là bà hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống. Vào năm 1998, một đồng nghiệp đã giới thiệu với bà về Pháp Luân Công, và chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, các chứng bệnh của bà đã biến mất.

10 năm trước, bà kết hôn với một người Đài Loan. Từ đó, bà được sống trong một môi trường tự do tín ngưỡng mà không bị khủng bố. Bà cũng nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc giải cứu các đồng tu khác ở Trung Quốc [Đại lục].

Kể từ đó, bà thường xuyên tới một điểm du lịch ở thành phố Đài Nam để giảng chân tướng. Bà nói rằng khi bà có tâm từ bi, những người khác sẽ ngừng chế giễu bà và bắt đầu im lặng lắng nghe những điều bà chuẩn bị nói. Một số thậm chí còn giơ ngón tay cái lên tỏ ý ủng hộ bà và vẫy tay tạm biệt bà trước khi họ rời đi.

Một lần bà Trịnh trò chuyện với hai chị em đến từ Trung Quốc. Người em cũng là một học viên, và từng ba lần bị cảnh sát bắt giữ và tra tấn. Người chị khóc và nói: “Khi cô ấy được thả, không có chỗ nào trên thân thể cô ấy còn lành lặn.” Người em kể với bà Trịnh rằng: “Nếu không có những nỗ lực giải cứu của các học viên hải ngoại, cháu có lẽ đã chết từ lâu. Hãy giúp cháu gửi lời cảm ơn tới các học viên hải ngoại.”

Tới Hồng Kông để giảng chân tưng cho khách du lịch Trung Quốc

Tú Chân kể rằng mẹ chồng của bà đã 80 tuổi vẫn thường xuyên dành 7 giờ đồng hồ thời gian đi lại vào thứ ba hàng tuần để tới một điểm du lịch ở quận Bình Đông chỉ để nói với du khách đến từ Trung Quốc về Pháp Luân Công.

Tú Chân, giống như nhiều học viên khác, đã sử dụng tiền tiết kiệm được và thời gian nghỉ lễ để tới Hồng Kông giảng chân tướng. Lần đầu tiên cô tới Hồng Kông là vào tháng 09 năm ngoái. Khi đó, cô đã bận rộn không ngừng nghỉ: “Tôi gần như kiệt sức, nhưng cảm thấy thật hạnh phúc. Khi du khách Trung Quốc dựa lưng vào cửa xe buýt và chăm chú đọc tấm biểu ngữ mà tôi đang giơ lên, tôi gần như đã khóc. Họ đã vẫy tay chào tôi khi chiếc xe rời đi.”

“Thật đáng ghê tởm! Tôi quyết sẽ thoái ĐCSTQ”

Bà Khâu trong khi trò chuyện trực tuyến với một người đàn ông Trung Quốc đã đề nghị ông thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó để được an toàn. Ông ấy đã nói với bà Khâu: “Tôi đã già và từ lâu đã muốn thoái ĐCSTQ.” Bà Khâu kể với ông rằng ĐCSTQ đã dàn dựng vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn nhằm vu khống Pháp Luân Công, tạo cớ cho cuộc đàn áp và mổ cướp nội tạng sống từ các học viên bị giam giữ để kiếm lời. Người đàn ông trả lời: “Thật đáng ghê tởm! Tôi quyết sẽ thoái ĐCSTQ. Hãy lấy chữ “Kiên Định” làm hóa danh cho tôi và giúp tôi thoái xuất khỏi ĐCSTQ.”

Tông Huân đã tham gia sản xuất tài liệu để giảng chân tướng trực tuyến. Công việc này đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp tốt. Nhiều lần anh muốn trì hoãn nó để làm những thứ khác, nhưng sau khi mơ một giấc mơ về bản thân mình đang giảng chân tướng cho người dân ở Trung Quốc thông qua mạng Internet, anh đã không còn buông lơi công việc nữa. Tham gia công việc này cũng giúp anh trở nên kiên nhẫn hơn.

Xuất tâm từ bi để cứu độ chúng sinh

Liên Nhân kể rằng trong quá khứ cô là một người thờ ơ và chỉ để ý tới những vấn đề của bản thân. Trong quá trình gọi điện thoại sang Trung Quốc để giảng chân tướng, dần dần cô đã xuất tâm từ bi và trở nên quan tâm tới những người khác. “Nếu tôi thực tâm muốn giúp đỡ người khác, sẽ không vấn đề gì nếu người đó từ chối hay lăng mạ tôi, miễn là cuối cùng người đó được cứu,” Liên Nhân nói.

Tố Hoa đã sử dụng điện thoại thông minh để giảng chân tướng. Cô thường đi lại bằng xe buýt và để ý rằng đa số mỗi người đều có một chiếc điện thoại thông minh và sử dụng nó thường xuyên. “Khi tôi sử dụng điện thoại thông minh để nói chuyện với người dân ở Trung Quốc, tôi luôn nhận ra sự tiện lợi và hữu hiệu của phương tiện này,” Tố Hoa nói.

Phách Thục nhận xét rằng phần lớn người dân sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng để tiêu khiển: “Các học viên Pháp Luân Công dùng chúng để đột phá sự chênh lệch tuổi tác và điều kiện kinh tế, khoảng cách và cứu người.”

Nỗ lực giải cứu hiệu quả đã khuyến khích một nhân viên cảnh sát thoái ĐCSTQ

Cô Tình kể lại câu chuyện các học viên hải ngoại giải cứu một học viên đang bị bắt giữ ở Trung Quốc. Họ đã gọi điện tới đồn cảnh sát nơi học viên này bị giữ. Một nhân viên cảnh sát trả lời điện thoại: “Tôi đang giữ ông ấy và tôi có thể thả hoặc tống giam ông ta. Tôi sẽ được gì nếu tôi giúp chị? Mọi thứ đang ngày càng đắt đỏ. Chắc chị cũng biết nội tạng của các học viên Pháp Luân Công rất có giá.”

Các học viên đã nhờ sự giúp đỡ từ một đồng tu làm luật sưHọ đã cố gắng liên lạc lại với nhân viên cảnh sát kia và nói với anh ấy chân tướng về cuộc bức hại. Người cảnh sát vẫn khăng khăng muốn nhận tiền chuộc, và giá anh ta đưa ra là 5 triệu nhân dân tệ (tương đương 800.000 đôla Mỹ).

Các học viên sau đó đã tiến hành một cuộc điều tra và chuyển những bằng chứng thu thập được tới Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), những bằng chứng này nhanh chóng được đăng tải trên trang web của tổ chức.

Các học viên sau đó đã thay nhau gọi điện nhiều lần tới tất cả các số điện thoại mà họ có. Kết quả là, nhiều người sống gần nơi mà nhân viên cảnh sát kia đang sống và nhiều người sống gần đồn cảnh sát nơi học viên Pháp Luân Công bị giữ đã biết tin về cuộc bắt giữ phi pháp và về hành động tống tiền của viên cảnh sát. Người học viên đó đã được thả sau một vài ngày.

Khi các học viên gọi điện lại cho nhân viên cảnh sát kia, anh ta thừa nhận rằng mình đã sai và mong được tha thứ. Anh muốn thoái khỏi ĐCSTQ bằng tên thật, và hứa sẽ không bao giờ bức hại các học viên địa phương nữa.

Công tố viên ở Trung Quốc: “Các học viên Pháp Luân Công thật phi thường”

Tại buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, một học viên ở Trung Quốc đã chia sẻ thông qua một chiếc điện thoại ghi âm. Học viên đó đã trao đổi về cách thức các học viên hải ngoại đã dùng để giúp đỡ ngăn chặn những người đứng đầu trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn bức hại các học viên ở tỉnh Hắc Long Giang.

Anh nói rằng những kẻ phạm tội không thích tội ác của mình bị phơi bày ra thế giới, đặc biệt là khi họ nhận được những cuộc gọi từ hải ngoại cho họ thấy rằng rất nhiều người đã biết về những tội ác này. Các học viên địa phương ở Kiến Tam Giang đã thu thập các số điện thoại của những người làm trong ngành công an, kiểm sát, tư pháp và gửi chúng tới các học viên hải ngoại, đặc biệt là tới các học viên ở Đài Loan.

Khi các học viên tới trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn để phản đối, và khởi kiện những kẻ tham gia bức hại, cùng lúc đó các học viên hải ngoại cũng gọi điện thoại. Sự hợp tác này đã khiến những kẻ hành ác khiếp sợ và qua đó đã ngăn chặn bức hại.

Lần thứ hai những học viên địa phương đã khởi kiện lên Viện kiểm sát Kiến Tam Giang, và một công tố viên đã nói: “Các học viên Pháp Luân Công thật phi thường. Họ đã gọi điện cho tôi từ hải ngoại để giảng giải rất nhiều vấn đề.”

Khi vị công tố viên lấy ra khỏi túi chiếc điện thoại, ông nói: “Nhìn này, họ lại gọi nữa.” Vị công tố viên có lẽ đã hiểu rằng các học viên là những người vô tội và cảm thấy mình đang làm theo lệnh một cách bất đắc dĩ.

Lưu Trường Hà, Trưởng phòng An ninh Nội địa của Sở Cảnh sát Kiến Tam Giang, nói với gia đình các học viên: “Đừng nói với tôi các ông không có các mối quan hệ ở hải ngoại. Các ông đi đến đâu, các cuộc gọi liền theo tới đó.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/5/295625.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/6/2403.html

Đăng ngày 03-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share