Bài viết của Đức Tường, phóng viên báo Minh Huệ ở Madrid, Tây Ban Nha
[MINH HUỆ 15-10-2014] Gần 1.000 học viên đã tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 2014 ở Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 05 tháng 10 năm 2014. Rất nhiều người tham dự cảm thấy rằng các bài chia sẻ kinh nghiệm được đọc tại Pháp hội giúp họ phát hiện ra những thiếu sót trong tu luyện của chính họ. Đồng thời, các học viên cũng cảm thấy xúc động và được khích lệ bởi lời chúc mừng của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí, được đọc trong năm thứ tiếng trước khi Pháp hội bắt đầu.
Ông Trần đến từ Cộng hòa Séc: Tôi đã ngạc nhiên và hạnh phúc khi được nghe lời chúc mừng của Sư phụ gửi đến Pháp hội
Ông Trần, một học viên Pháp Luân Đại Pháp người Việt Nam đến từ Cộng hòa Séc, đã tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Châu Âu ăm 2014 ở Madrid.
Ông Trần là một học viên Pháp Luân Đại Pháp người Việt Nam đến từ Cộng hòa Séc. Ông là học viên mới, và đây là Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm đầu tiên của ông. Ông Trần bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 03 năm nay sau khi đọc các tài liệu hướng dẫn trên mạng và nghe ghi âm các bài giảng của Sư phụ Lý. Ông đã về thăm quê hương Việt Nam khi ông mới bắt đầu tu luyện.
“Tôi nghe các bài giảng Pháp và nhận ra rằng Ông ấy là Sư phụ của tôi,” ông Trần cho biết.
Trước hội nghị, thường được gọi bằng tiếng Trung Quốc là “Pháp hội”, ông Trần đã hỏi một số học viên lâu năm rằng không biết Sư phụ Lý có gửi thông điệp chúc mừng đến không. Các học viên cảm thấy không chắc lắm nên bảo với ông ấy rằng cũng lâu rồi không thấy Sư phụ Lý gửi thông điệp chúc mừng đến Pháp hội. Vì thế, khi nghe thông điệp chúc mừng của Sư phụ Lý, ông đã cảm thấy rất ngạc nhiên và hạnh phúc.
Ông Trần cho biết rằng bài chia sẻ của vị học viên hiện đang làm kinh doanh cho thời báo Đại Kỷ Nguyên đã khiến ông cảm thấy vô cùng xúc động. “Tôi cảm thấy rằng mình có thể hiểu được anh ấy từ tận đáy lòng của mình. Những trải nghiệm của anh ấy cũng trả lời được một số câu hỏi và những thách thức trong tu luyện của tôi.”
Ông Trần cho biết ông cảm nhận thấy có một trường năng lượng mạnh mẽ trong thời gian diễn ra Pháp hội. Ông nói: “Hội trường rất yên bình. Tôi học được rất nhiều điều từ người khác và sẽ tinh tấn hơn cùng làm tốt ba việc mà Sư phụ đã yêu cầu.”
Các học viên Thụy Sỹ: Sư phụ khuyến khích chúng tôi tiến lên phía trước
Bà Chablai (trái) và bà Longchamp là hai học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ Thụy Sỹ
Bà Chablais và Longchamp là hai học viên đến từ Thụy Sỹ. “Sư phụ luôn luôn đẩy chúng tôi về phía trước,” bà Chablais nói. Bà Longchamp nói thêm: “và Sư phụ khuyến khích chúng tôi thăng tiến và vượt qua khảo nghiệm trên suốt chặng đường tu luyện.”
Bà Dumoschiel đến từ Bỉ, người đang đứng cùng với những người phụ nữ sau Pháp hội, nói: “Sư phụ bảo chúng ta nên học hỏi lẫn nhau và cùng nhau thăng tiến. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phối hợp cùng nhau và tiếp tục nỗ lực của chúng ta cho dù nó khó đến mức nào đi nữa. Chúng ta phải tìm ra và loại bỏ đi những chấp trước của mình và phối hợp tốt hơn với những người khác.”
Bà Chablais nói thêm: “Tôi ngộ rằng Sư phụ bảo chúng ta phải giữ vững và kiên trì.”
Bà Longchamp cho biết các bài chia sẻ của các học viên người Nga khiến bà cảm thấy xúc động sâu sắc. Bà nói: “Họ phải đối diện với rất nhiều khó khăn [ở Nga], vì tất cả chúng ta đều biết rằng Putin có mối quan hệ rất tốt với chế độ Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền của họ đã dựng lên rất nhiều trở ngại cho họ. Mặc dù vậy, họ vẫn vượt qua những khó khăn và không ngừng tiến lên phía trước, kiên định trong tu luyện, và giảng thanh chân tướng.”
Bà Longchamp nói: “Một bài chia sẻ khác khiến tôi cảm thấy xúc động là về một học viên, người này luôn luôn khuyến khích và giúp đỡ các học viên khác để họ cùng nhau thăng tiến.”
Một học viên người Trung Quốc đã dạy bà Longchamp các bài công pháp của Pháp Luân Công cách đây 18 năm, và trong một thời gian dài bà chỉ chú tâm luyện các bài công pháp. Nhờ đọc sách, bà đã được truyền cảm hứng từ các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn và bắt đầu tu luyện kể từ đó. Bà cho biết: “Chân Thiện Nhẫn là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi.” Sau Pháp hội, bà hiểu được rằng các học viên phải cố gắng hết sức để cứu độ chúng sinh và bỏ đi những chấp trước của họ.
Bà Dumoschiel tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp cách đây bảy năm sau khi đọc một tờ báo quảng cáo về các lớp học khí công cổ truyền. Bà cho biết: “Tôi đã muốn đến lớp học vào mỗi thứ bảy, trong ba tuần liên tiếp, nhưng do bận rộn nên tôi không đến được vào ngày thứ bảy đầu tiên. Tôi lại quên bẵng nó vào ngày thứ bảy thứ hai. Nhưng tôi tự nhủ rằng mình phải đi đến đó và học vào ngày cuối cùng.”
Bà Dumoschiel đã học các bài công pháp và đọc các bài giảng với các học viên. Ngay lập tức bà có thể cảm nhận được năng lượng tích cực của môn tu luyện này. Khi một học viên nói với bà rằng Pháp Luân Đại Pháp là dựa trên các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, bà nghĩ: “À, họ có cùng ý nghĩ giống tôi.” Bà nói với người học viên: “Nó thật tuyệt! Tôi thích nó.”
Bà Chablais bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997. Bà từng làm chủ và vận hành một nhà hàng. Áp lực cộng việc lẫn phải làm việc trong nhiều giờ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà cảm thấy mình như được cấp thêm một đôi cánh. Bà đã có thể đi lại dễ dàng và nhanh nhẹn trở lại.
Bà nói: “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn đạo đức của cuộc đời tôi.” “Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi có thể kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn thay vì bị chúng kiểm soát, và nó giúp tôi buông bỏ sự ích kỷ.”
Học viên Đức: Thật sự loại bỏ tâm ích kỷ
Học viên Martili đến từ Đức cho biết rằng các bài viết được chia sẻ tại Pháp hội rất quý giá.
Bà Martili đến từ Đức bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2006. Lần đầu tiên mở cuốn Chuyển Pháp Luân bà chỉ đọc vài trang trong đó, vì bà không hiểu. Vài tuần sau đó, bà cảm thấy một sự thôi thúc phải mở cuốn sách ra lại một lần nữa, gần giống như cuốn sách kêu gọi bà. Bà đọc cuốn sách từ đầu đến cuối và bắt đầu con đường tu luyện của bà.
Bà cho biết: “Tôi cảm thấy vô cùng vui sướng khi được tham dự Pháp hội lần này và được chia sẻ những kinh nghiệm tu luyện cùng với các đồng tu.
Bà Martili cho biết: “Cuối tuần rồi, trong nhóm học Pháp của chúng tôi xảy ra một vấn đề, và may mắn thay chúng tôi được nghe chia sẻ cùng một vấn đề tương tự tại Pháp hội.” “Có vẻ như cuộc thảo luận và sự hiểu biết của chúng tôi về vấn đề này là đúng. Tôi nhận ra nó trong Pháp hội. Các bài chia sẻ là rất quý giá.”
“Tôi hiểu ra được ý nghĩa của sự từ bi từ sau buổi thảo luận của chúng tôi hồi cuối tuần rồi. Nó có nghĩa là buông bỏ tâm ích kỷ và hoàn toàn nghĩ cho người khác. Chúng tôi thảo luận về nó vào cuối tuần rồi. Khi chúng tôi ngộ ra được nguyên lý đó, một số học viên đã cảm động đến rơi lệ.
Trước cuộc thảo luận, các học viên trong nhóm học Pháp của họ, những người thường cùng nhau tham gia các hoạt động, lại nảy sinh mâu thuẫn. Những lời chỉ trích lẫn nhau đôi khi khá cay nghiệt.
“Vào cuối buổi thảo luận hồi tuần rồi, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi cần phải bỏ đi tâm ích kỷ của mình và bày tỏ sự từ bi của chúng tôi đối với những người khác để chúng tôi có thể hoà tan đi sự khác biệt và trở thành một chỉnh thể. Tôi tin rằng một nhóm người thiếu sự từ bi không thể thật sự hợp nhất được với nhau.
“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận ra điều này. Tôi cảm thấy gánh nặng đã tan biến. Tôi đã từng có những cảm xúc tiêu cực, nhưng những cảm xúc này giảm dần theo từng ngày. Thỉnh thoảng cảm xúc của sự từ bi đã khiến tôi rơi lệ.
“Tôi nhận ra rằng mình thiếu từ bi với người khác, kể cả đối với cha mẹ của tôi. Ngay cả một điều đơn giản như chải tóc của tôi, tôi không thể làm nó với sự từ bi và không đối đãi tốt với bản thân mình.
Tôi nhận ra gốc rễ của những lời chỉ trích cay nghiệt giữa các đồng tu với nhau là sự ích kỷ.
Bà cho biết: “Thỉnh thoảng tôi hay nói: ‘A, đây là do tâm tật đố’, nhưng tôi không cố gắng tìm ra nguồn gốc của tâm tật đố. Trong cuộc thảo luận của chúng tôi vào cuối tuần rồi, tôi nhận ra rằng gốc rễ của tất cả các cảm giác tồi tệ, đố kỵ, cay nghiệt, và thô lỗ là sự ích kỷ. Trong suốt một năm qua, tôi đã không thật sự hướng nội. Tôi có thể bỏ đi một số tâm chấp trước, nhưng tất cả chúng chỉ là những thứ ở bề mặt. Chỉ lúc này tôi mới chạm được đến gốc rễ của nó.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/15/参加欧洲法会的学员谈心得(图)-299022.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/21/146480.html
Đăng ngày 24-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.