[MINH HUỆ 29-03-2009]
Ngày 23 tháng ba 2009, học viên bà Vương Mỹ Anh, nhân viên đã nghỉ hưu từ Đài phát thanh huyện Trì Bình tỉnh Sơn Đông, bà bị tra tấn đến chết.
Cảnh sát từ đồn cảnh sát tiểu khu Trấn Hưng bắt bà Vương. Bà bị giữ tại nhà tù huyện Trì Bình trong hai ngày, và sau đó bị bí mật mang đi đến trại lao động cưỡng bách nữ Tế Nam (tỉnh Sơn Đông trại lao động cưỡng bách nữ số 1), mà không cho gia đình bà hay biết.
Quê nhà của bà Vương là Làng Hồng Bố Triệu, thị xã Đỗ Lang Khẩu, huyện Trì Bình, tỉnh Sơn Đông. Chồng bà là Từ Thành Thuỷ là phụ tá ủy viên của Phòng Tài chánh huyện Trì Bình. Họ có hai đứa con, người con trai đã tốt nghiệp đại học và người con gái nhỏ học trung học.
Bà Vương tuyệt thực để phản đối bị bức hại. Các lính canh trong trại lao động tra tấn bà vô nhân đạo với những phương cách tra tấn tàn bạo, như là bắt ngồi trên một chiếc ghế băng trong thời gian lâu họăc đứng quay mặt vào vách tường. Ngoài ra, bà bị ép ăn tàn nhẫn ba lần. Cái ống để ép ăn bà được nhét vào họng bà đã làm tổn thương buồng phổi phải của bà. Vết thương này đã làm cho nó ngưng hoạt động.
Ngày 22 tháng ba 2009, bà bị phát sốt đến hơn 39 độ. Bà trở nên ốm yếu và chịu đựng sự tra tấn vô nhân đạo. Các lính canh sau đó mang bà đến Bệnh viện Cảnh sát thành phố Tế Nam để cấp cứu. Vào lúc 1 giờ chiều ngày 23 tháng ba, lính canh Mã Thuỵ Kim thuộc Phòng an ninh nội bộ huyện Trì Bình được chỉ đạo là thông báo cho gia đình bà.
Mã Thuỵ Kim nói với gia đình bà một cách nham hiểm, “Dù sao bà ấy cũng sắp chết, tùy các vị có muốn nhìn bà (lần cuối) hay không.” Chồng bà Vương giận dữ trả lời, “Bà ấy khỏe mạnh khi bà ấy bị mang đi đến trại của các ông. Nếu có điều gì không tốt, chúng tôi sẽ mang bà ấy về nhà săn sóc.”
Ngày hôm đó, cả nhà bà chạy đến Tế Nam. Bà Vương vẫn còn sáng suốt và nói với chồng bà về sự tra tấn. Bác sĩ chụp hình X quang cho bà và khi khám bà thì thấy rằng buồng phổi phải của bà đã ngưng hoạt động.
Lúc bấy giờ hai y tá, nhân viên tại trại lao động giải thích rằng bà Vương không trong tình trạng có thể mang trở lại trại lao động. Họ đề nghị mang bà về nhà. Các viên chức từ chối thả bà ra bất chấp tình trạng của bà. Họ muốn trốn trách nhiệm đối với những việc làm ác của họ, vì vậy họ nói rằng bà không thể được thả ra.
Gia đình bà trở về nhà, nơi này họ nhận được một cú điện thoại từ nhân viên bệnh viện, giải thích rằng mạng sống của bà như chỉ mành. Họ lại chạy vào bệnh viện, nhưng bà Vương đã chết lúc họ đến nơi và đã sẵn sàng mang đi nhà xác.
Cả trại lao động cưỡng bức nữ Tế Nam và Phòng Công an huyện Trì Bình đều không nhận trách nhiệm cho cái chết của bà Vương.
Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2009/3/29/197979.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2009/4/3/106174.html
Đăng ngày 02-05-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên gốc.