Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-06-2014] Cảnh sát đã nói với bà Tiêu Minh Hà rằng: “Đừng đề cập tới luật pháp với chúng tôi – chúng tôi là kẻ cướp.” Khi bắt cóc bà tại nhà ga, họ đã tiếp tục khiêu khích: “ĐCSTQ có lợi thế hơn, và quyền lực là luật pháp. Bà có thể làm được gì chứ?”
Ngày hôm đó khi bà Tiêu, người làng Thổ Câu, thị trấn Thập Tự Lộ, huyện Cử Nam đang trên đường tới đám cưới cháu trai thì bị bắt. Đó là ngày 01 tháng 06 năm 2014, vụ bắt giữ đã được Ủy ban Chính trị và Pháp luật huyện Cử Nam, Phòng 610 huyện và Đội An ninh Nội địa lên kế hoạch.
Bà Tiêu đã cảnh báo các quan chức rằng hành động của họ là bất hợp pháp và vi phạm quyền lợi của bà. Tuy nhiên, họ vẫn lấy đi điện thoại di động và tiền của bà. Sau đó, bà đã bị Trần Hâm và Quốc Cường thẩm vấn tại đồn cảnh sát Thành Nam.
Họ đã cố gắng ép buộc và xui khiến: “Nếu bà nói cho chúng tôi biết về những ai đang tập luyện Pháp Luân Công trong làng của bà, chúng tôi sẽ cho bà về nhà ngay lập tức.” Bà Tiêu đã từ chối và hỏi lại họ: “Về nhà là quyền của tôi. Làm sao các ông có thể cố ý vi phạm luật pháp như vậy?”
Trần Hâm và những người khác đã tới nhà của bà Tiêu và định đột nhập vào bên trong nhưng không thành. Họ liền đưa bà Tiêu tới Trại tạm giam huyện và cáo buộc bà là thành viên của một tổ chức tà giáo.
Trần Hâm cùng những người khác đã tới nhà bà Tiêu lần thứ hai vào tối hôm đó và Trần đã trèo qua hàng rào để đột nhập vào nhà bà. Họ đã lấy đi các đồ dùng cá nhân trị giá 4.000 nhân dân tệ. Họ cũng bắt chồng của bà Tiêu là ông Đỗ Tồn Dân và giam ông tại trại tạm giam huyện.
Bà Tiêu bị giam trong 10 ngày và đã bỏ lỡ đám cưới của cháu trai cũng như cơ hội đoàn tụ cùng gia đình. Chồng bà là ông Đỗ Tồn Dân vẫn bị giam giữ.
Bức hại liên tục
Bà Tiêu, 45 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 05 năm 1997. Khả năng chữa bệnh của Pháp Luân Công đã cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của bà, gia đình bà cũng trở nên hòa thuận.
Khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, bà đã chịu đựng sự bức hại không ngừng trong tay ĐCSTQ cùng những tên lưu manh của nó.
Bà đã bị bắt và giam không lâu sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, cũng như bị giữ nhiều ngày tại đồn cảnh sát địa phương. Bà cũng bị Phòng 610 huyện giam tại Trung tâm tẩy não Bản Tuyền trong hai tuần vào mùa hè năm 2000.
Các quan chức này đã đưa bà tới trại tạm giam trong một tháng vào mùa xuân năm 2001 và sau đó đã chuyển bà đến trại cải tạo trong vài tuần. Chồng bà cũng bị bắt cùng lúc và bị giam giữ hai tuần. Vào mùa đông năm 2001, bà đã bị đưa đến trung tâm tẩy não một lần nữa và bị giam ở đây hai tuần.
Các quan chức lại bắt và đưa bà đến một cơ sở cưỡng bức tẩy não cao cấp trong hai tuần vào mùa xuân năm 2003. Chồng bà cũng bị giam một tháng khi yêu cầu thả bà.
Vào ngày 10 tháng 05 năm 2005, cảnh sát viên Trần Hâm và Mã Tông Đào đã đưa bà Tiêu đến trại tạm giam Nghi Thủy trong 20 ngày. Sau đó bà bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức nữ Số 1 Tế Nam trong hai năm. Sau khi được thả vào ngày 31 tháng 03 năm 2007, nhân viên Phòng 610 địa phương tiếp tục sách nhiễu bà.
Trong tám năm gần đây, bà Tiêu đã bị bắt, tra tấn, ngược đãi và đe dọa vô số lần. Gia đình cùng các con bà cũng chịu đựng đau thương liên tục nhưng sự sách nhiễu vẫn không dừng.
Những người tham gia bức hại:
Huyện Cử Nam: Triệu Thụ Mẫn (赵树敏), Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp Luật
Trần Chương Vĩ (陈章伟), Triệu Lan Đào(赵兰涛), Phòng 610 huyện
Trần Hâm (陈鑫), Quốc Cường (国强), Lưu Hy Bằng (刘希鹏), Đội An ninh Nội địa
Tôn Trung Hoa (孙中华), Triệu Trung Lễ, phòng cảnh sát
Đồn cảnh sát nhà ga Cử Nam
Đồn cảnh sát Thành Nam thị trấn Thập Tự Lộ
trại tạm giam Cử Nam
Trại cải tạo Cử Nam
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/17/妇女探亲在火车站遭绑架-丈夫在家也被劫持-293587.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/28/1824.html
Đăng ngày 11-09-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.