Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-06-2014] “Những người từ chối viết bản tuyên bố [‘hối quá thư’] sẽ chịu số phận tương tự: Trong ba ngày trở nên tiều tụy, suy sụp trong một tuần, liệt giường trong hai tuần, và trong vòng một tháng sẽ xuất hiện dưới địa ngục.” Đây là lời đe dọa của một tù nhân tại nhà tù Gia Châu, nơi ông Mục Chí Thái bị giam giữ từ ba tháng trước.

Lính canh Cung Kính Phu nói với ông: “Tôi không thể đánh ông bằng tay và chân mình, nhưng tôi có thể sử dụng vũ khí để làm bị thương, làm tàn tật, hoặc thậm chí giết chết ông. Tôi có thể bị khiển trách vì việc sử dụng không đúng các trang thiết bị cảnh sát, nhưng tôi vẫn có công việc của mình và được trả tiền. Còn ông có thể làm gì tôi? Tôi được sự cho phép từ người giám sát của mình. Tôi không có gì phải lo lắng cả.”

Đây là điều thực tế mà ông Mục phải đối mặt trong nhà tù ở Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên: lính canh chỉ cho phép ông ngủ hai giờ mỗi ngày, từ nửa đêm đến 2 giờ sáng. Ông bị ép phải ngồi hoặc đứng trong một tư thế quân đội suốt 22 giờ còn lại.

Một tuần trong trại giam, lính canh bắt đầu sốc ông bằng dùi cui điện. Bị lính canh xúi giục, các tù nhân đã đưa ông vào nhà vệ sinh, nơi không có camera giám sát và đánh đập ông.

Tái hiện tra tấn: Sốc bằng dùi cui điện

Gia đình bị cảnh sát sách nhiễu và đe dọa

Ông Mục, 45 tuổi, sinh sống bằng nghề kéo xe để nuôi con trai còn đang đi học.

Vào ngày 06 tháng 06 năm 2012, ông Mục bị đồn cảnh sát quận Phù Thành bắt giữ. Tại đây, cảnh sát đã cố gắng để có được lời thú tội của ông bằng việc tra tấn. Sau nhiều phiên xét xử, tòa án Phù Thành kết án ông ba năm tù giam vào ngày 01 tháng 03 năm 2013. Bản án được Tòa án Trung cấp tại thành phố Miên Dương quyết định vào ngày 23 tháng 01 năm 2014.

Khi ông bị chuyển đến nhà tù Gia Châu vào tháng 03, gia đình ông đã bị che giấu không ai hay biết.

Gia đình ông đã sống dưới áp lực và sợ hãi to lớn trong những năm qua. Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2007, một vài tháng sau khi ông Mục trở về sau án tại trại lao động lần thứ hai, hơn mười nhân viên Phòng 610 và đồn cảnh sát địa phương đã ép vợ ông li dị. Để tránh bức hại thêm, ông đã rời khỏi nhà và ở nhiều nơi khác nhau.

Nhân viên của Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và đồn cảnh sát địa phương tại quận Bắc Xuyên đã thường xuyên sách nhiễu và lục soát gia đình ông Mục kể từ khi bắt đầu cuộc đàn áp vào ngày 20 tháng 07 năm 1999.

Kết quả, bố ông đã ngã bệnh và qua đời vào tháng 09 năm 2000.

Ngược đãi thể chất trong hai kỳ hạn tại trại lao động

Sau hơn 2 tháng bị giam giữ, vào tháng 03 năm 2001, ông Mục bị kết án hai năm tù giam tại trại lao động Tân Hoa, mỗi ngày ông bị ép phải đứng hoặc chạy trong một thời gian dài, hoặc ngồi trên một chiếc “ghế nhỏ” (một hình thức tra tấn thường gây mưng mủ cho nạn nhân).

Ngoài việc tra tấn, ông còn bị ép phải lao động nặng nhọc. Vì ông từ chối viết báo cáo từ bỏ đức tin của mình, hàng ngày ông chỉ được phép ngủ từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng trong suốt tháng 06 năm 2012.

Tháng 08 năm 2005, trưởng đội an ninh nội địa, Bồ Kiến Quốc, đã đột nhập vào nhà và bắt giữ ông một lần nữa. Một tháng sau, ông bị kết án kỳ hạn một năm tù trong một trại lao động.

Những lần bắt giữ và tra tấn trước đó

Trước đó, có báo cáo rằng sau khi ông Mục tu luyện Pháp Luân Công đã giúp ông bỏ được cờ bạc và những nghiện ngập khác, ông bắt đầu sống một cuộc sống lành mạnh từ năm 1997. Khi chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, tháng 12 năm 2000, ông đã đi đến Bắc Kinh để kiến nghị lên chính phủ chấm dứt cuộc đàn áp. Tại đó, ông bị bắt lần đầu tiên.

Sau đó, ông bị ép nhúng đầu vào bồn cầu, những cảnh sát đã còng tay và đẩy mạnh ông vào tường mạnh đến nỗi chiếc còng tay kim loại bị vỡ. Cảnh sát đánh đập và đá bất kỳ nơi nào lên người ông trước khi họ tịch thu chiếc đồng hồ đeo tay và bốn trăm nhân dân tệ tiền mặt.

Tái hiện tra tấn: Nhúng đầu vào bồn cầu

Bất chấp việc tra tấn bức hại của chính quyền vì kháng cáo, ông Mục vẫn trở lại quảng trường Thiên An Môn nhiều lần để nói với công chúng “Pháp Luân Đại Pháp là tốt!”, trong nỗ lực chống lại các chiến dịch tuyên truyền của các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát. Sau nhiều lần bắt giữ, ông được đưa trở lại về quê mình, huyện Bắc Xuyên, và bị bắt giữ vào ngày 15 tháng 01 năm 2001.

Tại trại giam huyện Bắc Xuyên, cảnh sát Tiêu Long Trạch đã ra lệnh các tù nhân khác đánh ông. Sau những lần bị đánh đập thường xuyên, ông bị ho ra máu trong một thời gian dài.

Các cảnh sát tại đồn cảnh sát huyện Bắc Xuyên đã tống tiền gia đình ông 2.000 nhân dân tệ trong chuyến đi của ông đến Bắc Kinh.

Vào ngày 01 tháng 04 năm 2012, khi ông rời khỏi nhà để đi làm, ông đã bị các nhân viên đội an ninh nội địa thành phố Miên Dương bắt giữ, dẫn đầu là cảnh sát Châu Trạch. Cảnh sát đã tịch thu thẻ ngân hàng, chứng minh thư, và các tài sản cá nhân khác. Gia đình ông đã lo lắng và không hề biết về việc bắt giữ cho tới khi họ hỏi các đồng nghiệp vì sự biến mất đột ngột của ông.

Sau đó, ông Mục tìm cách thoát khỏi trại giam, những cảnh sát đã sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công địa phương khác để tìm kiếm nơi ở của ông.

Vào đầu tháng 06, con trai và người nhà ông đã đến đồn cảnh sát để yêu cầu trả lại các đồ vật bị tịch thu nhưng được thông báo: “Chúng tôi không thể trả lại đồ vật mà không được sự đồng ý của Châu Trạch.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/10/母志太在四川乐山市嘉州监狱受摧残-293292.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/24/1768.html

Đăng ngày 05-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share