[MINH HUỆ 14-06-2014] Khi Pháp Luân Công được giới thiệu lần đầu tại nơi làm việc của tôi vào năm 1995, nhiều người đã bước vào tu luyện. Họ tập trung trước và sau giờ làm việc mỗi ngày để học Pháp và luyện năm bài công pháp, và nghiêm khắc tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Họ được các đồng nghiệp ca ngợi bởi sự trung thực, tốt bụng và chân thành.
Người giám đốc mới đã khuyến khích các nhân viên học Pháp Luân Công, và thậm chí còn sắp xếp một khu vực riêng để các nhân viên luyện công. Sau khi vị phó giám đốc bắt đầu tu luyện, ông ấy thậm chí còn nhờ trưởng ban an ninh yêu cầu sở cứu hỏa địa phương làm sạch điểm tập bằng vòi nước áp suất cao.
Khi doanh thu của nhà máy được cải thiện, nhà máy đã nhận được nhiều danh hiệu và phần thưởng. Đáng chú ý nhất là vị giám đốc được chính quyền tỉnh vinh danh là công nhân và doanh nhân trẻ kiểu mẫu. Nhà máy cũng tăng lương cho mỗi nhân viên, và vì thế nó trở thành một “nhà máy kiểu mẫu”.
Các nhân viên xem nơi làm việc như gia đình thứ hai của họ, và rất tự hào về nó. Các quan chức địa phương ở mọi cấp đã định kỳ đến thăm và giám sát nhà máy, ca ngợi ảnh hưởng tích cực của Pháp Luân Công.
Cách mạng Văn hóa quay trở lại
Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, Giang Trạch Dân đã ban lệnh cấm bất hợp pháp lên Pháp Luân Công. Các lãnh đạo nhà máy sau đó đã buộc phải đi theo đường lối của Đảng, và thậm chí còn giúp Đảng kỷ luật các học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.
Các học viên trong nhà máy nhận lệnh phải chỉ trích một người khác, tham gia “lớp tẩy não” và liên tục xem vụ tự thiêu giả mạo trên truyền hình nhà nước.
Lãnh đạo nhà máy cũng buộc mỗi học viên phải ký vào giấy phỉ báng Pháp Luân Công. Bất kỳ học viên nào từ chối từ bỏ tu luyện sẽ bị sa thải, lương hưu bị giữ lại, và bị khai trừ Đảng.
Nhà máy còn đặt camera giám sát tại nhà mỗi học viên, và gửi họ đến các trại giam và trại lao động. Bầu không khí lúc đó hệt như Cách mạng Văn hóa đang quay trở lại.
Bị đối xử một cách kì thị
Những công nhân ban đầu đối xử tốt với các học viên bắt đầu kì thị họ. Họ giữ khoảng cách với các học viên và từ chối đứng lên phản đối sự bất công của các lãnh đạo.
Một số lãnh đạo cấp trung bắt đầu lặp lại lập trường của ĐCSTQ, gợi ý rằng các học viên được phép đánh bạc, tìm gái mại dâm và ăn cắp; nhưng không được tu luyện Pháp Luân Công. Một số lãnh đạo có ý kiến rằng các học viên nên bị giết bỏ giống như trong những xã hội bí mật trước kia.
Để giúp những người này hiểu sự thật, các học viên địa phương đã mất nhiều công sức giảng chân tướng cho họ. Một nữ học viên đã gửi một bức tâm thư đến giám đốc công ty, rồi bị tố giác với Phòng 610. Sau đó, cô đã bị kết án hai năm trong một trại lao động cưỡng bức, nơi cô thường xuyên bị tra tấn.
Một nữ học viên khác đã bị chỉ trích kịch liệt vì yêu cầu trưởng bộ phận an ninh ngừng bức hại những người tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Quả báo
Nhà máy của chúng tôi đã buộc phải đóng cửa vào năm 2004, và mọi máy móc kim loại bị nấu chảy. Nhân viên bị sa thải, giám đốc bị sa thải, và phó giám đốc bị bỏ tù. Trưởng bộ phận an ninh sau đó đã chết ở độ tuổi 50 vì một căn bệnh nghiêm trọng. Những công nhân bị sa thải phải đối mặt với một thị trường lao động tràn ngập những người tìm việc.
“Tôi không đồng tình với cuộc bức hại những người tốt!”
Tất nhiên, không phải tất cả mọi người trong nhà máy đều trợ giúp cuộc bức hại. Tôi biết một lãnh đạo đã liên tưởng cuộc bức hại Pháp Luân Công với Cách mạng Văn hóa. Một ngày kia, ông ấy tham gia một cuộc họp bắt buộc và nhận ra rằng mọi người trong phòng phải phỉ báng Pháp Luân Công.
Ông ấy nói với với trưởng Phòng 610 ngồi bên cạnh rằng: “Tôi phải rời cuộc họp vì tôi không đồng tình với việc bức hại những người tốt!” Sau khi nhà máy đóng cửa, ông kiếm được công việc giảng dạy tại một trường đại học và có được mức lương tốt.
Hai lãnh đạo nhà máy khác đã nhìn rõ lời dối trá của ĐCSTQ, và bí mật bảo vệ các học viên Pháp Luân Công. Sau khi thoái ĐCSTQ, chỉ trong vòng vài tuần sau khi nhà máy đóng cửa, họ đã được thuê làm giám đốc cấp cao trong một công ty đầu tư. Tất cả các học viên trong nhà máy đều tự yêu cầu cao ở bản thân, và rất khó để tìm được những người trung thực ở Trung Quốc.
Số phận của những người bức hại Pháp Luân Công tương phản rõ rệt với những người bảo vệ Pháp Luân Công. Số phận của họ cũng giống như Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân, La Cán và những tay sai khác của chế độ, tất cả bọn họ hoặc là bị kiện, bị sa thải, bỏ tù hoặc là chết do mắc bệnh nan y. Điều tương tự cũng sẽ xảy đến với các trưởng Phòng 610.
Mọi người đều đang lựa chọn giữa thiện và ác bất kể họ có nhận ra hay không. Mỗi ngôn từ và hành động được lựa chọn có thể thay đổi mãi mãi số phận của một người.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/14/话说选择-293421.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/9/1967.html
Đăng ngày 21-07-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.