Bài viết của Hà Vũ, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 19-06-2014] Tổng cục Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa ban hành một văn kiện chính thức mang tên “Hướng dẫn Công tác Phát triển Đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Điểm 44 trong văn kiện tập trung vào việc thúc đẩy sự “trong sạch” của Đảng và đề ra kế hoạch phát triển số lượng đảng viên. Người ta tự hỏi liệu đây có phải là một động thái mới nhằm đối phó với làn sóng 170 triệu người tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó hay không.

Ngay sau ngày văn kiện mới này được ban hành, Văn Hối Báo, cơ quan truyền thông thuộc kiểm soát của ĐCSTQ, đã công bố một bài thảo luận về những thiếu sót trong công tác kết nạp Đảng và các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này từ hồi tháng Giêng năm ngoái. Nó cũng chỉ ra rằng tại một số địa phương trong nhiều năm qua, không hề có đảng viên mới nào được kết nạp. Bài thảo luận ủng hộ sự cần thiết cho công tác hướng dẫn kết nạp Đảng. Nó cũng đề cập đến sự yếu kém của ĐCSTQ từ quan điểm bên trong Trung Quốc và bên trong bộ máy Đảng.

Người ta có thể sẽ hỏi liệu những hướng dẫn mới này có cứu được ĐCSTQ thoát khỏi kết cục diệt vong của nó hay không? Quan điểm bên ngoài Trung Quốc chắc chắn không báo hiệu điềm lành cho ĐCSTQ.

Làn sóng thoái Đảng của du khách Trung Quốc

Hầu hết du khách Trung Quốc đều biết rằng các tình nguyện viên Pháp Luân Công có thể giúp họ làm tam thoái (thoái đảng, đoàn, đội). Một số thậm chí đã lên kế hoạch để thực hiện việc này trong chuyến du lịch của họ.

Mỗi tuần có khoảng từ 400 đến 800 du khách Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ trước Bảo tàng Không gian Quốc gia ở Washington DC, một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách Trung Quốc.

Tại nhiều điểm du lịch khác ở châu Âu, Úc và New Zealand, Mỹ, Đông Nam Á, Hồng Kông và Đài Loan, các học viên Pháp Luân Công cũng giúp du khách Trung Quốc thoái Đảng.

Tại Trung tâm Chuông Tự do ở Philadelphia, các du khách Trung Quốc đọc bảng thông tin của Pháp Luân Công. Nhiều người đã hỏi xin tài liệu và chụp ảnh.

Du khách Trung Quốc đọc các bảng thông tin ngay trước Bảo tàng Không gian Quốc gia ở Washington DC.

Tại Công viên Sibeliu ở Helsinki, Phần Lan, nhiều hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc và trưởng đoàn đã dẫn đầu trong việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Lượng lớn người tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ từ Đại lục

Ở Trung Quốc, nhiều quan chức Đảng, những người đáng lý phải có niềm tin vững chắc nhất, đã nhận ra bản chất xấu xa của Đảng và quyết định thoái xuất khỏi các tổ chức của nó để có lại được một tương lai tươi sáng.

Cuộc mít tinh ủng hộ hàng triệu người dân Trung Quốc tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức của nó. Đối với nhiều người, giây phút mà họ làm tam thoái giống như trút bỏ được một gánh nặng khổng lồ và phục hồi lại nhân phẩm của bản thân.

Đầu tháng 05 năm 2005, 25 cán bộ của Trường Đảng Trung ương đã viết lá thư sau gửi đến website của Thời báo Đại Kỷ Nguyên yêu cầu giúp họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ: “Chúng tôi là các chiến sỹ cách mạng, cán bộ, và đảng viên lão thành. Chúng tôi là các cán bộ chính quyền từ địa phương đến cấp bộ. Một số người trong chúng tôi có bằng tiến sỹ và thạc sỹ. Tất cả chúng tôi muốn tuyên bố thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua website của Đại Kỷ Nguyên.

“Để bảo vệ sự an toàn cho công việc, gia đình và người thân của chúng tôi, chúng tôi không thể sử dụng tên thật của mình. Tất cả những tên sau đây đều là bí danh. Theo chúng tôi được biết thì có gần 90% trên tổng số 2.000 đảng viên của Trường Đảng (thuộc Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ) muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ nếu họ được phép làm như vậy một cách an toàn.”

Bức thư này hé lộ mong muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ của người dân Trung Quốc, những người được truyền cảm hứng từ Cửu Bình do Thời báo Đại Kỷ Nguyên xuất bản vào tháng 11 năm 2004. Website Đại Kỷ Nguyên đã nhận được yêu cầu thoái xuất đầu tiên vào ngày 03 tháng 12 năm 2004.

Chỉ sau một năm rưỡi, số người thoái xuất đã lên đến 10 triệu người, và tính đến ngày 18 tháng 06 năm 2014, đã có gần 170 triệu người thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Người nhập cư Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ

Hầu hết những người nhập cư Trung Quốc cũng giống những người nhập cư đến từ các quốc gia khác. Tuy ổn định cuộc sống ở quốc gia mới nhưng họ vẫn giữ mối quan hệ bền chặt với quê hương. Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của ĐCSTQ, nhiều người nhập cư Trung Quốc đã nhầm lẫn ĐCSTQ và Trung Quốc là một, và nghĩ rằng hành động vì lợi ích của ĐCSTQ chính là giúp đỡ quê hương Trung Quốc.

Họ là một trong những nhóm cuối cùng tham gia vào làn sóng thoái ĐCSTQ toàn cầu. Dưới đây là một ví dụ từ Ba Lan.

Bà Trương, một học viên Pháp Luân Công làm việc cho một công ty của người Trung Quốc ở Ba Lan, nghe thấy một số đồng nghiệp người Trung Quốc thảo luận về một đề tài thú vị: Họ nhận ra rằng 14 tà giáo mà chính quyền Trung Quốc công bố không bao gồm Pháp Luân Công, nhưng các học viên Pháp Luân Công lại bị đàn áp với lý do này trong suốt nhiều năm qua.

Bà Trương bảo với họ rằng chính quyền Trung Quốc đã công bố danh sách tà giáo chính thức hai lần, một lần vào năm 2000 và một lần nữa vào năm 2005, Pháp Luân Công không hề có tên trong danh sách đó. Danh sách gọi Pháp Luân Công là tà giáo được đưa ra bởi một tổ chức phi chính phủ mang tên “Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc”. Thực chất, đây là cơ quan phát ngôn của phe cánh chính trị Giang Trạch Dân.

Bà Trương đã nói thêm với các đồng nghiệp về việc tại sao Pháp Luân Công bị đàn áp một cách bất công và chỉ ra hành động đạo đức giả và tham nhũng của ĐCSTQ. Cuối cùng, đồng nghiệp của bà đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Một giải pháp từ bi và hòa bình

Nhà báo và nhà nghiên cứu Ethan Gutmann đã chia sẻ hiểu biết của ông về lợi ích của việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ tại một hội thảo ở Washington DC cách đây vài năm. Sau nhiều năm sống ở Trung Quốc, ông đã bối rối bởi sự tôn trọng đặc biệt mà người Trung Quốc dành cho người phương Tây. Ông đã hỏi tại sao, bởi một số người ở Trung Quốc mà ông biết cũng giàu có và thành công không kém gì người Mỹ.

Câu trả lời mà ông nhận được là: “tự do tinh thần”. Sự kiểm soát tâm trí và sợ hãi mà ĐCSTQ gieo rắc là chiếc xích vô hình và gánh nặng tâm lý quá lớn khiến cho họ cảm thấy mình thấp kém hơn. Thoái xuất khỏi ĐCSTQ nằm ngoài sức tưởng tượng đối với nhiều người dân Trung Quốc chịu cảm giác này, và đến nay nó có giá trị hơn bất cứ ưu đãi kinh tế nào dành cho họ hay các hình thức lợi ích cá nhân mà ĐCSTQ hứa hẹn với các đảng viên.

Du khách Trung Quốc đi ngang qua Trung tâm Dịch vụ Thoái xuất ĐCSTQ gần tháp Eiffel ở Paris.

Vào một ngày mưa ở Paris, một người đàn ông Trung Quốc đã nhận tờ rơi thông tin từ một học viên Pháp Luân Công gần Tháp Eiffel và nói: “Tôi đã biết rất nhiều về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp. Tôi đã thấy rất nhiều kẻ xấu [những người tích cực tham gia vào cuộc đàn áp] nhận quả báo.”

Vị học viên này trả lời: “Tôi có thể thấy rằng ông tin vào nguyên lý ‘thiện ác hữu báo’. Vậy tại sao ông không thoái xuất khỏi ĐCSTQ và chọn cho mình một tương lai an toàn và thành công?” Người đàn ông đã đồng ý và không ngừng cảm ơn vị học viên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/19/天意不可挡-民愿中共亡-293690.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/28/1823.html

Đăng ngày 08-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share