Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-07-2014] Mặc dù Hiến pháp Trung Quốc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, nhưng Pháp Luân Công đã bị đàn áp ở Trung Quốc trong suốt 15 năm qua, và hơn 3.000 trường hợp đã được xác nhận tử vong do bị chính quyền tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Một trong những điểm mấu chốt trong chiến dịch tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là dán nhãn Pháp Luân Công là một tà giáo, từ đó tước đoạt quyền công dân của các học viên và chuyển hướng dư luận sang phía chống lại Pháp Luân Công.

Những đặc tính cơ bản của Pháp Luân Công cho thấy nó là một hệ thống tín ngưỡng và bao gồm các bài tập thiền định mang lại lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho người tập. Ngay cả luật pháp của chế độ ĐCSTQ cũng không nhận định Pháp Luân Công là một tà giáo, vì thế việc bức hại là không có cơ sở pháp lý. Điều này đã được các cơ quan truyền thông của chính ĐCSTQ xác nhận lại trong thời gian gần đây.

Pháp Luân Công không nằm danh sách “tà giáo” do ĐCSTQ công bố

Vào ngày 02 tháng 06, Legal Evening, một trong những cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tại Bắc Kinh, và một số kênh thông tin khác, trong khi đưa tin về trường hợp một phụ nữ tử vong gần đây ở thị xã Chiêu Viễn, tỉnh Sơn Đông đã liệt kê danh sách 14 nhóm tôn giáo bị xem là “các tổ chức tà giáo chính thức bị cấm”.

Pháp Luân Công không nằm trong danh sách này.

Giang Thiên Dũng, một luật sư nhân quyền có tiếng, đã viết trên Twitter: “Trong gần 15 năm qua, Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ đàn áp với cái cớ đây là tà giáo. Rất nhiều người tu luyện đã bị theo dõi, bị bắt, giam giữ, bị đưa tới trại lao động hoặc các trung tâm tẩy não…Vậy cơ sở luật pháp nào cho phép cuộc bức hại tàn bạo và dã man này kéo dài trong nhiều năm như vậy?”

Giấy phép hành nghề luật sư của ông Giang đã bị treo sau khi ông tham gia bào chữa các vụ án về nhân quyền, trong đó có hơn 20 vụ liên quan đến Pháp Luân Công. Hiện ông cũng đang là mục tiêu bạo hành của cảnh sát.

Danh sách 14 tổ chức này được lấy từ một hồ sơ nội bộ do Bộ Công an ban hành, có tên là “Thông báo số 39, năm 2000 của Bộ Công an.” Trong 14 tổ chức bị coi là “tà giáo”, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ và Văn phòng Quốc vụ viện đã nêu tên 7 tổ chức, và 7 tổ chức còn lại do Bộ Công an đưa ra. Pháp Luân Công không nằm trong bất kỳ danh sách nào kể trên, thế nhưng cuộc bức hại trên toàn quốc nhắm vào môn tập này đã bắt đầu từ năm 1999 và kéo dài cho đến nay.

Cuộc đàn áp này ngay từ đầu đã là phi pháp

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngay từ đầu đã trái với pháp luật. Sau đây là tóm tắt những lời buộc tội mà ĐCSTQ đưa ra để đàn áp Pháp Luân Công:

Trong ba tháng đầu, cuộc đàn áp dựa trên hai điều luật cấp bộ được tạo ra vào ngày 22 tháng 07 năm 1999, tức là hai ngày sau khi các cuộc bắt giữ vào ban đêm và trên diện rộng bắt đầu.

Bộ Dân sự đã “cấm” Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp do không đăng ký, mặc dù Hội Nghiên cứu có trụ sở ở Bắc Kinh này đã tự giải thể từ trước đó ba năm.

Tiếp đó, Bộ Công an đã mở rộng lệnh “cấm” tới tất cả các hoạt động liên quan đến Pháp Luân Công và tới tất cả các học viên. Theo luật pháp, không một bộ nào có thẩm quyền ban hành một lệnh cấm như vậy. Mặt khác, lệnh cấm trên, giả sử được ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền, cũng vi phạm Hiến pháp Trung Quốc, vốn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng.

Ba tháng sau, trong một cuộc phỏng vấn do tờ báo Pháp La Figaro thực hiện ngày 25 tháng 10 năm 1999, người đứng đầu ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã dán nhãn Pháp Luân Công là “tà giáo”. Tờ Nhân dân Nhật báo cũng tham gia và nhanh chóng đăng tải một bài bình luận đặc biệt nhắc lại tuyên bố của Giang Trạch Dân.

Giờ đây, Pháp Luân Công đã được xác nhận lại là không nằm trong danh sách “tà giáo” do ĐCSTQ công bố. Sau khi chi tiết này bị cư dân mạng Trung Quốc phát hiện và đặt ra nghi vấn, truyền thông Trung Quốc bắt đầu kiểm soát thiệt hại bằng cách nâng số lượng “tà giáo” từ con số 14 lên thành 20. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào được đưa ra làm cơ sở cho con số 20 này.

“ĐCSTQ là tà giáo thứ 15”

Chiến dịch mới của ĐCSTQ nhằm kiểm soát thiệt hại hoàn toàn là phản tác dụng. Người dùng internet đã đưa ra một bức tranh với tiều đề “Làm thế nào để xác định một tà giáo.” Một trong các đặc điểm được nêu ra đó là “Tà giáo rất đặc thù và tuyên truyền về sự vĩ đại của nó.” Một đặc điểm khác là “Tà giáo là một tổ chức rất áp đặt và sử dụng các kỹ thuật kiểm soát suy nghĩ của các thành viên.” Tà giáo phát triển dựa vào “một mạng lưới các mối quan hệ cá nhân để bảo vệ quyền lợi của nó.” Các blogger đã châm biếm rằng, nếu đem áp dụng những đặc điểm này cho chính ĐCSTQ, nó phù hợp hơn so với bất kỳ tổ chức nào ở Trung Quốc.

“Chúng ta đang mắc kẹt dưới sự thống trị của tà giáo!” một người dùng internet bình luận. Một người khác thì nói một cách thẳng thắn: “Định nghĩa tà giáo miêu tả một cách chính xác bản chất của ĐCSTQ.”

Cuộc bức hại tà ác đối với Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc, một phóng viên Minh Huệ tiết lộ rằng, trong khoảng thời gian giữa tháng 03 và tháng 05 năm 2014, gần 1.700 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ tại Trung Quốc.

Bất bình và ghê tởm trước sự tàn bạo của ĐCSTQ trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công và các chiến dịch chính trị trước đó, kể từ năm 2004, hơn 170 triệu người Trung Quốc đã tuyên bố mong muốn thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/8/中共邪教欲盖弥彰的谎言-293187.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/2/1880.html

Đăng ngày 20-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share