Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Đại lục

[MINH HUỆ 16-02-2014] Bắt đầu từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, trong lời vu khống tuyên truyền đơm đặt, tiêm nhiễm và phẫn nộ rợp trời dậy đất của các phương tiện truyền thông, rất nhiều người Trung Quốc khi nhắc đến Pháp Luân Công đều nói: Quốc gia phản đối chúng tôi cũng sẽ phản đối; cũng có người nói: Chính phủ phản đối chúng tôi cũng sẽ phản đối; còn có người nói: Pháp Luân Công xúc phạm pháp luật quốc gia; các phương tiện truyền thông nhất loạt tuyên truyền ra bên ngoài: Nhổ tận gốc Pháp Luân Công theo pháp luật.

Vậy thì chúng ta hãy xem xem rốt cuộc thì ai đang phản đối Pháp Luân Công. Là quốc gia chăng?

Trước tiên chúng ta tìm hiểu hàm nghĩa quốc gia: Quốc gia là những nguyên tố như quốc thổ, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, kinh tế, nhân dân các dân tộc hợp thành.

Vậy thì văn hóa Trung Hoa có bài xích Pháp Luân Công không? Dân tộc Trung Hoa chúng ta có truyền thống văn hóa cổ xưa lâu đời. Trong văn hóa truyền thống, văn hóa tu luyện chiếm một vị trí rất quan trọng, Hoàng đế các triều đại trong lịch sử về cơ bản đều kính Phật trọng Đạo, kính Thần tín Phật. Tại sao Bắc Kinh lại có đàn tế Trời, đàn tế Đất, đó chính là nơi mà Hoàng đế kính bái Trời Đất, Thần linh. Trong lịch sử lại càng có rất nhiều các vị hoàng đế vì trấn quốc an dân mà tìm kiếm những vị cao tăng đắc đạo trong tu luyện khắp nơi, nhằm tham mưu sách lược cho vua, tìm ra những điểm mê lạc. Trong lịch sử văn minh Hoa Hạ Nho gia, Thích gia, Đạo gia cùng nhau tồn tại một cách hòa hợp, giúp nhau tỏa sáng huy hoàng, cùng nhau sáng tạo nên nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa và huy hoàng của chúng ta. Một dân tộc có thể trường tồn mấy nghìn năm không phân cách, hoàn toàn không phải dùng bạo lực để duy trì, mà là vì có sự truyền thừa văn hóa sâu dày, chính là sức mạnh của đạo đức và cái thiện mới có thể làm được.

Pháp Luân Công (tức là Pháp Luân Phật Pháp, cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là Đại Pháp tu luyện thuộc Phật gia, yêu cầu người tu luyện lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo, cùng với năm bài công pháp đơn giản dễ học, khiến đạo đức người tu luyện nhanh chóng được thăng hoa trong một thời gian cực kỳ ngắn và đạt được trạng thái cơ thể nhẹ nhàng, không bệnh tật. Công pháp tính mệnh song tu chú trọng tu luyện tâm tính này chính là tinh hoa văn hóa tu luyện truyền thống Trung Hoa.

Do đó có thể thấy, văn hóa truyền thống Trung Hoa chúng ta hoàn toàn không bài xích và phản đối Pháp Luân Công, bởi vì văn hóa tu luyện là mạch sống kết nối.

Vậy thì có phải là 1,3 tỷ người dân phản đối Pháp Luân Công không? Từ năm 1992 khi Đại Pháp truyền ra đã nhanh chóng truyền khắp Trung Quốc bằng Pháp lý cao thâm, công hiệu chữa bệnh khỏe người thần kỳ, mà không nhờ bất kỳ tuyên truyền quảng bá nào của phía quan chức, chỉ là người truyền người, tâm truyền tâm. Từ đó có thể thấy, tất cả những người tiếp xúc với Pháp Luân Công đều yêu mến và thừa nhận Pháp Luân Công.

Do đó luận điệu nói rằng quốc gia phản đối Pháp Luân Công đã bị bác bỏ.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc từng có một “thông báo” không cho phép đảng viên, đoàn viên tu luyện Pháp Luân Công. Đó cũng chỉ là nội quy nội bộ của đảng, không phải pháp luật, cũng không thể đại diện cho quốc gia. Nếu phải lựa chọn giữa đệ tử Đại Pháp là đảng viên, đoàn viên đang tu luyện Đại Pháp và làm đảng viên, đoàn viên thì tuyệt đại đa số sẽ chọn tu luyện Đại Pháp. Hơn nữa trong 1,3 tỷ người thì số đảng viên, đoàn viên cũng chỉ chiếm thiểu số.

Vậy thì, là chính phủ đang phản đối và nhổ tận gốc Pháp Luân Công chăng?

Điều 85 chương 3 trong Hiến pháp quy định, Quốc vụ viện, tức Chính phủ nhân dân trung ương, là cơ quan chấp hành cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, là cơ quan hành chính tối cao của quốc gia.

Một trong những quyền của Quốc vụ viện, quy định tại điều 89 tại hiến pháp: 1. Quy định các biện pháp hành chính, chế định quy định pháp luật hành chính, ban hành quyết định và mệnh lệnh theo pháp luật; điều 61 trong Lập Pháp: pháp quy hành chính do thủ tướng ký kết, quốc vụ viện ban hành.

Đến nay không hề có một quy định pháp luật hành chính hay một quyết định nào của Quốc vụ viện ra lệnh rằng nhổ tận gốc và phản đối Pháp Luân Công. Vậy nên nói chính phủ phản đối Pháp Luân Công đã bị bác bỏ.

Vậy phải chăng Pháp Luân Công xúc phạm pháp luật, theo cách nói của phương tiện truyền thông là bị “nhổ tận gốc theo luật”?

Từ ngày 20 tháng 09 năm 1999, trong chiến dịch tuyên truyền vu khống rợp trời dậy đất của các phương tiện truyền thông, các ban ngành hữu quan đẩy ra một loạt những công cáo, quyết định, giải thích pháp luật, coi là thứ “căn cứ pháp luật” để bức hại Pháp Luân Công, như sau:

1. Quyết định của bộ hành chính về cuộc họp nghiên cứu nhổ tận gốc Pháp Luân Công

2. Công cáo của bộ công an (6 điều cấm)

3. Tòa án Nhân dân tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao giải thích về nhiều vấn đề liên quan đến ứng dụng pháp luật cụ thể vào vụ án thành lập tổ chức và lợi dụng tổ chức tà giáo phạm tội.

4. Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải thích tư pháp về thế nào gọi là tà giáo, làm thế nào để xử lý tà giáo…

5. “Quyết định về việc nhổ tận gốc tà giáo, phòng chống và trừng trị các hoạt động tà giáo” của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân. (Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện, Trung Cộng mới thực sự là tà giáo.)

Những căn cứ trên rốt cuộc có phải là pháp luật hay không, trước tiên chúng ta tìm hiểu hàm nghĩa pháp luật trong phân loại luật pháp quốc gia hiện nay. Căn cứ theo pháp lý, theo nguồn gốc pháp luật Trung Quốc và phân loại hiện nay: Hàm nghĩa của pháp luật có nghĩa rộng và nghĩa hẹp, nghĩa rộng là chỉ tất cả những văn bản mang tính quy phạm, nghĩa hẹp là chỉ giới hạn những văn bản mang tính quy phạm do Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân chế định, chúng ta chỉ dùng nghĩa hẹp.

Từ đó có thể thấy, hiện nay chúng ta đang thực hiện nguyên tắc lập pháp có hàm nghĩa pháp luật theo nghĩa hẹp, cũng tức là chỉ văn bản quy phạm pháp luật do đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc chế định mới là Pháp luật. Điều 58 chương 3 trong Hiến Pháp quy định: Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc sẽ điều hành quyền lập pháp của quốc gia.

Bộ Hành chính dân sự và Bộ Công an đều là các bộ và hội đồng ủy viên thứ cấp của Quốc Vụ viện, không có quyền lập pháp. Do đó, hai “công cáo” này do Bộ hành chính dân sự và bộ công an chế định không phải pháp luật. Căn cứ theo hiến pháp và luật lập pháp, Bộ Hành chính Dân sự và Bộ Công an chỉ có thể chế định văn kiện quy phạm pháp luật hành chính ban hành quyết định và mệnh lệnh trong nội bộ ngành của mình; còn chế định văn kiện quy phạm pháp luật hành chính, ban hành quyết định và mệnh lệnh là chấp hành quy định pháp luật hành chính của luật pháp quốc gia và Quốc Vụ viện. Hai “công cáo” của Bộ hành chính dân sự và bộ công an chấp hành không nói rõ là chấp hành theo quy định pháp luật hành chính của quốc vụ viện và pháp luật nước nào. Hai bản công cáo này cũng vi phạm quy định hữu quan về “Điều lệ trình tự chế định văn kiện quy phạm pháp luật hành chính” và luật Lập Pháp. Điều 3 trong “Điều lệ trình tự chế định văn kiện quy phạm pháp luật hành chính” quy định: Chế định văn kiện quy phạm pháp luật hành chính phải tuân theo nguyên tắc lập pháp của luật Lập Pháp, phù hợp với Hiến pháp, Pháp luật, quy định pháp luật hành chính và các quy định lập pháp khác.

Điều 87 trong “Luật Lập Pháp” quy định: pháp luật, quy định pháp luật hành chính, văn kiện quy phạm pháp luật hành chính… có một số tình huống dưới đây, cơ quan hữu quan có thể thay đổi hoặc hủy bỏ theo quy định điều 88 của luật này: (1) Vượt quá quyền hạn; (2) Luật thứ cấp vi phạm luật thượng cấp; (4) Vi phạm trình tự pháp luật. Do đó, bản “công cáo” này cũng vi phạm hiến pháp, vi phạm luật pháp, cũng là luật thứ cấp vi phạm luật thượng cấp và trình tự pháp luật, nên hủy bỏ và cấm chỉ.

Chúng ta xem lại Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao “giải thích pháp luật” này có phải pháp luật hay không. Điều 67 chương 3 Hiến pháp quy định: Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân khống chế quyền sau: (4) Giải thích pháp luật.

Theo “Hiến pháp” và “Luật Lập pháp”, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao không có quyền giải thích pháp luật, chỉ có Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc mới có quyền giải thích pháp luật. Do đó bản “giải thích pháp luật” này của Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao là vi phạm Hiến pháp, vi phạm Luật pháp, vi phạm trình tự pháp luật” nên bị hủy bỏ hoặc cấm chỉ.

Hiệu lực của pháp luật là do trình tự chế định hợp pháp của nó và tính cưỡng chế quốc gia, hơn  nữa những “công cáo”, “quyết định”, “giải thích pháp luật” trên đều không có cái nào có một trình tự chế định hợp pháp. Do đó không phải là pháp luật, càng không có hiệu lực pháp luật.

Ngày 30 tháng 10 năm 1999, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân cho ra mắt “Quyết định về nhổ tận gốc tổ chức tà giáo, phòng chống và trừng trị các hoạt động tà giáo”, quyết định này nhằm giải thích và làm rõ thêm một bước nữa về 300 điều của luật hình sự, không hề nhắc đến Pháp Luân Công. Ba đặc trưng của tà giáo (lừa tiền, khiến người khác tử vong, hiếp dâm phụ nữ) cũng không phù hợp với Pháp Luân Công, hành vi cụ thể của nó chỉ có thể lý giải là phiếm chỉ, chứ không có tính mục tiêu chuyên môn.

Mục 3 chương 1 Luật hình sự quy định: yếu tố khách quan phạm tội là quy định luật hình sự, nội dung của nó mang đặc trưng sự thực khách quan, nó nói rõ hành vi mang tính xâm phạm tới quan hệ xã hội được bảo hộ của luật hình sự, là yếu tố thành lập phạm tội cần có: (1) hành vi nguy hại. (2) kết quả nguy hiểm. (3) quan hệ nhân quả. (4) thời gian, địa điểm, phương pháp như tiến hành cướp bóc gây tổn thất tài sản hoặc kinh tế cho người bị hại, giết người gây tử vong hoặc thương tổn cho người bị hại. Hành vi của những người tu luyện Pháp Luân Công không có những nhân tố khách quan như trên. Pháp luật không quy định rõ là hành vi phạm tội thì không được định tội.

Giở hết toàn bộ pháp luật hiện nay của Trung Quốc, cũng không tìm được một bộ luật nói Pháp Luân Công là tà giáo, cơ quan tư pháp dùng “quyết định” này để định tội Pháp Luân Công là vi phạm phẩm cách và đạo đức nghề nghiệp của những người công tác trong luật pháp.

Điều 8 chương 2 “Luật Lập Pháp” quy định: những sự việc sau chỉ có thể chế định pháp luật: 4. Phạm tội và luật hình sự; 5. Những biện pháp và xử phạt cưỡng chế với việc tước đoạt quyền chính trị của công dân, hạn chế tự do thân thể.

Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công đã 15 năm, đến nay vẫn chưa chấm dứt. Chúng đối xử với các học viên Pháp Luân Công bằng cách: lục soát nhà, phạt tiền, đuổi việc, cưỡng chế tẩy não “chuyển hóa”, cưỡng bức lao động, cải tạo lao động, còn trong nhà tù thì là đánh chết, đánh thương tật không kể biết bao nhiêu học viên Pháp Luân Công, thậm chí mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Cơ quan tư pháp cũng ra hàng loạt phán quyết có tội nhằm vào học viên Pháp Luân Công, mà đến nay lại tìm không thấy một căn cứ pháp luật hợp pháp nào.

Điều 5 chương 1 đại cương Hiến Pháp quy định: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa trị quốc theo luật, xây dựng quốc gia pháp trị.

“Mọi cơ quan và các lực lượng vũ trang quốc gia, các đảng chính trị và các đoàn thể xã hội, các tổ chức xí nghiệp nhà nước đều phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi vi phạm hiến pháp và pháp luật đều phải điều tra. Bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào đều không có đặc quyền vượt khỏi hiến pháp và pháp luật.” Bạo hành với Pháp Luân Công đây là quốc gia pháp trị sao?

Tóm lại, nói Pháp Luân Công vi phạm pháp luật, nhổ tận gốc theo luật đã bị bác bỏ.

Ngày 26 tháng 10 năm 1999, Giang Trạch Dân trả lời phỏng vấn của phóng viên “Báo Le Figaro” của Pháp, lúc đó khi được hỏi đến Pháp Luân Công, Giang tùy tiện nói “Pháp Luân Công là tà giáo”, ngày hôm sau tờ “Nhật báo nhân dân” và Tân Hoa Xã đều đăng bài viết Pháp Luân Công là tà giáo và vén bức màn đàn áp từ đó. Lời của Giang Trạch Dân và bài viết của “Nhật báo nhân dân” không phải pháp luật. Theo hiến Pháp Giang Trạch Dân không có quyền quyết định ai là tà giáo, ai là chính giáo.

Điều 80 mục 2 chương 3 Hiến Pháp quy định: quyền hạn của chủ tịch nước: Theo quyết định, pháp luật được ban hành của Đại hội Đại biểu Nhân dân hội và Ủy ban Thường vụ đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Quốc Vụ viện, Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch các Ủy ban, Kế toán trưởng, Bí thư trưởng, được nhận huân chương và danh hiệu danh dự của quốc gia, ban hành lệnh đặc xá, tuyên bố lâm vào tình trạng khẩn cấp, tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban hành lệnh động viên, đại diện quốc gia tiến hành các hoạt động quốc sự, tiếp nhận đặc phái viên nước ngoài, điều đi và triệu hồi đặc phái viên trú tại nước ngoài, phê chuẩn và bãi bỏ những hiệp ước, hiệp định kết giao với nước ngoài theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân.

Có thể thấy, Giang Trạch Dân áp đặt cho Pháp Luân Công là hành vi vượt ra ngoài hiến pháp, lạm dụng quyền lực.

Vậy thì tại sao Giang Trạch Dân muốn bức hại Pháp Luân Công? Chúng ta bắt đầu nói từ việc Giang Trạch Dân nắm quyền như thế nào.

Điều 79 tiết 2 trong hiến Pháp quy định: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu lên. Còn Giang Trạch Dân nắm quyền không qua bầu cử của Hội đồng Đại biểu Nhân dân, nên việc y nắm giữ chức vụ là không hợp pháp. Y dẫm lên vết máu cuộc tàn sát “Lục Tứ” (ngày 4 tháng 6) để leo lên, là một kẻ đầu cơ chính trị. Do sợ hãi về quyền lực không thể đứng vững, do thấy số người tu luyện Pháp Luân Công vượt quá số đảng viên của Đảng Cộng sản, do muốn làm cái gọi là sùng bái cá nhân, không cho phép xuất hiện một lãnh tụ tinh thần thứ hai, do đố kỵ… Do đó mà phát động bừa bãi cuộc vận động bức hại phi lý tính, tàn khốc nhằm vào Pháp Luân Công.

Ngày 10 tháng 06 năm 1999, dưới sự chỉ đạo của Giang đã thành lập “Tổ chức lãnh đạo xử lý vấn đề Pháp Luân Công”, gọi tắt là Phòng 610, và tầng tầng các cấp bên dưới, điều này vượt qua cả công an, kiểm sát, pháp luật, đè bẹp pháp luật, một tổ chức cá nhân Giang Trạch Dân, trực tiếp chịu sự chỉ huy của Giang, mật lệnh của Giang được truyền đạt, quán triệt xuống dưới thông qua tổ chức này. Đây là một tổ chức tương đối giống với “Đội Cách mạng Văn hóa Trung Ương” thời Cách mạng Văn hóa và có tính chất giống như cảnh sát mật của phát xít Đức vào thời kỳ Đại chiến Thế giới thứ hai. Giang Trạch Dân dùng quyền lực trong tay lấy quyền thay pháp luật, lấy quyền đè bẹp pháp luật, phát động cuộc bức hại trường kỳ, làm hao phí tài lực, vật lực, nhân lực to lớn của quốc gia, tàn nhẫn vô nhân đạo, hiện giờ đã khiến con người phẫn nộ, chúng Thần phẫn nộ, cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bị nhân dân lương thiện trên toàn thế giới cùng nhau khiển trách và ngăn chặn. Giang Trạch Dân đã bị những nhân sỹ chính nghĩa các nước kiện ra tòa, tòa án nhiều nước đã xử Giang có tội, bức màn phán quyết chính nghĩa tại nhân gian đã được vén lên, bức màn bị trời trừng phạt cũng sắp bắt đầu.

Các học viên Pháp Luân Công nơi đây mang theo thiện niệm, dốc sức khuyên những người còn đang bức hại Pháp Luân Công và bị lừa gạt bởi những lời dối trá của nó, vì tương lai của chính mình, xin hãy bỏ “con dao đồ tể” trong tay mình xuống!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/16/究竟是谁在反对和迫害法轮功-287758.html

Đăng ngày 31-05-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share