Bài viết của Trần Tâm Ninh, phóng viên Minh Huệ ở Brisbane, Úc
[MINH HUỆ 01-05-2014] Ngày 25 tháng 04 hàng năm, học viên Pháp Luân Công toàn thế giới đều tổ chức các hoạt động kỷ niệm sự kiện 10.000 người kháng nghị hòa bình ở Trung Nam Hải gây chấn động toàn cầu. Thoáng chốc đã 15 năm trôi qua, học viên Pháp Luân Công Margery Dunn sống tại Brisbane, Úc đã bắt đầu tu luyện đúng vào năm đó. Bà nhìn nhận sự kiện “Kháng nghị hòa bình ngày 25 tháng 04 như thế nào”?
Tháng 10 năm 1999, Margery vừa bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Công, đắm mình trong Đại Pháp, cảm nhận được sự thăng hoa về cả thân và tâm. Vài tháng sau, thông qua tin tức trên báo chí ở Úc bà biết được Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp. Do đã từng ở Trung Quốc vài năm, Margery cũng có một số hiểu biết về ĐCSTQ, do vậy bà không bị ảnh hưởng khi nghe tin Pháp Luân Công bị bức hại, ngược lại điều này khiến bà càng kiên định tu luyện hơn. Bà nói: “Tôi từng sống ở Trung Quốc một thời gian, biết được việc làm của ĐCSTQ từ trước đến nay có chút kỳ lạ, nó có những quy định và pháp luật riêng, rất khác biệt so với xã hội phương Tây. Tôi không hề để ý bởi vì tôi đã hiểu được truyền thông của ĐCSTQ vốn rất kỳ lạ. Lúc đó cũng có người bảo tôi rằng truyền thông của ĐCSTQ chỉ đăng những tin mà họ thích, chưa bao giờ đăng những nội dung có giá trị tin tức.”
Một năm sau khi sự kiện 25 tháng 04 xảy ra, Margery mới biết Trung Quốc có hơn 10.000 người cũng là học viên Pháp Luân Công giống mình, vì muốn nói với chính phủ biết rằng Pháp Luân Công là tốt đã đến Trung Nam Hải để kháng nghị hòa bình. Lúc đó bà mới biết ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công với quy mô và thủ đoạn tàn khốc như thế nào. Bà nhớ lại: “Sáu tháng trước tôi chỉ đắm mình trong sự mỹ hảo của Đại Pháp, lúc đó tôi cho rằng quy mô của cuộc bức hại rất nhỏ, chỉ là phát sinh tại một, hai thành phố của Trung Quốc. Mãi đến khi tôi đọc được nội dung do các học viên trực tiếp bị bức hại báo cáo lại, đó là lúc kỷ niệm một năm sự kiện 25 tháng 04, tôi mới biết tình huống mà các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc nghiêm trọng như thế nào.”
Đối với việc 10.000 người kháng nghị tập thể năm đó, đối với hành động lên tiếng của người dân như vậy, Margery cho rằng: “Đây là việc mà ở Úc chúng tôi cũng sẽ làm. Chúng tôi có các hình thức kháng nghị hòa bình, diễu hành, mit-tinh. Khi người dân không thể chấp nhận bị đối xử bất công, thì họ sẽ cùng những người có chung quan điểm đứng lên bảo vệ chính nghĩa, đây là việc bình thường ở xã hội phương Tây. Tôi cho rằng, kháng nghị là quyền lợi hợp pháp của người dân Trung Quốc. Xem lại ảnh của năm đó thì thấy rằng chỉ là mit-tinh hòa bình, những người ấy không hề trở ngại giao thông và đường xá, đa số đứng trên vỉa hè, rất hòa bình. Họ thậm chí còn không có băng rôn, cũng không giống những người kháng nghị phương Tây dùng loa phóng thanh mà nói ầm ỹ.”
Margery cũng chỉ ra rằng, Pháp Luân Công dạy các học viên ở mọi lúc mọi nơi đều phải nghĩ đến người khác trước, lúc đó kháng nghị không chỉ không có bạo lực và hò hét, mà khi học viên rời đi, trên khắp đường phố một chút rác cũng không còn.
Đối với các học viên Pháp Luân Công mà nói, “Kháng nghị hòa bình ngày 25 tháng 04” là sự kiện quan trọng mang tính lịch sử, cũng làm chấn động rất nhiều người. Margery cho rằng: “Tôi biết năm đó ở Trung Quốc có rất ít mit-tinh kiểu này, người ta có vẻ như âm thầm lặng lẽ chịu đựng những bất công trong cuộc sống, có rất ít kháng nghị, cũng có lẽ là do chính phủ không cho phép. Lúc đó một vạn người buông bỏ hết mọi thứ, tự phát đi đến Bắc Kinh, những học viên ấy ý thức được rằng, nên để chính phủ Bắc Kinh biết sự thật về Pháp Luân Công. Họ (những người kháng nghị) không tạo thành uy hiếp với bất kỳ người nào, chỉ là yêu cầu có một môi trường để luyện công và học Pháp.”
15 năm đã trôi qua, cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn, bà Margery nói: “Vốn dĩ tôi cho rằng cuộc đàn áp sẽ không thể kéo dài. Tuy vậy mấy năm nay, số lượng những tài liệu liên quan đến cuộc bức hại lần lượt được đăng tải, số lượng người tử vong không ngừng tăng lên. ”
Bà cũng kêu gọi chính phủ các nước và các nhân sĩ hãy đứng lên lên án ĐCSTQ, để cuộc bức hại vô lý đối với những người lương thiện này sớm kết thúc. Margery nói: “Chúng ta nhất định phải tiến hành giảng chân tướng trên diện rộng, trên phạm vi toàn cầu, hướng đến các nghị viên, các tổ chức ân xá quốc tế mà liên tục thức tỉnh họ rằng cuộc bức hại vẫn chưa kết thúc, vẫn đang tiếp tục phát sinh, để họ có thể hết sức giúp đỡ. Cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa. ĐCSTQ đang làm cái việc bức hại chính nhân dân của mình, bức hại những người dân mà họ lẽ ra phải bảo hộ và đại diện.”
Trải qua 15 năm mưa gió, điều gì khiến Margery kiên trì tu luyện Đại Pháp? “Ngay từ đầu Đại Pháp đã khiến nhân sinh quan của tôi thay đổi hoàn toàn. Cuộc sống luôn có lúc thăng lúc trầm. Học Đại Pháp xong tôi mới minh bạch được ý nghĩa của nhân sinh, khi gặp những việc không như ý trong cuộc sống, tôi có thể lùi một bước biển rộng trời trong, tích cực tiến lên phía trước.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/5/1/一名西方法轮功学员眼中的“四·二五”-290770.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/11/692.html
Đăng ngày 22-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.