Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-04-2014] 107 trường hợp tử vong đã được xác nhận trong cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 15 năm qua chỉ tính riêng ở Bắc Kinh. Trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận đó là ông Trương Thục Tề ở Quận Tây Thành, Bắc Kinh, xảy ra vào ngày 15 tháng Giêng năm 2000. Trường hợp tử vong mới nhất được ghi nhận đó là ông Lý Dược Tiến ở Quận Thạch Cảnh Sơn, vào ngày 01 tháng 10 năm 2013.

Độ tuổi tử vong là từ 20 đến 81 tuổi, trong đó 62,6% là nữ, 31,8% là nam và 5,6% không rõ. 20% các học viên có bằng cử nhân hoặc cao học, 30% trong tổng số 107 trường hợp tử vong là nông dân, và 21% là những người làm trong ngành giáo dục, hoặc các giáo sư nghiên cứu.

Các trường hợp tử vong xảy ra ở 16 quận, huyện thuộc Bắc Kinh, nhiều nhất là ở Quận Triều Dương (17 người), xếp thứ hai là huyện Mật Vân (16 người).

Báo cáo này phân loại các trường hợp tử vong theo các mục, và danh sách sau đây chỉ liệt kê vài trường hợp tiêu biểu được lựa chọn trong mỗi mục.

• Tử vong trong các hắc lao / trại lao động / nhà tù

• Tử vong do bị tra tấn dã man

• Tử vong do căng thẳng kéo dài từ cuộc bức hại

• Tử vong sau khi chuyển đến các nhà tù / trại lao động bên ngoài Bắc Kinh

• Tử vong bên ngoài Bắc Kinh sau khi bị buộc phải rời khỏi nhà

• Tử vong khi trốn thoát khỏi bị bắt giữ.

Tử vong trong các hắc lao / trại lao động / nhà tù

Ông Đặng Hoài Dĩnh

Ông Đặng Hoài Dĩnh, 43 tuổi, tốt nghiệp Đại học Điện lực Bắc Kinh với bằng Thạc sĩ Tài chính, và sống tại Quận Hải Điến. Ông đã chết tại Trung tâm giam giữ Hải Điến vào ngày 15 tháng 05 năm 2013. Trước lần giam giữ gần đây nhất, ông đã phải chịu tổng cộng 12 năm tù tại trại lao động cưỡng bức khét tiếng Đoàn Hà, nhà tù Tiền Tiến, và nhà tù Tấn Trung.

Các lính canh ở Trung tâm giam giữ Hải Điến đã bí mật hỏa táng thi thể ông mà không được sự đồng ý từ phía gia đình.

Bà Đỗ Quyên

Bà Đỗ Quyên, 57 tuổi, ở Quận Triều Dương, Bắc Kinh. Bà đã phải chịu tổng cộng 7 năm tù cho cả hai lần giam giữ. Bà đã phải chịu những khốc hình trong Nhà tù nữ Bắc Kinh, và đã chết trong tù vào ngày 14 tháng 06 năm 2011.

Xem thêm chi tiết trong các báo cáo trước đây:

Ms. Du Juan Dies after Being Persecuted in Beijing Women’s Prison; Officials Refused to Release Her for Medical Treatment (Photo) .

Cô Đổng Thúy

Tám ngày sau khi bị chuyển đến từ Nhà tù nữ Đại Hưng ở Bắc Kinh, cô Đổng Thúy, Thạc sĩ y khoa, đã từng làm việc cho Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Quận Thuận Nghĩa, đã chết ngày 19 tháng 03 năm 2003, khi chỉ mới 29 tuổi.

Ông Vu Trụ

Ông Vu Trụ, 42 tuổi, ở Quận Hải Điến, đã bị bắt giữ vào ngày 26 tháng Giêng năm 2008, và bị đưa tới Trung tâm giam giữ Quận Thông Châu ở Bắc Kinh. Vào ngày 06 tháng 02, gia đình ông nhận được thông báo đến thăm ông tại Trung tâm Cấp cứu Thanh Hà.

Ông Vu đã chết trước khi mọi người trong gia đình tới nơi.

Tử vong do bị tra tấn nghiêm trọng

Những trường hợp tử vong sau đây xảy ra tại nhà do bị tra tấn nghiêm trọng khi bị cảnh sát giam giữ.

Cô Triệu Hân

Cô Triệu Hân, 32 tuổi, bị chuyển đến Trung tâm giam giữ Hải Điến vào ngày 19 tháng  06 năm 2000. Người giáo viên 32 tuổi của trường Đại học Thương mại và Công nghiệp Bắc Kinh đã bị gãy đốt sống cổ, hậu quả của những màn đánh đập tàn bạo trong khi bị cảnh sát giam giữ. Cô đã bị liệt sau khi được điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Hải Điến và qua đời vào ngày 11 tháng 12 năm 2000.

Bà Mã Tĩnh Phương, 59 tuổi, bị tuyên án 2,5 năm tù giam vào tháng 07 năm 2001. Bà trở nên rất yếu sau khi bị tra tấn. Khi bà lại bị kết án ba năm nữa vào năm 2003, trại lao động đã không tiếp nhận bà do tình trạng sức khỏe yếu. Bà đã bị quản thúc tại gia, và bị đe dọa rằng bà sẽ bị gửi vào trại lao động ngay sau khi bà có dấu hiệu hồi phục sức khỏe. Bà đã qua đời vào ngày 08 tháng 03 năm 2005.

Tử vong do căng thẳng kéo dài từ cuộc bức hại

Là kết quả của chính sách khủng bố trên toàn quốc, và áp lực tinh thần rất lớn từ các Phòng 610 địa phương, văn phòng ủy ban cộng đồng, đồn cảnh sát, tình hình tài chính cá nhân, nơi công tác, và xã hội, các học viên đã phải chịu những tổn hại lâu dài. Nhiều người đã bị suy sụp từ năm này qua năm khác và cuối cùng đã qua đời.

Ông Cung Cửu Sinh, 63 tuổi, là một nông dân ở huyện Mật Vân. Ông đã liên tục bị đồn cảnh sát thị trấn và nhân viên Phòng 610 bắt giữ. Ông đã bị sốc điện, và cuối cùng đã qua đời vào đầu năm 2002.

Bà Phùng Nãi Như, 87 tuổi, là một nông dân ở huyện Mật Vân, đã thường xuyên bị Phòng 610 địa phương sách nhiễu. Bà bị đánh đập và bị các sĩ quan cảnh sát sỉ nhục khi con dâu bà bị bắt giữ và bị gửi tới trung tâm giam giữ thị trấn. Bà đã qua đời vào tháng 03 năm 2000.

Bà Triệu Tú Trân, một nông dân ở huyện Mật Vân, đã phải chứng kiến trong khi con trai và con dâu bà bị cảnh sát tra tấn. Sau khi liên tục bị quấy rối, tống tiền, và làm nhục, bà đã chết vào tháng 09 năm 1999.

Tử vong sau khi bị chuyển đến các nhà tù / trại lao động bên ngoài Bắc Kinh.

Hai người đã chết sau khi bị chuyển đến các cơ sở giam giữ bên ngoài Bắc Kinh.

Bà Vương Tú Hoa, 51 tuổi, bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Khai Bình ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc vào giữa tháng 12 năm 2004. Ngày 22 tháng 06 năm 2005, gia đình bà được thông báo tới đưa bà về nhà. Bà Vương đã bị bất tỉnh và bất động. Gia đình đã đưa bà tới bệnh viện để cấp cứu. Bà đã chết tại bệnh viện vào ngày 15 tháng 07 năm 2005.

Ông Thường Quý Hữu

Ông Thường Quý Hữu, 55 tuổi, là một công nhân ở quận Thông Châu, Bắc Kinh. Ông đã bị mất việc, như là kết quả của đức tin vào Pháp Luân Công của ông. Tháng 06 năm 2004, ông bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ Thông Châu và sau đó bị tuyên án 3 năm tù giam.

Ông Thường đã ở trong tình trạng nguy kịch vào tháng 03 năm 2005 sau khi bị chuyển tới nhà tù Thiên Tân Tiền Tiến vào tháng 11 năm 2004. Khi vợ ông cố xoay sở để gặp ông, ông đã bị bất tỉnh và bị chảy máu từ miệng và mũi. Lý do được đưa ra cho cái chết của ông là xuất huyết não.

Tử vong bên ngoài Bắc Kinh sau khi bị buộc phải rời khỏi nhà

Sáu trường hợp tử vong đã xảy ra sau khi các học viên bị buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm.

Ông Vương Sàn, 39 tuổi, là nhân viên làm việc tại văn phòng trung tâm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tuy có tay nghề chuyên môn cao, nhưng ông đã bị sa thải trong cuộc bức hại. Trong vòng vài ngày sau khi bị bắt giữ tại Lương Sơn, tỉnh Sơn Đông vào ngày 21 tháng 08 năm 2002, ông Sàn đã bị tra tấn đến chết tại Trung tâm giam giữ Tế Ninh tỉnh Sơn Đông.

Ông Vương Chí Minh, là phiên dịch viên cho bộ phận xuất nhập khẩu của Tập đoàn May Mặc Trung Quốc, đã bị giam giữ nhiều lần sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999.

Ông Vương đã trở về quê ở tỉnh Sơn Tây vào tháng 07 năm 2001 để tránh bị bức hại thêm. Ông đã bị bắt ở đây và bị kết án năm năm tù. Ông đã chết vào ngày 22 tháng 07 năm 2003.

Tử vong khi trốn thoát khỏi bị bắt giữ

Bà Nhâm Hán Phân, 73 tuổi, một nhà nghiên cứu ở Quận Hải Điến, bị buộc phải rời khỏi nhà sau khi bị tra tấn tại một trung tâm tẩy não. Vào tháng 05 năm 2002, bà Nhâm đã bị bao vây tại nơi thuê trọ. Để tránh bị bắt đi một lần nữa, bà đã buộc sợi dây thừng vào người và cố trượt xuống từ tòa nhà. Thật không may, sợi dây bị đứt và bà đã bị ngã chết.

Bà Nhâm là một tiến sĩ uyên bác và một nhà khoa học làm việc tại Viện động lực tên lửa thuộc Viện hàn lâm nghiên cứu khoa học Trung Quốc.

107 trường hợp tử vong này chỉ là một phần nhỏ của các trường hợp đã được xác nhận. Bức tranh đầy đủ hoàn chỉnh vẫn chưa được khám phá và phơi bày.

(Còn tiếp)

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/18/246.html

Đăng ngày 08-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share