Bài viết của một người dân ở ngoại ô thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên

[MINH HUỆ 17-03-2014] Nhà tôi ở ngoại ô thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên. Sau đây tôi xin kể câu chuyện chân thực về việc em trai tôi đã cải tử hoàn sinh.

Em trai tôi làm thợ xây ở một công trường ở Quảng Châu. Một ngày mùa hè năm 2011, cậu ấy đang thi công ở tầng 18, không cẩn thận nên bị ngã xuống, vì có vài tầng võng an toàn, mới không bị thịt nát xương tan, nhưng vẫn bị trọng thương. Cậu ấy lập tức được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Hai ngày chữa chạy mà vẫn không có chút chuyển biến nào, bệnh viện đã từ chối không tiếp tục cứu chữa nữa, yêu cầu gia đình tôi lập tức đưa cậu ấy xuất viện. Không còn cách nào khác, chúng tôi chỉ có thể đưa cậu ấy về Tứ Xuyên qua đường máy bay.

Xuống máy bay lập tức đưa cậu ấy vào một bệnh viện lớn ở Thành Đô xin cứu chữa, bệnh viện này cũng không tiếp nhận. Không có cách nào chúng tôi đành quay về Quảng Hán. Về nhà chúng tôi mời một bác sĩ đến. Kiểm tra cẩn thận xong, bác sĩ lắc lắc đầu nói: “Ngay cả mạch còn không có nữa rồi, chỉ có một ít hơi thở thoi thóp, không khác người chết là mấy, không sống được nữa rồi.”

Tôi nghe bác sĩ nói xong, lo lắng chỉ biết khóc. Em trai tôi mới 30 tuổi, trẻ như vậy, mà phải chết là sao? Trên cậu ấy còn có cha mẹ, dưới còn có con rất nhỏ… Khóc một lúc, đột nhiên tôi nhớ ra người thím họ xa luyện Pháp Luân Công, năm ngoái cháu gái của thím tên là Anh Tử (8 tuổi) trên đường đi học bị một xe ba bánh đâm vào, bánh xe lăn qua cổ đứa bé, xương đòn đều bị gãy. Bác sĩ ở bệnh viện nói, ít nhất phải ba ngày mới thoát khỏi nguy hiểm đến sinh mệnh. Thím nghe được tin vội đến bệnh viện và nói: “Không sao đâu”. Thím đến giường bệnh của Anh Tử nói vào tai của Anh Tử mấy câu. Hơn mười phút sau, Anh Tử từ trạng thái bán hôn mê có thể ngồi dậy ngay được, tự mình xuống giường đi đến phòng vệ sinh. Ngày thứ ba, Anh Tử đã xuất viện đi học rồi. Mọi người vẫn đang kinh hồn, vẫn chưa hết ngỡ ngàng, mấy câu nói của thím mà lại có thể cứu cô bé. Tôi sao còn không đi tìm thím, cầu Pháp Luân Công cứu em trai tôi?

Tôi tìm đến nhà thím, thím giảng cho tôi sự thật về Pháp Luân Công. Tôi nói: “Cháu và cậu em đều biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt ”, nhưng giờ nên làm thế nào? Thím nói: “Giờ chỉ có Sư phụ của Đại Pháp có thể cứu cậu ấy thôi. Cháu quay về bảo người nhà và những bạn bè thân thích đến thăm cậu ấy thành tâm niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!’ Cần niệm liên tục.”

Tối hôm đó ở nhà tôi, trong phòng của em trai tôi tụ tập hơn bốn mươi người là họ hàng và bạn bè, thím cũng đến nữa. Thím giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người, khuyên mọi người “tam thoái”, bảo mọi người, Pháp Luân Đại Pháp trọng đức hành thiện cứu người, nếu muốn cứu em trai tôi, mọi người hãy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!” Thím cũng khuyên hơn 20 người thoái. Tiếp đó mấy chục người trong nhà tôi phát từ nội tâm thành tâm niệm lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”

Niệm một mạch đến nửa đêm, em dâu tôi phát hiện ngón tay trắng nhợt nhạt của em trai tôi đã có chút hồng hào trở lại, tôi sờ cổ tay cậu ấy, có mạch đập rồi! Mọi người đều rất vui mừng, càng thành tâm hơn mà niệm lớn. Đến sáng sớm, sắc mặt, hô hấp của em tôi đã trở lại bình thường, còn ngồi dậy được trên giường. Em tôi sống lại rồi! Đến ngày thứ ba thì hồi phục lại hoàn toàn bình thường.

Thật là thần kỳ!

Mấy ngày sau, em trai tôi ra ngoài thì gặp mấy người trong thôn, họ hỏi cậu ấy: “Anh là người hay là quỷ đấy? Nghe nói là anh chết rồi sao lại vẫn sống ?” Em trai tôi bảo họ: “Pháp Luân Đại Pháp đã cứu sống tôi đấy!”

Việc này nhanh chóng lan truyền trong địa phương chúng tôi, mọi người đều biết Pháp Luân Đại Pháp đã cứu em trai tôi, đều tin Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Có vài người còn âm thầm bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.

Hiện giờ em tôi lại đi làm lại ở Quảng Châu rồi.

Cả nhà chúng tôi vĩnh viễn cảm tạ Pháp Luân Đại Pháp! Cảm tạ Sư phụ của Đại Pháp!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/17/弟弟起死回生的故事-288795.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/18/145939.html

Đăng ngày 04-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share