Bài viết của Trịnh Giác Hưng

[MINH HUỆ 21-03-2014] Ghi chú của Ban biên tập: Dưới đây là lá thư của ông Trịnh Giác Hưng (bút danh), một sỹ quan công an về hưu ở Bắc Kinh. Ông đã chứng kiến cảnh các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Trung tâm Giáo dục Luật pháp Bắc Kinh, thực chất đó là một cơ sở tẩy não. Phản ứng ôn hòa và quyết tâm không từ bỏ niềm tin của họ đã thúc đẩy ông Trịnh suy nghĩ về vai trò của lực lượng cảnh sát vũ trang trong chính sách đàn áp này, bản chất thực sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và những sự thật về Pháp Luân Công.

* * *

Tôi là một sỹ quan công an làm việc tại Trung tâm Giáo dục Luật pháp Bắc Kinh tại khu Đại Hưng, Bắc Kinh vào năm 2003. Tôi đã chứng kiến cảnh các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại trung tâm này. Điều này thật tồi tệ và không thể tưởng tượng được khi nhớ lại, nhưng tôi phải nói với mọi người trên thế giới để họ biết sự thật.

Tôi từng rất tự hào khi được làm việc tại nhiều cơ quan luật pháp tại thủ đô của đất nước. Nhưng hóa ra, công việc của tôi khác xa với công việc thi hành pháp luật chân chính. Tôi đã thi hành việc bức hại phi pháp các học viên Pháp Luân Công vô tội. Tôi cảm thấy rất tội lỗi và hối hận khi vô tình trợ giúp tội ác này.

Khi chân tướng về Pháp Luân Công được lan truyền trong thị trấn tôi ở, tôi đã thấy rõ bản chất xấu xa của ĐCSTQ. Để sửa chữa những lỗi lầm của bản thân và thức tỉnh lương tâm của các đồng nghiệp, tôi đã quyết định phơi bày toàn bộ tội ác phi pháp của cuộc bức hại này. Tôi hy vọng những đồng nghiệp của tôi sẽ thấy được bản chất xấu xa của ĐCSTQ, từ bỏ nó và những tổ chức liên đới của nó, và dừng trợ giúp ĐCSTQ bức hại những người dân vô tội.

I. Cô lập

Đội An ninh Nội địa địa phương đã đưa một giáo viên có tên là Thôi Tương Quân đến trung tâm vào mùa Hè năm 2003. Tất cả các phòng ở tầng hai và tầng ba đều có chung kết cấu. Vật dụng duy nhất ở trong phòng là một tấm đệm cho các học viên Pháp Luân Công ngủ vào buổi đêm và ngồi thẳng lưng trong cả ngày. Trong phòng có một cửa sổ đối diện cửa ra vào, nhưng nó luôn được che lại bằng màn cửa. Người bị giam không thể biết họ đang ở đâu và không phân biệt được ngày hay đêm. Điều này khiến người ta có cảm giác bị cô lập, sợ hãi, và thất vọng.

Tôi và một sỹ quan công an đang làm nhiệm vụ, cùng với một viên chức khác. Kính ở trên cửa ra vào cũng được che lại, chỉ chừa lại một mảnh hình tam giác nhỏ để quan sát. Chúng tôi phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt. Chúng tôi không được nói chuyện với bất cứ ai. Chúng tôi được lệnh kiểm tra chứng minh thư tại cửa ra vào và ghi lại những gì xảy ra.

Các viên chức ở trung tâm đào tạo quan tâm đến những sự việc xảy ra hàng ngày. Những người thuộc Đội An ninh Nội địa thì quan tâm đến việc giam giữ. Những người làm cho Phòng 610 thành phố và trại lao động thì phụ trách việc “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.

Có hai lý do vì sao có nhiều viên chức cùng tham gia. Thứ nhất, những người bị đưa đến trung tâm này đều dính líu đến những vụ việc lớn. Những vụ nhỏ hơn đều được xử lý tại những trung tâm cấp quận. Thứ hai, ĐCSTQ không tin ai hết. Nó muốn người của nó phải dò xét và báo cáo lẫn nhau, nó lo sợ các viên chức sẽ bị cảm hóa bởi lòng từ bi của các học viên Pháp Luân Công, và từ chối thực hiện cuộc bức hại.

Thôi Tương Quân đã tuyệt thực kể từ lúc anh đến trung tâm. Người anh trông xanh xao và yếu ớt. Tôi nhận ra anh Thôi có thể đã tuyệt thực khi anh ở trại tạm giam. Khi họ ra lệnh cho anh ngồi thẳng và “tự kiểm điểm”, anh sẽ nhắm mắt lại và thiền định. Chúng tôi ra lệnh cho anh phải mở mắt. Anh từ chối và đôi khi còn làm các động tác luyện công. Chúng tôi đã hét lên ra lệnh cho anh dừng lại.

Chúng tôi không được phép vào phòng, vì thế chúng tôi sẽ báo cáo tới sỹ quan trực ban. Sỹ quan này sẽ dẫn ba hay bốn người đi vào phòng, kéo thẳng hai chân và hai tay của anh Thôi, rồi để anh nằm trên sàn. Anh Thôi không nghe chúng tôi khi chúng tôi ra lệnh cho anh ấy ngồi dậy. Đó là một tình huống gay go. Ngay sau khi chúng tôi rời đi, anh ấy lại luyện công trở lại. Chúng tôi lại chạy đi báo cáo với sỹ quan một lần nữa. Vì việc này thường xuyên xảy ra nên sau này chúng tôi cũng lờ đi.

Khi tù nhân cần đi vệ sinh, họ phải hỏi ý kiến của chúng tôi. Chúng tôi cần thông báo cho sỹ quan. Họ chỉ được phép đi vệ sinh khi viên sỹ quan đồng ý. Các tù nhân không được phép nhìn thấy nhau. Ngay cả công an cũng không được đi với họ như chúng tôi.

II. Bức thực tàn bạo

Sau đó vài ngày, họ đã bức thực anh Thôi. Bác sỹ đã đặt một ống cao su vào mũi anh. Anh Thôi đã phản kháng. Sau đó người ở Đội An ninh Nội địa đã trói anh vào một chiếc ghế sắt để anh không cử động được. Anh Thôi đã hét lớn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo! “Chân – Thiện – Nhẫn” Hảo! Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp!”

Miêu tả lại tra tấn: Ghế sắt

Lúc đầu, chúng tôi đã hoàn toàn bị sốc. Tôi chưa bao giờ thấy một sức mạnh niềm tin như vậy. Nó giống như một nguồn năng lượng tinh khiết và mạnh mẽ, không có sự sợ hãi, thù địch, hay ghét bỏ. Đó là tiếng hét của lòng trắc ẩn. Công an ở Đội An ninh Nội địa nhanh chóng đóng cửa sổ lại trong sợ hãi. Họ lo sợ bị nhìn thấy, giống như những tội phạm. Một số liên tục tát vào mặt anh Thôi.

Anh Thôi bị bức thực bằng sữa ba lần một ngày. Lần nào anh cũng phản kháng. Sau đó vài ngày, chiếc ống nhựa dính đầy máu. Bác sỹ đã lắc đầu anh Thôi cho đến khi không thể lắc tiếp. Đó là một cuộc tra tấn tàn bạo! Tôi không thể chịu đựng được cảnh này. Tôi thầm khâm phục những người tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn”. Họ thực sự phi thường!

Cứ hai đến ba ngày là bác sỹ lại tiêm thuốc IV cho anh Thôi. Họ phải trói anh lại vì anh phản kháng. Tôi nghe nói mỗi chai thuốc tốn 100 nhân dân tệ. Tôi tự hỏi: “Tại sao anh ấy không ăn? Tại sao anh ấy lại tốn nhiều tiền và khiến chúng tôi phải vất vả?” Tôi hiểu rằng thức ăn không phải là thứ duy nhất cần thiết cho cuộc sống. Một người cần có niềm tin tinh thần. Điều đó tạo nên ý nghĩa của cuộc sống. Tôi lớn lên ở vùng nông thôn. Khi tôi đến các thành phố lớn, tôi đã bị choáng ngợp bởi cuộc sống thành phố đầy màu sắc. Tôi đã nghĩ hạnh phúc chính là có thức ăn ngon và được vui chơi. Tôi đã nhầm lẫn cuộc sống thành phố là hạnh phúc, đến khi tôi nhận ra niềm tin mới là hạnh phúc thực sự.

Nói về thức ăn, công an ở trại tẩy não có đồ ăn ngon và nhiều đồ uống khác nhau. Đôi khi công an ở Đội An ninh Nội địa còn ăn những loại thức ăn cao cấp ở ngay trước mặt các học viên bị giam cầm để lôi kéo “chuyển hóa” họ. Tôi đã nghe trộm được việc họ nói chuyện qua điện thoại với cấp trên. Cấp trên của họ thường đi du lịch ở những khu nghỉ dưỡng.

Những viên chức phụ trách “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công được chính phủ đối xử rất tốt. Họ nhận được số tiền thưởng lớn cho mỗi học viên họ “chuyển hóa”. Sau này tôi đã đọc một báo cáo viết rằng một phần tư thu nhập quốc gia được dành để đàn áp Pháp Luân Công. Tôi nghĩ nó còn lớn hơn một phần tư. Họ phung phí tiền của người dân để bức hại những người vô tội. Đó là một tội ác to lớn và là một điều xấu xa.

III. Đánh đập, cấm ngủ, và những viên công an điên khùng

Có bốn công an được cử đến để “chuyển hóa” anh Thôi. Đó là Ngụy ở Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà, Dương ở Đội An ninh Nội địa, Trương ở Trại lao động Cưỡng bức Thiên Đường Hà, và một công an trẻ họ Lý. Công an Ngụy có vẻ đã biết anh Thôi từ trước. Anh Thôi có thể đã từng ở trong trại lao động của ông ta. Còn công an Lý là một sinh viên mới tốt nghiệp và không có những thói quen xấu của hầu hết cảnh sát.

Họ thay phiên nhau “nói chuyện” với anh Thôi mỗi ngày, nhưng không hiệu quả. Một ngày nọ, họ cho anh Thôi xem lá thư từ người thân hoặc từ trường học của anh để ép anh “chuyển hóa”. Lá thư này cũng không hiệu quả và khiến cho họ lo lắng. Công an Dương là người tức giận nhất. Ông ta đã tát vào mặt anh Thôi nhiều lần trong “cuộc nói chuyện”. Anh Thôi đã hét lớn: “Công an đang đánh tôi!” Tất cả các phòng đều có camera an ninh. Công an Dương lo lắng sợ bị phát hiện, nhưng ông ta vẫn ra vẻ quyết đoán.

Họ bắt đầu cấm anh Thôi ngủ. Đèn ở trong phòng được bật sáng suốt cả ngày. Có hai chiếc ghế được đặt trong phòng, một cho anh Thôi, và một cho viên chức làm nhiệm vụ. Ngay sau khi anh Thôi nhắm mắt, viên chức làm nhiệm vụ sẽ chọc vào người anh. Điều này xảy ra trong nhiều ngày. Tôi nghĩ nó đang vượt quá giới hạn khi cấm một người từ chối thức ăn và nước uống không được ngủ. Làm thế nào mà họ có thể tra tấn một con người như vậy? Điều gì không làm anh ấy phát điên? Lấy đi sự tự do của anh Thôi đã là phạm pháp, cũng như đánh đập và cấm anh ấy ngủ. Đó có phải là cái họ coi là ”rèn luyện luật pháp”? Lần đầu tiên tôi trông thấy bảng hiệu “Trung tâm Giáo dục Luật pháp”, tôi nghĩ nó phải là một trường học lớn để học tập, diễn thuyết, hội thảo, và trao đổi tư tưởng. Tôi đã muốn tận dụng cơ hội để học những điều tốt. Nhưng những gì xảy ra bên trong nó thật vô nhân đạo!

Một số điều xấu đã xảy ra sau đó vài ngày.

Dù anh Thôi không bị điên, nhưng những công an này thì bị. Có một ngày mà cả bốn người đều xuất hiện. Điều này rất hiếm, vì họ thường thay phiên nhau. Trông họ rất chán nản. Sau khi nói một vài câu, họ bắt đầu đánh đập và tát anh Thôi. Anh bị dồn vào một góc và bị đánh qụy. Góc tường này là điểm mù của camera an ninh. Họ biết điều họ làm là phạm pháp và không muốn bị ghi lại. Nhưng họ phải được cấp trên chấp thuận. Camera có thể được tắt đi. Việc ghi hình có thể được xóa. Điều đó không là gì đối với họ. Những lính canh khác và tôi không dám và cũng không muốn nhìn vào bên trong. Chúng tôi nghe thấy tiếng than vãn và la hét đau đớn. Nó hẳn là điều gì đó rất nghiêm trọng.

Chúng tôi từng rất tôn trọng các công an ở Bắc Kinh và đối xử với họ như những viên chức. Tôi không tưởng tượng việc họ đánh một người không ăn, không uống, không ngủ trong nhiều ngày như thế nào. Tôi từng tự hào khi được đứng trong hàng ngũ lực lượng cảnh sát vũ trang. Tôi đã sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước và nhân dân. Nhưng sau khi nhìn thấy việc này, tôi có thể làm gì? Tôi hoàn toàn chán ghét với những gì họ làm. Đôi khi tôi còn giận giữ đến mức muốn tập hợp vài người và đánh “những công an ở thủ đô”.

Khi họ ra ngoài, họ nói họ sẽ đưa anh Thôi đến phòng tắm. Họ không muốn chúng tôi đi theo. Chúng tôi trông thấy những vết cắt và máu ở trên mặt anh Thôi. Có nhiều vết thâm tím xung quanh mắt của anh. Lúc đó là mùa hè và anh mặc quần đùi. Chúng tôi đã thấy những vết bầm sưng tấy ở hai chân của anh. Những kẻ vũ phu này thật tàn bạo! Những vết máu đã biến mất khi họ quay lại.

Vài ngày sau, tôi và một lính canh khác được lệnh đến đưa anh Thôi vào phòng tắm, chúng tôi đã thấy những vết thương trên người anh. Mặt phía trong ở hai chân anh là những chỗ bị thương nặng nhất. Tôi đã rất buồn khi nhìn thấy điều này. Theo cảnh sát, chấn thương ở khớp hông là đau đớn nhất. Nó sẽ không giết bạn nhưng sẽ khiến bạn khốn khổ.

Điều tôi ngạc nhiên là ánh mắt anh Thôi không giống như anh đang hận thù. Không từ nào có thể miêu tả sự ngưỡng mộ của tôi đối với các học viên Pháp Luân Công. Ở cùng thời điểm, sự kính trọng dành cho các công an Bắc Kinh của tôi đã biến mất. Từ lúc đó, tôi đã nói chuyện tử tế với anh Thôi, dù chỉ là một vài từ. Chúng tôi chỉ có thể diễn tả sự ngưỡng mộ của chúng tôi qua giọng nói và ánh mắt.

Ngoài anh Thôi, còn có hai học viên Pháp Luân Công khác khiến tôi rất ấn tượng. Một người tên Ngu Siêu, một người trẻ tuổi đẹp trai tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa. Anh là một người kiên định và cứng cỏi. Vợ anh, một cử nhân Đại học Thanh Hoa khác, cũng bị bắt. Một người khác là Ngô Tương Vạn ở tỉnh Sơn Đông. Anh khoảng 20 tuổi. Sau khi bị giam cầm và không cạo râu trong nhiều tháng, nhìn anh giống như một người 60 tuổi. Đây là kết quả “đào tạo luật pháp” của ĐCSTQ.

Hầu hết các học viên Pháp Luân Công ở đây cuối cùng đều bị đưa vào nhà tù. Nhưng thời gian họ bị giam tại các trung tâm giáo dục luật pháp lại không được tính là thời hạn giam cầm ở nhà tù. Trong con mắt của chính quyền, đây là một nơi để “học tập”. Nhưng tại sao lại cần cảnh sát vũ trang cho việc “học tập” trong một căn phòng bốn mét vuông? Họ sẽ giải thích thế nào về việc đánh đập và cấm ngủ? Điều này với sự tồn tại của Phòng 610 đã đủ chứng minh cuộc đàn áp là phạm pháp. Sẽ có nhiều người như tôi không bằng lòng với việc này.

Lời cuối

Sau khi nghỉ hưu khỏi ngành công an vũ trang, tôi tiếp tục tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã đọc Cửu Bình về ĐCSTQ và Giải thể Văn hóa Đảng. Nghĩ về những trải nghiệm của tôi ở trung tâm đào tạo luật pháp, sự tham nhũng trong ngành công an, và những cư xử đáng trách của các viên chức ĐCSTQ ở địa phương tôi ở, tôi đã có hiểu biết sâu sắc về ĐCSTQ. Nó chính là gốc rễ của những tội ác tôi chứng kiến. Các học viên Pháp Luân Công ở địa phương tôi rất tốt. Chỉ có quỷ dữ mới tra tấn tàn bạo những người tốt và thu hoạch nội tạng của họ.

ĐCSTQ đã cai trị Trung Quốc bằng dối trá và bạo lực trong hơn 60 năm. Nó đã biến một đất nước có lòng tự tôn, nền văn minh cổ xưa trở thành một hang quỷ. Người dân Trung Quốc đang dần có tinh thần, ngôn ngữ, và thái độ giống “ma quỷ”.

Sống ở môi trường này trong thời gian dài, người Trung Quốc ngày nay không biết và cũng không thể kéo bản thân ra khỏi nó. Những tiêu chuẩn của đúng và sai đã trở nên mờ nhạt. ĐCSTQ đã tạo cho chúng tôi một con đường tới địa ngục.

Tuy nhiên, Pháp Luân Đại Pháp, với Sư phụ từ bi, và các học viên đã mang lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp cho cả thế giới, bất chấp cuộc đàn áp tàn khốc. Họ đang thỉnh nguyện cho lòng nhân ái của con người và mang lòng từ bi của họ đến thế giới, và để cứu giúp một xã hội đang bại hoại.

Nhớ lại những gì xảy ra ở trại tẩy não vẫn khiến tôi rùng mình. Lúc đó tôi mặc đồng phục của một cảnh sát vũ trang, và tôi tham gia vào cuộc bức hại! Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi làm. Tôi chân thành hy vọng những đồng nghiệp của tôi, cai ngục, và các quan tòa trong chính phủ sẽ nhìn thấy bản chất của Đảng, từ bỏ nó, và đứng về lẽ phải. Chúng ta phải có trách nhiệm cho cuộc sống và gia đình của chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ luật pháp thực sự. Làm điều gì đó ngoài vòng pháp luật là một tội ác.

Tôi đã thực hiện một số nghiên cứu trước khi viết bài viết này. Danh sách 14 tà giáo được chính phủ công bố công khai vào năm 2000 và 2005 không có Pháp Luân Công. Quyết định của Quốc hội và hai cơ quan tòa án tối cao không nói Pháp Luân Công là một tà giáo. Tôi đã sốc khi biết điều này. Chúng tôi vẫn luôn coi điều ngược lại là sự thật.

Bạn phải biết những tay sai của Giang Trạch Dân, Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật đều rất xảo quyệt. Họ không bao giờ công bố những văn bản chính thức. Mặt khác, kể từ năm 1999, toàn bộ khía cạnh của cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm việc lục soát nhà, bắt giữ, giam cầm, bỏ tù, đều thiếu nền tảng luật pháp. Nếu bạn làm theo chỉ dẫn từ Phòng 610, một ngày nào đó bạn có thể trở thành người chịu tội khi cấp trên đẩy trách nhiệm cho bạn. Hãy tìm hiểu về lịch sử của ĐCSTQ. Hãy nghĩ về kết cục tàn khốc của nhiều cựu lãnh đạo ĐCSTQ – Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Bành Đức Hoành và Giang Thanh.

Lực lượng thi hành luật pháp không được đi quá xa luật pháp. Cả bốn công an được đề cập ở trên đều đã cố tình vi phạm luật pháp. Nếu bạn bị buộc tội bởi những gì bạn làm, bạn sẽ giải thích thế nào? Liệu cấp trên có thừa nhận họ ra lệnh cho bạn đánh người không? Bạn có chứng cứ chứng minh đó là mệnh lệnh? Cảnh sát Lý là một người đáng thương. Điều đầu tiên anh ấy học được là một công an tra tấn người dân. Bạn phải nghĩ lý trí. Đừng lừa gạt bản thân. Đừng làm gì cho cuộc bức hại. Những gì học viên Pháp Luân Công làm là bảo vệ lương tâm và đạo đức, là nền tảng của luật pháp. Họ làm là vì lợi ích cho chúng ta. Chúng ta phải hỗ trợ và giúp đỡ họ.

Tâm can tôi đã bị vấy bẩn ở trung tâm đào tạo luật pháp. Sự bối rối của tôi cuối cùng cũng được loại bỏ sau khi biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi phơi bày những tội ác này để kêu gọi những đồng nghiệp và những người tham gia bức hại vạch trần ĐCSTQ tà ác theo cách này hay cách khác. Vạch trần tà ác là một cách loại bỏ nó khỏi quốc gia của chúng ta.

Các học viên Pháp Luân Công đã làm nhiều điều cho chúng ta và cho cả thế giới này. Tôi biết được nhiều việc họ đã làm cho chúng ta. Họ hy vọng chúng ta sẽ thoát khỏi tà ác và có cuộc sống tốt đẹp trong vũ trụ này. Chúng ta đã làm nhiều điều xấu xa. Chúng ta không thể giúp nó.

Nhưng nhiều điều đã thay đổi. Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh và Chu Vĩnh Khang, tất cả những người chỉ đạo cuộc bức hại, đều đã bị bắt. Lý do được chính phủ đưa ra là tham nhũng, nhưng ai cũng biết đó là vì họ đàn áp Pháp Luân Công. Đó là mở đầu cho sự báo ứng của họ. Trời đã cho chúng ta cơ hội. Với những ai tham gia bức hại, hãy tự cứu lấy mình. Hệ thống luật pháp hiện tại thừa sức đưa bạn ra trước công lý. Nhưng các học viên Pháp Luân Công tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn”. Họ đang đi cứu thêm nhiều người. Đó là lòng từ bi của họ. Đây chính là thời điểm để có một lương tâm trong sạch!

Vài người có thể nói: “Bạn giống như học viên Pháp Luân Công”. Tôi thường trả lời, “Chân – Thiện – Nhẫn” thật tốt! Mọi người nên học nó! Tôi chắc chắn sẽ học môn này, nhưng tôi sợ tôi không đạt đủ tiêu chuẩn của họ”. Một bà lão 80 tuổi ở thôn tôi ở đã bị ngã và gãy xương. Bà liên tục niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Chân – Thiện – Nhẫn Hảo!” Bà đã hồi phục nhanh chóng và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Có khoảng năm người ở thôn của tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong những năm gần đây.

Tôi đã viết ra những gì tôi muốn nói trong nhiều năm! Đó là cách tôi muốn giúp các học viên Pháp Luân Đại Pháp giảng chân tướng và cứu chúng sinh. Tôi không biết nó có tác dụng không.

Xin kính chào Vị sáng lập Pháp Luân Đại Pháp và các học viên Pháp Luân Công!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/21/退伍武警-揭开法制培训中心的画皮-288974.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/24/146050.html

Đăng ngày 28-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share