Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

Một phần danh sách những trường hợp qua đời năm 2013: các chuyên gia và người đã trưởng thành ở độ tuổi sung sức

TênBằng cấp/

Nghề nghiệp

Quê quánTuổiNgày mất
Đặng Hoài DĩnhThạc sĩ tài chínhBắc Kinh4115/05/2013
Trương YếnGiáo viênThành phố Bạng Phụ, tỉnh An Huy4623/04/2013
Triệu BânThanh tra cảnh sátTỉnh Sơn Đông5819/10/2013
Mã Thiên QuânThạc sĩThành phố Lục Bàn Thủy, tỉnh Quý Châu5403/07/2013
Lí Tân BằngChủ doanh nghiệp; nguyên quản lý Văn hóaBắc Kinh4715/08/2013
Tằng Hải KỳKỹ sưThành phố Chu Châu, tỉnh Hà Nam4220/04/2013
Tào Tĩnh VũHai bằng Thạc sĩThành phố Võ Hán, tỉnh Hồ Bắc4022/09/2013
Vương Tú ThanhKế toánThành phố Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang4418/07/2013
Dương Trung CảnhThương nhânThành phố Thụy An, tỉnh Chiết Giang3828/06/2013
Quách Tiểu VănKhông rõHuyện Tương Viên, tỉnh Sơn Tây4012/03/2013
Trịnh Hồng XươngKhông rõThành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông3721/04/2013
Viên Hoành VĩKhông rõThành phố Trịnh Châu, tỉnh Hồ Nam4523/01/2013
Ngô Thục DiễmKhông rõThành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh4702/06/2013
Quách Ba CầmKhông rõThành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam4718/04/2013
Lưu Vinh HươngKhông rõThành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang4610/05/2013
Vương Xuân LinhKhông rõThành phố Chu Khẩu, tỉnh Hồ Nam5203/05/2013
Tu Kim ThuKhông rõThành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh5228/11/2013

[MINH HUỆ 11-01-2014] Báo cáo này chỉ ra ba xu thế của cuộc bức hại trong năm 2013: tăng cường bí mật, một nỗ lực cuối cùng để duy trì chiến dịch đàn áp tàn bạo vì các viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bị lật đổ từng người từng người một, và gia tăng các trường hợp bức hại ở trung tâm tẩy não và nhà tù do việc các trại lao động tại Trung Quốc đã được tuyên bố là đóng cửa.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra rộng khắp đất nước Trung Quốc. Nó không hề giảm đi chút nào. Ngược lại, nó ngày càng trở lên lan tràn hơn và được giấu kín trong bức màn bí mật.

108 trường hợp tử vong đã được xác nhận năm 2013, với 34 trường hợp tử vong xảy ra vào năm 2012 và 74 trường hợp xảy ra trong năm 2013. Nhiều người trong số các nạn nhân là các chuyên gia, chẳng hạn như nhân viên chính phủ, các bác sĩ, giáo viên và các nhà quản lý kinh doanh. Hơn một phần ba qua đời ở độ tuổi sung sức từ 40 – 50 tuổi. Gia đình và nơi làm việc của họ đã phải chịu đựng nhiều bởi cuộc bức hại cũng như cái chết của họ.

Hình ảnh của một số nạn nhân

Vui lòng xem thêm các trường hợp ở đây: “Báo cáo tóm tắt: Ít nhất 76 học viên đã qua đời năm 2013 bởi cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/12/144309.html)

Xu hướng 1: Tăng cường bí mật

Chính quyền Trung Quốc đã chỉ đạo tất cả các cơ quan truyền thông nhà nước ngày đêm vu khống Pháp Luân Công vào thời kỳ đầu của cuộc đàn áp tháng 07 năm 1999. Họ nhanh chóng phát hiện ra rằng cuộc bức hại đã bị lên án một cách công khai ở các nước phương Tây và không được người dân Trung Quốc ủng hộ. Họ đã sử dụng các phiên tòa hình thức để khiến cuộc đàn áp trông có vẻ “hợp pháp” và tiến hành tra tấn bí mật.

Xu hướng này đã được xác nhận bởi một lệnh mật gửi tới đồn cảnh sát thành phố Triều Dương vào ngày 16 tháng 09 năm 2013. Vương Minh Ngọc, bí thư Đảng ủy thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh đã ra lệnh: “Tiến hành cẩn thận, tăng cường các cuộc tấn công, tập trung vào hiệu quả, đánh đập và làm những gì cần thiết, nhưng phải giữ bí mật hàng đầu.”

Các kế hoạch bí mật

Đồn cảnh sát thành phố Triều Dương đã ban hành một mật lệnh vào tháng 09 năm 2013 để phát động một kế hoạch “1.000 cảnh sát tấn công Pháp Luân Công.”

Ngày 27 tháng 09, Lí Siêu, trưởng đồn cảnh sát thành phố Triều Dương đã chỉ đạo việc in lại văn kiện số 44 – 2013: “ 20 kế hoạch cho cảnh sát thành phố nhằm duy trì kiểm soát và phát động tấn công vì mục đích an ninh công cộng.”

Tài liệu mật này yêu cầu 21 cơ quan công an khác nhau trong thành phố bắt giữ ít nhất 112 học viên Pháp Luân Công và ban hành các án phạt hành chính và hình sự.

Bắt giữ bí mật

Nhiều vụ bắt giữ trong năm 2013 cũng được thực hiện một cách bí mật. Các nhân viên cảnh sát không lái xe của cảnh sát, không mặc đồng phục, trình chứng minh thư cũng như tiết lộ danh tính của mình. Cảnh sát đơn giản là đột nhập vào nhà riêng của các học viên và bắt giữ họ.

Cô Khương Thục Nga, một nhân viên của một cửa hàng đồ cổ ở thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông đã bị Phòng 610 địa phương bắt giữ vào ngày 03 tháng 05 năm 2013. Chủ cửa hàng Trương Thắng Tề đã phát hiện ra cô Khương bị nhốt trong một chiếc xe hơi. Ông nghĩ rằng họ đã gặp băng nhóm tội phạm và đã cố gắng giúp cô. Kết quả là ông Trương bị đánh đập nặng nề. Cuối cùng ông nhận ra rằng “băng nhóm tội phạm” thực sự là một nhóm các nhân viên cảnh sát.

Hệ thống tư pháp của ĐCSTQ cũng đang bí mật tiến hành cuộc đàn áp. Bà Ngưu Quế Phương ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bị kết án ba năm tù giam vào ngày 27 tháng 02 năm 2013. Phiên tòa được tiến hành bí mật trong nhà tù và gia đình bà Ngưu không hề được thông báo. Chẳng bao lâu sau bà Ngưu bị chuyển đến nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Gia đình bà vẫn không hay biết về phiên tòa cho đến tận sau này.

Giết hại bí mật

Các học viên Pháp Luân Công cũng đã bị bí mật tra tấn đến chết. Anh Dương Trung Cảnh (còn được gọi là Trương Dương) đã chết do tra tấn vào 28 tháng 06 năm 2013 ở độ tuổi 38. Chỉ sau 4 ngày bị bắt giữ, anh đã bị đánh đập đến chết.

Khi mẹ của anh Dương yêu cầu một lời giải thích cho cái chết của anh, các viên chức của ĐCSTQ đã tuyên bố rằng anh Dương tự tử.

Xu hướng 2: Nỗ lực cuối cùng

Việc bắt giữ quy mô lớn đã diễn ra vào năm 2013 ở nhiều nơi như thành phố Cáp Nhĩ Tân, Tề Tề Cáp Nhĩ thuộc tỉnh Hắc Long Giang; Thẩm Dương, Triều Dương, Phủ Thuận, thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh; thành phố Ích Dương tỉnh Hà Nam, Bắc Kinh, Nghi Tân, thành phố Bành Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Từ Châu, thành phố Tân Nghi tỉnh Giang Tô; thành phố Cao Mật tỉnh Sơn Đông; và thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam.

Trong một số vụ bắt giữ, công an các tỉnh, thành phố và các cấp huyện đã tham gia mạnh mẽ và đôi khi có cả các nhân viên an ninh quốc gia.

Hành động đó thường được thực hiện bởi những thủ phạm chính của cuộc đàn áp, những người muốn trì hoãn thời gian mà họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho tội ác của mình bằng cách tiếp tục cuộc đàn áp.

Dưới đây là một vài ví dụ:

Lí Đông Sinh, giám đốc Phòng 610

Ngày 20 tháng 12 năm 2013, cơ quan thông tấn Trung Quốc đưa tin rằng Lí Đông Sinh, giám đốc Phòng 610, nguyên thứ trưởng Bộ Tuyên truyền và sau đó là Thứ trưởng Bộ Công an, đang bị điều tra.

Một tháng trước đó, Lí được mời tới quận Hoài Lai, cách Bắc Kinh khoảng 120 km. Ngày 05 tháng 11 ông ta đã đến một ngôi làng cùng với bí thư đảng ủy quận và đã chỉ đạo quận phải gia tăng tuyên truyền và giám sát trực tuyến để tiến hành bức hại Pháp Luân Công.

Cơ quan truyền thông nhà nước đã không hề đưa tin gì về Lí Đông Sinh kể từ tháng 08. Khi đó có tin đồn rằng Chu Vĩnh Khang, người bảo trợ chính trị của Lí, đang bị quản thúc tại gia, Lí muốn xuất hiện trước công chúng để đánh cược tương lai một lần nữa vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công, với hi vọng được cứu bởi Giang Trạch Dân, thủ phạm chính phát động cuộc đàn áp vào tháng 07 năm 1999.

Trong khi vị trí của Lí là giám đốc Phòng 610 từng được nửa giữ bí mật và bị bỏ ra trong phần giới thiệu công khai, thì “giám đốc Phòng 610” lại là chức danh chính thức đầu tiên được đề cập tới trong thông báo điều tra ông ta.

Chu Bản Thuận, Bí thư đảng ủy tỉnh Hà Bắc

Nhân viên an ninh nội địa thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã bắt giữ hơn 30 học viên Pháp Luân Công vào ngày 15 tháng 11 năm 2013 chỉ vì sở hữu các cuốn lịch để bàn. Chu Bản Thuận, Bí thư đảng ủy tỉnh Hà Bắc là người trực tiếp ra lệnh.

Chu có mối quan hệ mật thiết với Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), tổ chức chỉ huy việc đàn áp Pháp Luân Công. Chu Bản Thuận giữ chức tổng bí thư khi Chu Vĩnh Khang còn là giám đốc PLAC từ năm 2007 đến năm 2012.

Gần đây, trước sự sụp đổ của Chu Vĩnh Khang, Chu Bản Thuận đã đưa ra một chương trình thí điểm ở tỉnh Hà Bắc vào năm 2012 để tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công. Vào đầu tháng 10 năm 2013, Phòng 610 ở tỉnh Hà Bắc đã phân phát rộng rãi một thông báo “cuộc thi pháp luật” với mục đích vu khống Pháp Luân Công. Thông báo khuyến khích mọi người tham gia và ghé thăm các trang web liên quan để chuẩn bị cho cuộc thi.

Vương Hiến Khôi, chủ tịch tỉnh Hắc Long Giang

94 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 03 năm 2013. Điều này là do Vương Hiến Khôi, khi đó là chủ tịch tỉnh Hắc Long Giang và hiện đang là Bí thư đảng ủy của tỉnh đó, khi đi qua huyện Y Lan và nhìn thấy biểu ngữ ghi: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân – Thiện – Nhẫn hảo.”

Vì thế, ông ta đã vô cùng tức giận và lo lắng, và sau đó đã ra lệnh bắt giữ hàng loạt.

Trương Hiểu Bái, Bí thư đảng ủy tỉnh Cát Lâm

34 học viên đã bị bắt ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm vào ngày 17 và 18 tháng 10 năm 2013. Trương Hiểu Bái, Bí thư đảng ủy tỉnh Cát Lâm, và Bạch Nham, trưởng Phòng 610 của tỉnh này, đã trực tiếp chỉ đạo các vụ bắt giữ hàng loạt.

Trương Hiểu Bái thậm chí đã đến thăm Trung tâm tẩy não Sa Hà Tử vào buổi chiều ngày 20 tháng 10, nơi có rất nhiều học viên bị giam giữ, để chỉ đạo cuộc bức hại ở đó.

Xu hướng 3: Trung tâm tẩy não là các trại lao động cưỡng bức mới

Trong khi ĐCSTQ thông báo “đóng cửa” các trại lao động cưỡng bức, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã được “thả ra” và sau đó bị trực tiếp gửi đến các trung tâm tẩy não với mục đích bức hại nặng nề hơn. Một số trung tâm tẩy não mới được thành lập vào năm 2013 chỉ đơn giản là tiếp quản các cơ sở của các trại lao động cưỡng bức “đóng cửa”.

Theo đó, hạn ngạch của cuộc bức hại đã được giao cho các nhà tù và các trung tâm tẩy não. Điều này đã gây ra một sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người bị giam giữ bất hợp pháp (xem Báo cáo tóm tắt năm 2013) và số trường hợp bị bức hại ở các trung tâm tẩy não.

Theo thống kê của Minh Huệ, có 158 trung tâm tẩy não ở 27 tỉnh chức năng trong năm 2013. Ít nhất 737 học viên đã bị tra tấn ở đó. Số lượng học viên bị gửi đến trung tâm tẩy não trong nửa cuối năm 2013 gấp bốn lần so với số lượng của nửa đầu năm 2013.

Các phương pháp tra tấn mới cũng xuất hiện tại các trung tâm tẩy não.

Tra tấn bằng thuốc kích thích đối với các học viên kiên định đã được sử dụng nhiều hơn. Nó khiến cho các học viên mất đi ý thức và ý chí của mình, như vậy sẽ dễ dàng hơn khi ép các học viên ký vào ba tuyên bố chuyển hóa.

Tái hiện cảnh tra tấn: Đánh đập tàn nhẫn

Lạm dụng tình dục cũng tràn lan ở các trung tâm tẩy não trong năm 2013.

Khuất Thân Tâm, một nhân viên của Trung tâm tẩy não Giang Hán tỉnh Hắc Long Giang, đã đến phòng của cô Uông Yến nhiều lần vào ban đêm và chỉ mặc đồ lót. Ông ta chửi rủa cô Uông, quấy rối tình dục cô và thậm chí đã cố gắng cưỡng hiếp cô.

Tại trung tâm tẩy não Thượng Phương Sơn ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, một nhóm các nhân viên Phòng 610 đã đột nhập vào phòng cô Tuyên Tiểu Muội lúc đêm khuya. Một người đàn ông trung niên trèo lên giường và nằm đè lên cô và chửi rủa cô. Ông ta quấy rối và làm nhục cô trước một nhóm lính canh gồm cả nam và nữ, những người đã không làm gì để can thiệp và sau đó cư xử như không có gì xảy ra.

Gia đình các học viên Pháp Luân Công cũng thường bị tống tiền bởi các nhân viên của trung tâm tẩy não. Trung tâm tẩy não quận Khuê Văn, thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông đã nhiều lần tống tiền các học viên và gia đình của họ như một nguồn thu nhập bổ sung. Bất cứ khi nào họ cần tiền, họ sẽ chọn một vài học viên và cố gắng để tống tiền gia đình của họ.

Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn ở tỉnh Hắc Long Giang đã thu hàng tháng 10.000 nhân dân tệ mỗi người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/11/2013年中共迫害法轮功案例综述-285473.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/2013/144336.html

Đăng ngày 07-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share