[MINH HUỆ 04-02-2009] Gia đình là một môi trường tu luyện mà tất cả chúng ta trải nghiệm qua trong suốt sự tu luyện của chúng ta. Nhiều học viên đã nhận ra rằng trên con đường tu luyện không hề rộng, và chúng ta phải luôn luôn xem bản thân mình là những người tu luyện mà hành xử bất kể điều mà chúng ta đối mặt là gì.
Một vài học viên nói rằng khi họ làm ba điều hay khi xử lý những công việc hàng ngày, họ đều có thể làm theo nguyên lý của Đại Pháp. Tuy nhiên, khi họ ở nhà hoặc khi liên hệ với các thành viên trong gia đình, những chấp trước và quan niệm con người của họ lại nổi lên. Họ có xu hướng nhìn nhận sự việc bằng tâm của người thường, cách mà người thường nói hay xử lý các việc, chứ không dựa trên Pháp. Đây là những khảo nghiệm, nhưng họ đã không xem bản thân họ là những người tu luyện. Thay vào đó, họ đã bỏ lỡ cơ hội thăng tiến đề cao và loại trừ những chấp trước.
Gia đình là môi trường tu luyện nổi bật. Hàng ngày một người thường có nhiều giao tiếp liên hệ với các thành viên trong gia đình trong các hoàn cảnh. Vì đệ tử Đại Pháp phải tu luyện đến những tầng thứ rất cao, nên mỗi tư tưởng ý niệm của chúng ta phải dựa trên Pháp. Làm sao chúng ta có thể đạt được điều này? Những thành viên trong gia đình mà chúng ta có nhiều liên hệ giao thiệp với họ nhất sẽ giúp chúng ta loại trừ nghiệp lực và đề cao bản thân chúng ta. Bởi vậy, chúng ta nên phải luôn luôn giữ một tâm thái tốt và để nguyên lý của Chân Thiên Nhẫn dẫn hướng chỉ đạo cuộc sống và sự tu luyện của chúng ta.
Gần đây một học viên đã gặp phải hai sự việc ở nhà, nó mang lại cho ông nhiều cảm tưởng. Việc thứ nhất là, cái giếng trong sân nhà ông cần phải được sửa lại. Ông ấy muốn nhờ một trong những người hàng xóm sang sửa chữa giếng nhưng vợ của ông đã nhắc đi nhắc lại rằng: “Chắc chắn là anh ta không thể sửa được nó.” Ban đầu, ông ấy không coi trọng vấn đề này. Nhưng sau đó vợ ông cứ nhắc đi nhắc lại mấy lần liên, nên ông đã bắt đầu nổi giận, giống y như trong Chuyển Pháp Luân:
“[nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.”
Ông đã đáp lại: “Làm sao em biết được?” Vợ ông đã trả lời: “Vì lần trước anh ấy đã không sửa được nó,”. Ông hơi nóng giận và nói: “ em thật vô lý. Em sẽ làm sao nếu anh ta sửa được nó?” Sau đó vợ ông đã thực sự nóng giận và bà ấy đáp trả: “ Em sẽ chết nếu anh ta sửa được nó!” Họ đã không nói chuyện với nhau trong nhiều ngày. Cho đến khi ông bình tĩnh lại và nhận ra lỗi của ông: “Nếu vợ tôi muốn nói như thế, tại sao tôi lại không để kệ cô ấy? Tại sao tôi phải cố lý luận tranh cãi để thắng thế? Trên thực tế, đó chính là chấp trước tranh đấu. Vợ tôi đang giúp tôi loại trừ nó, nhưng thay vào đó tôi lại tranh đấu với cô ấy.”
Việc thứ hai xảy ra khi con dâu của ông trở về nhà từ nhà của mẹ cô ấy cùng với cậu con trai hai tháng tuổi. Lúc đó, vợ ông bị cảm cúm và con dâu của ông cần phải đun một vài loại thảo mộc Trung Hoa để chữa trị cho sự đau đớn ở tay và chân của cô. Người học viên và con trai của ông phải làm các công việc vặt trong nhà. Con trai ông đã chia việc với ông. Người học viên phải trông đứa trẻ trong khi con trai ông đi làm. Ông phải đi chợ và nấu nướng, và giúp chăm sóc đứa trẻ. Khi con trai ông phải sắc thuốc cho vợ anh ta và chăm sóc đứa trẻ vào ban đêm, vì đứa bé không ngủ được vào ban đêm. Đúng 6 giờ sáng hôm sau, con trai của ông mở cửa và gọi ông: “Hãy thức dậy và sắc thuốc!” Ông đã không nói gì nhưng một giọng nói vang lên trong đầu ông: “ Tại sao con nói với bố như thế?” Hơn nữa, chúng ta đã phân chia công việc rồi. Tại sao con không làm việc đó?” Nhưng ông ấy đã không nói gì cả. Sau khi phát chính niệm xong, ông đã đi sắc thuốc. Sau đó ông mới biết đứa bé gần như suốt đêm không ngủ, nên con trai và con dâu của ông đã ngủ rất ít. Sau khi biết điều đó, ông nghĩ rằng thực sự là ông nên phải giúp việc sắc thuốc. Nhưng ông vẫn không thể chấp nhận cách mà con trai ông đã nói với ông. Nó làm ông khó chịu cả buổi sáng. Cuối cùng, ông đã hiểu sau khi ông đối chiều mình vào Pháp: “ Chư vị là một đệ tử Đại Pháp, phải vậy không? Tất cả những điều mà một học viên gặp phải đều là để anh ta tu luyện.” “Con trai tôi đã giúp tôi loại bỏ chấp trước này. Chẳng phải là nó đang giúp tôi loại trừ nghiệp lực này sao? Chẳng phải đó là một điều tốt sao?”
Hai sự việc này không phải to tát gì, nhưng cả hai đều là để cho ông ấy tu luyện bản thân và buông bỏ đi những chấp trước. Mỗi một việc nhỏ ở nhà cũng có thể là một khảo nghiệm, và mục đích của nó có thể là để tiêu trừ nghiệp lực và loại trừ những chấp trước và quan niệm. Người học viên đã nhận ra rằng chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối của thời kỳ Chính Pháp và chúng ta nên hành xử theo điều mà Sư Phụ nói với chúng ta trong Chuyển Pháp Luân:
“… chính là nói về Pháp mà sư phụ giảng trong quá trình chúng ta luyện công, Đạo mà sư phụ trong Đạo gia giảng, trước những khó nạn bản thân gặp phải trong quá trình tu luyện, thì có thể ngộ được rằng bản thân là người tu luyện hay không, có thể lý giải [theo Pháp] hay không, có thể tiếp thụ [Pháp] hay không, trong quá trình tu luyện có thể chiểu theo Pháp mà hành xử hay không.”
Nếu chúng ta luôn luôn có thể hành xử như những đệ tử Đại Pháp, bất kể chúng ta gặp phải những khó khăn, khảo nghiệm hay khổ nạn nào, chúng ta đều có thể làm tốt và tu luyện tinh tấn cho đến Viên Mãn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/2/4/194712.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/2/16/104855.html
Đăng ngày 18-2-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản