Bài viết của một học viên ở thành phố Thượng Hải

[MINH HUỆ 12-01-2008] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào mùa thu năm 1994. Tôi có một chấp trước mạnh mẽ muốn đắc một Pháp Luân, để tôi có thể trở thành một thầy khí công cao cấp có thể đi lại vô hình đi lại trong các không gian khác. Tôi không thể giải thích được sự hứng khởi mà tôi có trong tâm sau khi biết rằng cuối cùng tôi đã có thể đắc được phương pháp tu phật. Tôi đã không khám phá ra chấp trước này khi tôi cố gắng nhìn vào bên trong, mà chỉ biết rằng tư tưởng của tôi có điều gì đó không đúng. Chỉ cách đây không lâu trước khi viết bài chia sẻ kinh nghiệm này tôi mới ngộ ra những chấp trước vào danh, lợi và tình của tôi. Tôi đã nhận ra rằng tôi vẫn muốn là một người thường trong khi tu luyện Phật Pháp.

Sau khi sự ham hiểu biết ban đầu về tu luyện qua đi, tôi thấy mình có những rào cản không thể đột phá qua được. Đầu tiên, trong nhóm học Pháp hàng ngày, tôi cảm thấy buồn ngủ sau 20 phút. Tôi đọc Pháp nhưng không đắc Pháp.  Thứ hai, buổi sáng  tôi dậy muộn, và nhỡ luyện công nhóm buổi sáng thứ ba, tôi có những giấc mơ u ám vào ban đêm, cứ như thể tôi thậm trí không nhận ra mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không thể đột phá qua trạng thái này, bất kể tôi cố gắng đến đâu. Tôi cảm thấy mình có thể vượt qua những cản trở, nhưng không biết vấn đề nằm ở chỗ nào. Tôi lo lắng.

Sư Phụ nói trong “Hoà tan trong Pháp”:

“Cổ nhân có câu: ‘Nghe Đạo buổi sáng, chiều chết cũng yên lòng.’ Nhân loại ngày nay không còn ai thật sự hiểu hết câu nói ấy. Quý vị có biết chăng một khi tâm một người chấp nhận Pháp, chẳng phải phần ấy trong tâm đã chấp nhận Pháp và đồng hoá Pháp? Phần ấy sẽ đi đâu sau khi kẻ đã được nghe Pháp kia chết? Tôi yêu cầu quý vị học Pháp nhiều hơn nữa, rũ sạch mọi chấp trước, và từ bỏ những quan điểm khác nhau của người đời, sao cho quý vị không mang theo chỉ một phần nhất định, mà phải đạt sự hoàn thiện.”

Cuối cùng, tôi đã biết làm sao để tu luyện trong Đại Pháp, đó là phải để tâm của tôi chứa đầy Pháp và đồng hoá với Pháp. Tôi nhanh chóng dùng tất cả những lúc nhàn rỗi của mình để ghi nhớ và học thuộc Luận Ngữ. Tôi chỉ có Pháp trong tâm, cứ như thể toàn bộ con người tôi tự động và hoàn toàn học Pháp. Trước kia tôi đã cố gắng rất nhiều để kỷ luật bản nghiêm khắc thân trong tu luyện, nhưng những tiêu chuẩn của tôi để hoà vào Pháp lại quá thoải mái lỏng lẻo. Nhưng bây giờ sau khi ngộ ra, tôi đã tự động nhớ Pháp ngay cả khi tôi ngủ và có thể dậy lúc 3giờ 30’ sáng để luyện công buổi sáng. Tôi không còn cảm thấy buồn ngủ khi học Pháp, và những giấc mơ bất thường biến mất. Sau 2 tháng, tôi bỗng nhiên cảm thấy rằng mọi thứ đã thay đổi. Con người cũ của tôi đã ra đi rất xa và tôi cảm thấy rằng người mà tôi trở thành không còn là tôi nữa. Tôi cảm thấy báo động và lo lắng rằng có thể tôi đã thăng tiến quá nhanh, và tôi đã quyết định rằng tôi nên làm chậm lại những bước đi của tôi.

Đó là đầu tháng 10 năm 1998 và việc chậm lại này đã kéo dài được 10 năm. Sau đó tôi đã cố gắng nhiều lần, nhưng vẫn không thể trở lại trạng thái tinh tấn đó, cho đến khi tôi đọc quyển sách nhỏ “Nhìn vào bên trong, Tinh tấn tiến lên”, tôi đã không nhận ra rằng những tư tưởng của tôi lúc đó đã chỉ đạo hành vi của tôi và đã tạo ra những hậu quả nghiêm trọng như vậy. Rất khó để buông bỏ tâm ích kỷ này, vì tôi đã không thể tìm ra nó. Bây giờ tôi kiên quyết phủ nhận nó, và tinh tấn tiến lên và làm tốt ba điều, để có thể hoàn thành tu luyện và trở về cùng với Sư Phụ.
Tôi đã cẩn thận xác định và phân biệt những quan niệm con người này với bản chất thật của mình. Tôi thấy rằng tôi đã trải qua một loại hứng khởi và tò mò ham biết vào lúc bắt đầu tu luyện, nhưng vì chấp trước vào hạnh phúc của tôi, cảm giác này đã biến mất sau một thời gian. Tôi đã từng đọc những quyển sách nổi tiếng trong thời gian rỗi, và rất thích chúng. Nhìn lại, tôi có thể thấy rằng những quyển sách này chứa đầy sự khiêu dâm, tranh đấu và nghi ngờ giữa mọi người. Tuy nhiên lúc đó, trên thực tế tôi đã xem việc đọc những quyển sách này như một trình độ thưởng thức cao quý. Nếu tôi không đọc, tôi cảm thấy mình không có nghị lực, và chấp trước mạnh mẽ này trở nên tự nhiên đối với tôi. Sau khi sự hứng khởi ban đầu trong tu luyện của tôi giảm đi, tôi ít chú ý tới việc đọc Chuyển Pháp Luân, tin tưởng một cách sai lầm rằng tôi không cần phải tập trung vào những phần của cuốn sách mà trên bề mặt chúng không thích hợp với tôi. Tôi đã đánh mất nhiệt huyết tu luyện của mình, nhưng tất nhiên tôi đã không nhận ra những chấp trước của tôi mà đã can nhiễu đến sự tu luyện của tôi. Tôi rời việc học Pháp vào buổi chiều, khi tôi không có việc gì khác để làm, và nghĩ rằng tâm tôi sẽ được tự do để tập trung vào việc học Pháp. Sự lười biếng phủ lên toàn bộ cơ thể của tôi, vì tôi đã không xem việc học Pháp là ưu tiên hàng đầu. Bất kể tôi cố gắng tới đâu, nó cũng không có tác dụng, bởi vì động cơ của tôi bị điều khiển bởi một tư tưởng cắm rễ và ẩn nấp rất sâu là chỉ quan tâm đến điều gì đó mà nó làm thoả mãn sự hứng khởi và ham hiểu biết, tò mò của tôi. Tôi không thể phân biệt nó, nhắm vào nó, và tiêu trừ nó vì tôi đã không nhận ra nó là một chấp trước.

Tôi đã nuôi dưỡng thói quen ngủ và dậy muộn trong một thời gian lâu và cảm thấy khó chịu và hoa mắt chóng mặt khi ngủ dậy vào buổi sáng. Ngay cả khi tôi ép mình phải dậy, nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn ngủ. Tôi bắt mình cần phải luyện công vào buổi sáng, nhưng không hiểu sự quan trọng của nó trong tu luyện. Tôi chỉ yêu cầu bản thân phải dậy sớm và luyện công, nhưng tôi mới chỉ thực hiện những cử động bên ngoài. Vì sự tu luyện của tôi mới chỉ ở bề mặt nông cạn, bởi vậy tôi đã không thể đột phá qua trạng thái hiện hành của tôi. Mặt khác, tôi đã tìm kiếm những lý do để biện hộ cho sự lười nhác và sợ chịu đựng gian khổ tôi. Tu luyện Đại Pháp không chú trọng vào việc chịu khổ, mà là tập trung vào việc cải thiện tâm tính, vì công được chuyển hoá tự động trong tu luyện Đại Pháp. Các học viên thường hỏi Sư Phụ điều gì sẽ xảy ra nếu họ chỉ tu tâm, mà không luyện công. Sư Phụ nói trong Chuyển Pháp Luân:

“Có người chân vừa đau một cái là dựng ngay dậy, hoạt động hoạt động rồi lại xếp bằng tiếp; hoàn toàn không có tác dụng.”

” Pháp môn chúng ta chủ yếu không theo cách ấy, mặc dù một phần cũng có tác dụng theo phương diện này.”

” Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí; thân thể chẳng thoái mái, tâm cũng chẳng thoải mái. Một số vị [ngồi] xếp bằng lại sợ đau, liền tháo ra mà chẳng kiên trì. Một số vị vừa xếp bằng lâu một chút, là không chịu được. Liền tháo [chân] ra; luyện [cũng] như không. Xếp bằng hễ đau một cái, liền vội hoạt động hoạt động rồi lại xếp bằng tiếp; chúng tôi thấy không có tác dụng. Bởi vì khi chân họ đau, chúng tôi thấy vật chất màu đen đang [tấn] công xuống chân họ. Vật chất màu đen chính là nghiệp lực; chịu khổ có thể tiêu nghiệp, từ đó chuyển hoá thành đức.”

Bây giờ tôi biết rằng tu luyện có yếu tố chuyển hoá nghiệp lực và thăng tiến tâm tính. Bây giờ tôi biết mình không nên thích ngủ dậy muộn. Nếu tôi thích nó, tôi sẽ không thể chặn đứng nó. Tôi không thể sợ sự mệt mỏi đau đớn trong tất cả cơ bắp và xương khớp của mình khi dậy sớm, vì luyện công liên qua tới việc chịu đựng gian khổ và loại trừ nghiệp lực. Tôi cũng không thể cho phép bản thân mình buồn ngủ trong lúc luyện công buổi sáng, vì đây không phải là trạng thái đúng đắn của một học viên chính niệm chính hành. Trạng thái người thường phải được loại bỏ đầu tiên. So với những tiếu chuẩn đặt ra trong Pháp lý của Sư Phụ, tôi đã không làm tốt, và phải ngay lập tức làm tốt từ bây giờ.
Sư Phụ nói trong “Giảng Pháp tại buổi gặp mặt với các học viên Châu Á-Thái Bình Dương”:
“Bất kể đó là an bài của cựu thế lực hay nghiệp lực, đầu tiên tất cả chúng ta nên soi xét bản thân mình trước. Tôi yêu cầu chư vị thanh lọc bản thân trước cả khi chư vị phát chính niệm. Trước hết hãy nhìn vào bản thân mình, và nếu chư vị khám phá ra chư vị có vấn đề, hãy chú ý tới nó. Như thế cựu thế lực sẽ không thể làm bất kể điều gì; khi chúng không tìm ra điều gì để chống lại chư vị chúng sẽ rút lui.”

Tôi đã ngộ từ đoạn trên, và nhận ra rằng khi tôi gặp khổ nạn và can nhiễu, đầu tiên tôi phải nhìn vào bản thân mình và chỉnh sửa tư tưởng của mình. Thậm trí cả khi tôi gặp phải những vấn đề trong những dự án làm sáng tỏ sự thật và giảng rõ sự thật về cuộc bức hại để cứu độ chúng sinh, tôi đã nhận ra rằng trước hết tôi phải nhìn vào bên trong và đưa ra vấn đề của tôi. Thay vào việc luôn luôn nhìn vào Đảng Cộng sản Trung Quốc ma quỷ như thế nào và cựu thế lực xấu xa ra sao, bây giờ tôi biết rằng tôi phải nhìn vào trạng thái của mình đầu tiên. Đây là một lợi ích quan trọng khác mà tôi đạt được từ việc viết bài chia sẻ kinh nghiệm này.

Thình thoảng, tôi làm việc giảng rõ sự thật rất hiệu quả, nhưng đôi khi không có kết quả trong vài ngày. Khi tôi tinh tấn tu luyện, nó rất có hiệu quả, và khi tôi không tinh tấn, nó không có hiệu quả. Tôi đã bị bắt và giam giữ trong một thời gian, và suốt ngày tôi nghĩ về việc làm sao để giảng rõ sự thật. Kết quả là trong một thời gian ngắn hai tới năm phút, và với năm tới sáu câu, tôi đã có thể giảng rõ sự thật và thuyết phục được những người khác làm việc “tam thoái”. Một người không thoái xuất. Bây giờ việc giảng rõ sự thật có vẻ rất khó khăn. Một vài người không quan tâm, một số người sợ hãi, một vài người thì không tán đồng, và một vài người thì không muốn thoái xuất. Khi tôi bị bắt, tôi nhớ lại rằng tôi đã không có những quan niệm nghĩ trước hoặc những ham muốn ích kỷ, mà chỉ toàn tâm toàn ý muốn nói sự thật với con người và giúp họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên hệ của nó. Tuy nhiên bây giờ, tôi thường có chấp trước được mất khi tôi giải thích sự thật, thắc mắc liệu họ có muốn nghe không, có không thích điều mà tôi nói không, họ có sợ không, tôi có bị đối xử lạnh lùng không, tôi có bị mất mặt không và có ảnh hưởng tới họ không v.v… Thật khó cho tôi để không bị khuấy động bởi tất cả các loại chấp trước, như là theo đuổi thành công và lỗi đau của thất bại. Tôi có thể dễ dàng bị dao động để tránh khổ đau và truy cầu hạnh phúc. Với những quan niệm như vậy, tôi chắc chắn không thể giảng rõ sự thật tốt và cứu người.

Sư Phụ nói:
” Những điều của Đại Pháp là thiêng liêng nhất, và đó là tại sao chư vị càng ít có những quan niệm riêng của chư vị và những nhân tố riêng của chư vị, thì chư vị càng có thể xử lý chúng tốt hơn và chư vị càng có khả năng thành công hơn.” (“Giảng Pháp tại buổi gặp gỡ với các học viên Châu Á-Thái Bình Dương”)

Sư Phụ cũng nói:
“…Với nhiều việc chư vị làm, khi chư vị không có những quan niệm của người thường thì những chấp trước của chư vị sẽ không bị trộn lẫn vào. Nếu ngoài việc có trách nhiệm với Pháp, chư vị không có bất kể chấp trước người thường nào, cũng không đưa vào những thứ riêng của chư vị, và không nhân tố cá nhân nào của chư vị trộn lẫn vào, thì chư vị chắc chắn sẽ làm điều đó tốt.Ngược lại khi chư vị trộn lẫn vào cả những nhân tố riêng của chư vị, thì chư vị không thể làm tốt. Có điều mà chư vị phải chú ý tới: chư vị đang chứng thực Pháp, chứ không phải chứng thực bản thân chư vị. Trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp là tu luyện, và cái mà chư vị buông bỏ đi trong quá trình tu luyện không phải gì khác mà chính là chấp trước vào bản thân; chứ chư vị không thể đi và làm tăng thêm vấn đề chứng thực bản thân, thậm chí ngay cả khi chư vị không cố ý làm thế. Khi chư vị chứng thực Pháp và tu luyện, đó là một quá trình buông bỏ bản thân, và chỉ khi chư vị làm như thế thì chư vị mới là thực sự chứng thực bản thân chư vị. Đó là bởi vì cuối cùng thì chư vị vẫn phải bỏ đi tất cả những thứ người thường của chư vị, và chỉ sau khi chư vị bỏ đi tất cả những chấp trước người thường của chư vị thì chư vị mới có thể bước ra khỏi người thường.” (“Giảng Pháp tại buổi gặp gỡ với các học viên Châu Á-Thái Bình Dương “)

Từ Pháp của Sư Phụ, tôi đã ngộ ra rằng tôi có thể thành công trong việc giảng rõ sự thật trước kia vì tất cả những tư tưởng của tôi là tập trung vào giảng rõ thật và cứu người, và vậy nên tự nhiên tôi ít có những thứ riêng của mình, bởi vậy tỉ lệ thành công là cao. Từ giờ trở đi tôi phải chú ý tới việc chứng thực Pháp và cứu người, buông bỏ ích kỷ, và làm ba điều hiệu quả hơn nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/1/12/193373.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/1/19/104021.html
Đăng ngày 25-1-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share