Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-11-2013] Có lẽ từ rất lâu trong lịch sử tôi đã được an bài để trở thành giáo viên trong kiếp này. Tôi có duyên đặc biệt với trẻ em, nên trong quá trình trợ Sư Chính Pháp cứu độ chúng sinh đã trải qua rất nhiều sự việc.

Loại bỏ văn hóa đảng, thay đổi thái độ

Tôi học chuyên ngành về tiếng Trung. Vài thập niên trở lại đây, tinh hoa văn hóa truyền thống Trung Quốc bị dán nhãn là “thuốc độc” và bị chính quyền Trung Quốc công kích. Tôi bị dạy dỗ các tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ tiểu học cho tới đại học. Chỉ còn vài bài thơ cổ xưa còn sót lại nhưng lại bị chú thích và lý giải bằng văn hóa đảng. Vì điểm số quyết định đến sự thành công nên các bài luận phải tuân theo những câu trả lời được mong đợi. Nội hàm của văn hóa đã bị hủy đến không còn chút nào nữa.

Đã có thời gian tôi hết sức khổ não và không biết dạy cho học trò của mình như thế nào cho đúng. Tôi biết rằng mình sẽ làm hại lũ trẻ nếu dạy chúng theo cách mà các giáo viên Trung Quốc thông thường làm. Tuy nhiên, nếu tôi dạy chúng dựa trên Đại Pháp, học trò của tôi sẽ không thể vượt qua được các bài kiểm tra cơ bản. Có lần khi đang học Pháp, Pháp của Sư phụ đột nhiên khai mở cho tôi: Nhiệm vụ của tôi là cứu độ chúng sinh, cho mọi người biết về các vị Thần, cho họ biết về Pháp và để họ được đắc cứu.

Với sự khích lệ từ Sư phụ và trí huệ tôi có được từ Đại Pháp, tôi dần học được cách sử dụng giáo án một cách linh hoạt. Ngoại trừ những kiến thức cơ bản học sinh cần phải biết, văn hóa truyền thống Trung Quốc và nội hàm của Pháp vẫn có thể kết hợp đưa vào giảng dạy trong lớp, đó cũng là điều những đứa trẻ muốn nghe nhất. Đọc sách giáo khoa, viết luận văn và bài báo trở thành cách tốt nhất để chúng tôi giao tiếp với nhau. Tôi xem những giao tiếp đó như những cơ hội để chỉnh lại những tư tưởng biến dạng và đưa Pháp vào tâm trí chúng. Trong suốt buổi làm bài trên lớp, tôi phát chính niệm hướng đến lũ trẻ để khiến uy lực của Đại Pháp đả khai những tư tưởng đã bị phong bế và mở ra bản tính tiên thiên của chúng.

Sư phụ giảng:

“Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học này một thời gian, học sinh của tôi dần dần tin vào sự hiện diện của Thần Phật và thừa nhận các khái niệm về định mệnh, nghiệp lực luân báo, thiện và ác, luân hồi, v.v. Một số học sinh nói với tôi rằng: “Cô ơi, chủ nguyên thần của em đã từng rời khỏi thân xác, trải nghiệm tiến nhập vào không gian khác thật tuyệt vời!” “Em có công năng túc mệnh thông!” Khi Đại Pháp đả khai tư duy đã bị phong bế của chúng, nhiều học sinh mô tả trong bài viết rằng:” Cô của em là tiên nữ bay ở trên trời.”

Trước khi các em tốt nghiệp, tôi đã bị cảnh sát bắt. Nhưng những đứa trẻ có thái độ chính diện và biết chân tướng về cuộc bức hại. Vài năm sau tôi gặp lại các em và dễ dàng thuyết phục họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới.

Tôi không được trở lại trường học để giảng dạy sau khi ra tù, thay vào đó tôi dạy kèm trẻ em ngoài lớp học. Dạy ở nhà là thuận lợi nhất. Giảng đến đâu tôi có thể tiện tay lấy cuốn sách tham khảo trên giá sách, và còn có thể tra cứu trên mạng, ví dụ như Thần tạo ra thế giới như thế nào, người xưa tu luyện như thế nào, các danh nhân chuyển sinh như thế nào và những lời dự ngôn từ thời cổ đại ứng nghiệm ra sao.

Chúng tôi tìm các thông tin về món ăn, trang phục, tranh vẽ, thơ ca, kiến trúc truyền thống và nhiều điều khác nữa, và chúng thể hiện văn hóa Thần truyền như thế nào. Khi học trò của tôi tiếp thu một lượng lớn kiến thức về văn hóa truyền thống từ nhiều kênh thông tin khác nhau, chúng bắt đầu thay đổi. Trong tâm trí chúng, chủ nghĩa vô thần, học thuyết Đác-uyn và chủ nghĩa vật chất bắt đầu phai nhạt và biến mất.

Tôi lựa chọn và biên soạn nội dung mình muốn dạy, sau đó in ra và phát cho học sinh của mình. Một trong các học sinh của tôi là một cậu bé rất năng động trong lớp. Giáo viên của em hỏi từ đâu mà em có những ý kiến và thông tin này. Em trả lời rằng mình học nó từ giáo viên dạy kèm sau lớp học và đưa những bài in của tôi cho các giáo viên khác xem.

Sau đó, giáo viên nhờ cậu bé cầm theo các bản in mỗi thứ hai hàng tuần và bàn về các chủ đề đó trong lớp học. Nhờ vậy, các bạn cùng lớp của em thu được rất nhiều lợi ích. Vì vậy tôi cũng nỗ lực hơn trong việc soạn bài. Một ngày Chủ nhật, cậu bé nói với tôi rằng chủ đề tuần này của lớp sinh học là học thuyết Đác-uyn và em đã cho những ví dụ trong văn hóa cổ xưa mà em nghe được từ tôi. Lớp học trở nên sôi động vì nhiều học sinh khác cũng đưa ra ví dụ của mình để minh họa nền văn hóa cổ xưa. Cuối cùng, các học sinh cho thấy thuyết tiến hóa là sai lầm và giáo viên cũng đồng ý với điều đó.

Khi giảng bài, tôi nói về Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và những vị Thần, các học sinh ngay lập tức xúc động trước tinh hoa văn hoá Trung Quốc Thần truyền với niềm tin vào Thần Phật và tu luyện. Với những thông tin như thế này, tâm trí của học sinh được mở mang nên chúng rất hứng thú. Tôi cũng mời cha mẹ các em tới dự lớp học. Họ cảm thấy những chủ đề này khá mới mẻ và ghi chép nghiêm túc hơn cả con mình.

Sau khi Cửu Bình được công bố, tôi kết hợp cửu bình vào bài giảng của mình. Tôi thường so sánh: Thần Phật tạo ra con người và trân quý sinh mệnh con người, ĐCSTQ thì tàn sát sinh mệnh. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo dạy con người phản bổn quy chân, học thuyết của ĐCSTQ thì phản nhân loại và biến con người thành quỷ dữ. Phật Đạo Thần có trí tuệ vô lượng, pháp lực vô biên, khoa học hiện đại không chỉ hạn hẹp và nông cạn mà nó còn phá huỷ thiên nhiên. Chân Thiện Nhẫn nâng cao tiêu chuẩn đạo đức và tinh thần của con người, học thuyết “đấu tranh giai cấp” dẫn con người tới diệt vong. Những so sánh này giúp các học sinh và phụ huynh dễ dàng phân biệt chính tà, thiện ác, thị phi, nhờ vậy, tư tưởng biến dị của họ được quy chính lại. Sau đó, họ thật sự đã có suy nghĩ tích cực về Đại Pháp và tự nhiên thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.

Sau khi có đĩa Thần Vận, tôi dạy học sinh thưởng thức nghệ thuật và chúng tôi cùng xem đĩa DVD trong suốt buổi học. Tôi cho các em học sinh trung học và phổ thông mượn đĩa DVD để về nhà xem. Trong suốt buổi học kế tiếp tôi đưa ra câu hỏi: “Các em đã xem chưa? Các em có hiểu không? Các em học được điều gì từ đĩa nhạc?” Cứ như vậy, nhiều đứa trẻ đã thật sự chiểu theo Pháp trong cuộc sống hàng ngày. Một số em còn mượn tôi cuốn Chuyển Pháp Luân và sau khi đọc xong, chúng đặt quyển sách lên trước ngực mình và tuyên bố một cách trân trọng:” Kính thưa Sư phụ Lý Hồng Chí, Thầy là Thầy của con!”

Lộ Bình (hóa danh) là học trò của tôi khi tôi còn giảng dạy ở trường học. Để giúp em có thể vào một trường phổ thông tốt, cha mẹ em đã cúng bái ở nhiều nơi và chiêu mời nhiều tà linh bất hảo. Sau đó họ còn đi khắp nơi tìm biện pháp giải quyết nhưng kết quả chỉ tệ hơn. Những tà linh hắc ám đó bám theo Lộ Bình. Đèn đường vụt tắt khi em đi bộ vào buổi tối và em bắt gặp những bóng ma. Em rất sợ hãi nhưng cha mẹ không thể làm điều gì để giúp em.

Mẹ của Lộ Bình đến tìm gặp tôi và kể cho tôi nghe câu chuyện. Họ đã tìm đủ mọi cách. Bà ngoại của Lộ Bình tập Pháp Luân Công và bảo mẹ của Lộ Bình nên gặp tôi nói chuyện. Tôi nói: Tôi không thể giúp chị được, chỉ có Sư phụ mới có thể giúp chị. Tôi bảo cô ấy hãy vứt bỏ tất cả những thứ nhận được từ thầy cúng, kể cả vật trang trí. Sau đó tôi tới nhà họ và để Lộ Bình đọc phần “Phụ thể” trong Chuyển Pháp Luân.

Lộ Bình đọc hai đoạn đầu thì kêu nhức đầu không chịu nổi. Tôi nói em hãy gắng đọc. Em đọc tiếp hai đoạn thì đầu lại bị đau. Em tiếp tục đọc cho đến hết phần đó. Sau đó em đứng dậy và hào hứng nói rằng:”Em khoẻ rồi!” tà linh đã rời khỏi và mắt em trông khác hẳn. Em giữ lại sách Chuyển Pháp Luân và muốn đọc hết cuốn sách, em nói :”Kể từ giờ em sẽ tu luyện.” Sau đó Lộ Bình nói với tôi em sẽ đi nói với bạn cùng lớp rằng Đại Pháp là tốt và sẽ lên án chủ nghĩa vô thần. Nếu có ai có nhận thức hay lời nói phản diện, em đều có thể thuyết phục được họ. Tôi tin rằng Đại Pháp đã cho em sức mạnh và chính niệm. Em đã học đại học, tốt nghiệp và hiện là giảng viên trường đại học ở Mỹ. Em nhận được giải thưởng công dân danh dự ở địa phương của em.

Một đêm nọ, tôi nhận được điện thoại từ phụ huynh của một gia đình trước đây sống dưới lầu nhà tôi. Người mẹ muốn tôi nói chuyện với con trai bà. Có lần ngồi trong xe ôtô, cô đã kể với tôi vấn đề của con mình. Cô muốn con trai mình học chăm chỉ hơn nên thường xuyên nhắc con mình làm bài tập. Tuy nhiên, em không những không nghe lời, trái lại còn nổi nóng, nên cả hai thường xuyên tranh cãi. Chồng cô không muốn ở nhà và ra ngoài tới tận nửa đêm. Cả hai vợ chồng bắt đầu có mâu thuẫn và thường xuyên cãi nhau.

Tôi nói cho em ấy về Chân Thiện Nhẫn, kể cho em nghe những câu chuyện về lòng hiếu thảo để em thiện giải ý muốn của người khác, lý giải được suy nghĩ của người mẹ, tôn trọng cha mẹ, đây là những biểu hiện cơ bản nhất của một người thiện lương. Tôi cũng nói về Chân Thiện Nhẫn cho người mẹ và nói về phương pháp dạy con của người xưa. Tôi đề nghị cô ấy tìm ai có thể vẽ chữ thư pháp đẹp để nhờ họ viết chữ “Nhẫn” cho cô. Sau đó, chữ “Nhẫn” được treo trên cửa phòng con trai cô để mọi người để có thể đối chiếu lại bản thân trong mọi lúc. Mười ngày sau, người mẹ gọi cho tôi và nói:” Cô giáo ơi, thật hiệu quả! Khi tôi nhìn thấy chữ “Nhẫn” trước khi vào phòng con trai tôi, tâm tôi bình lặng và con trai tôi không còn cảm thấy phiền phức nữa. Nhà tôi giờ bình yên và chồng tôi không còn ra ngoài ban đêm nữa.”

Trong thời gian tôi bị bắt giữ ở trại lao động, lính canh nhờ tôi dạy cho con của họ sau khi tan trường. Tôi cảm thấy tiếc cho chúng. Cha mẹ các em đều là “công cụ bạo lực” của ĐCSTQ và các em tiếp thu những tuyên truyền của tà đảng dạy ở trường học. Những đứa trẻ này thắc mắc sao tôi bị giam giữ. Tôi trả lời vì mình tu luyện Đại Pháp và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công và các học viên. Đại Pháp đã khơi gợi lòng tốt trong các em và các em đã nói với cha mẹ hãy thả tôi ra.

Có lần, một đứa trẻ ngạc nhiên khi thấy tôi. “Thưa cô, em biết cô!” Nghe có vẻ kỳ lạ nên tôi hỏi em thấy mình ở đâu và bao giờ. Em bé đáp: “Trên kênh giáo dục truyền hình, cô đang giảng bài đó ạ! Ngay lúc này luôn, truyền hình đang phát sóng!” Tôi không biết nên cười hay khóc. Chương trình mà em chỉ tôi xem là loạt bài giảng mà tôi đã thu hình cho kênh giáo dục. Kênh giáo dục vẫn phát sóng nó trong khi tôi đang bị bức hại ở trại lao động.

Một cách tự nhiên, tôi giải thích cho đứa trẻ chân tướng về cuộc bức hại và trả lời các câu hỏi của em trong những bài giảng của mình. Một học trò đã nói với mẹ của mình rằng:” Mẹ ơi, hãy thả cô giáo của con về nhà, cô ấy có thể dạy chúng con trong lớp học!” Trong suốt kỳ nghỉ lễ, các em mang trái cây và bánh ngọt cho tôi, còn nói lính canh hãy trông đồ ăn để không ai động vào. Tôi hy vọng rằng những đứa trẻ này sẽ có tương lai tươi đẹp.

Đại Pháp cho tôi trí huệ để cứu chúng sinh

Khi giảng chân tướng cho mọi người trong lớp học của mình, chấp trước sợ hãi xuất hiện. Dù dạy học ở nhà nhưng cảnh sát và hàng xóm vẫn hay quấy rầy tôi. Tôi phải mất một khoản thời gian để tống khứ nỗi sợ hãi của mình từng chút một.

Lúc mới dạy ở nhà, tôi trò chuyện với những em học sinh mới và phụ huynh trong buổi gặp mặt đầu tiên. Tôi tận dụng những cơ hội này để giảng chân tướng về cuộc bức hại và kể cho họ nghe mình đã từng bị bức hại vì tập Pháp Luân Công. Phần lớn các học sinh đã ở lại lớp học của tôi.

Có lần một người mẹ đến lớp với con mình. Có điều cha của đứa trẻ là nhân viên y tế trong trại giam giữ nơi tôi từng ở. Tôi khuyên họ không nên bức hại các học viên Đại Pháp và nên đối xử tốt với họ. Một phụ huynh khác làm trong Cục An ninh Nội địa. Anh lắng nghe tôi một cách chân thành. Tôi hỏi anh rằng: “Anh có hiểu ý tôi không?” Anh trả lời:” Tôi có thể hiểu chị theo quan điểm cá nhân của tôi, nhưng còn công việc…” Anh lắc đầu. Thậm chí tôi không gặp rắc rồi nào vì đã nói chuyện với họ, dù hai gia đình này không còn gửi con họ đến lớp của tôi nữa. Tôi nghĩ, làm sao mình có thể cứu họ nếu họ không đến!

Sau đó tôi đổi cách tiếp cận. Tôi để các em bắt đầu bài học trước và dần dần nói chuyện về cuộc bức hại. Trong mỗi bài học, tôi chủ định tập trung vào thay đổi các khái niệm, vạch trần lời nói dối, dạy cách suy nghĩ, v.v. Tôi linh hoạt và điều chỉnh tuỳ vào mỗi cá nhân và hoàn cảnh.

Thật không dễ để nói về cuộc bức hại khi tôi dạy lớp học ở ngoài nhà mình vì tôi không biết nhiều về bọn trẻ hay người lớn ở đó. Tôi phải tìm ra cách nào đó. Thỉnh thoảng tôi đến sớm hơn một chút và treo để tờ rơi giảng chân tướng về Pháp Luân Công ngoài cửa, ở ngoài sảnh đi, và lớp học để các em học sinh có thể nhìn thấy. Sau đó tôi dùng chính niệm để nói với họ: hãy tìm, đọc tờ rơi và truyền cho mọi người biết!

Các em đã thật sự nghe lời tôi! Chúng mang tờ rơi vào lớp học và đọc lớn để mọi người có thể nghe thấy. Vì tôi để các tờ rơi với nội dung khác nhau, chúng lại chia sẻ những tờ rơi có nội dung khác nhau đó cho các bạn khác. Sau đó, chúng hăng hái trao đổi với nhau. Thỉnh thoảng tôi thêm vài ý trong các cuộc trao đổi của các em. Tôi đưa thêm vài điểm trong bài học và nói về nền văn hoá Thần truyền của Trung Quốc, vạch trần cuộc bức hại cũng là một phần tự nhiên của bài học. Tôi dặn các em hãy giữ lại tờ rơi, mang về cho các thầy cô và ba mẹ của mình, nếu họ vẫn chưa hiểu, bảo với họ hãy hỏi lại cô. Những tờ rơi này có tác động thật to lớn.

Có một lớp học tôi chỉ dạy mười tiết nên tôi dùng thời gian một cách khéo léo để thêm vào các nội dung cần thiết để nói về cuộc bức hại. Nhiều học sinh hiểu rõ ràng và thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Tôi phân vân không biết nên nói gì vào tiết cuối cùng. Tôi chợt nhớ cách mà Sư phụ kết thúc các bài giảng của mình; vậy nên tôi thu nhận câu hỏi và trả lời chúng. Tôi cho các em đặt câu hỏi, cùng lúc đó tôi phát chính niệm, các em đã hỏi tất cả những gì tôi muốn được hỏi: Liệu trên đời này có thần thánh thật không? Còn người đàn ông tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn thì sao? Có ai tập Pháp Luân Công ở nước ngoài không? Buổi hỏi đáp đã diễn ra trong khoảng hai tiếng. Các em vẫn tiếp tục hỏi và tất cả đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Trong sách giáo khoa Lớp 6 dạy về “Tư tưởng và đạo đức” có bức ảnh cô Lưu Tư Ảnh, mô tả cảnh cô bị băng bó và đang được phỏng vấn. Vì màn “tự thiêu” này đã bị vạch trần là một vụ dàn dựng nên bài báo mới đã thay đổi tấm ảnh. Tôi cho học trò xem hai bài báo để so sánh. Học sinh liền chú ý và nhận ra: Sao họ có thể lừa dối chúng ta một cách ngu ngốc như vậy? Vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn chỉ là một vở kịch! Họ còn lừa chúng ta những gì nữa không?”

Tôi đã kể cho học sinh câu chuyện thời niên thiếu của mình không biết bao nhiêu lần: Khi cô còn trẻ, cô đã đeo khăn quàng đỏ và tuyên thệ trong Ngày lễ Thiếu nhi vì: “Trẻ em ở Đài Loan đang chết đói trên đường như bé gái trong truyện Cô bé bán diêm. Khi lớn lên, tôi sẽ cứu trẻ em Đài Loan.” Các học sinh cười lớn sự khờ khạo của tôi vì chúng biết trẻ em ở Đài Loan không chết đói và đó là lời nói dối.

Một trong số họ nói: “Cô ơi, cô đã bị lừa rồi! Cô thật quá ngây thơ!” Tôi đáp: “Em cũng giống khi cô còn nhỏ thôi. Em cũng đang bị lừa dối; hơn nữa kẻ đã lừa dối cô cũng chính là kẻ đã lừa dối các em.” Tất cả đều muốn biết đó là ai: “Ai vậy cô?” Điều này đã mở ra một cuộc trò chuyện và chúng tôi nói về những cái tên nổi tiếng như những sự kiện lịch sử, ví dụ Cách mạng Văn hoá, vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, màn kịch tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn và nhiều sự kiện khác nữa. Một khi người dân biết sự thật, họ sẽ lựa chọn theo bản năng của mình.

Các sinh mệnh được cứu độ phát ánh quang

Để có thể tiếp xúc thêm nhiều học sinh, có thời gian tôi dùng thư để liên lạc. Tôi tìm thấy rất nhiều địa chỉ của giáo viên, giáo sư và học sinh từ mẫu giáo đến đại học, chúng được in thành danh sách liên hệ và công khai cho mọi người. Tôi tập trung gửi thư cho các giáo viên và ưu tiên khu vực nông thôn, vùng ven biển và dân tộc thiểu số, kể cả những khu vực có rất ít đệ tử Đại Pháp. Tôi cố gắng hết sức để gửi thư cho các trường học. Một lá thư có thể mở ra một cuộc trao đổi sôi động trong lớp. Tôi thêm ghi chú sau lá thư là: “Xin hãy truyền lá thư này cho các giáo viên khác ở bộ phận xxx”. Với cách này, các giáo viên trong bộ phận đó đều có thể biết hết được nội dung lá thư.

Khi tôi viết những lá thư này, tôi sử dụng nhiều phong bì thư khác nhau và viết chúng với những màu mực khác nhau, tôi cũng dùng những con tem khác nhau. Tôi lựa chọn ngẫu nhiên các tỉnh thành và bỏ bảy hay tám lá thư khác nhau trong một thùng . Tôi có thể gửi tới 80 lá thư một ngày. Trong suốt thời gian khó khăn nhất, nhiều hòm thư trên đường bị gỡ bỏ, tôi phải đi rất xa để gửi thư. Ở trạm bưu điện, các cảnh sát mặc thường phục canh hòm thư. Khi tôi bước tới hòm và gửi thư, cảnh sát không bao giờ nhìn thấy tôi. Tôi nhận thấy tà ác thật ngốc nghếch và nỗi sợ của họ là quá vô lý. Tôi gửi những lá thư với trái tim thuần khiết và nhiều người đã chấp nhận thư của tôi.

Một ngày nọ, con gái tôi viết một lá thư cho một viên chức cao cấp ở trường đại học mà cô bé đang theo học. Con tôi quên thay thế nét chữ của mình nên một văn thư của trường đã nhận ra được. Con gái tôi bị gọi lên văn phòng để chất vấn. Cô ấy bắt đầu giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho giáo viên trong văn phòng. Sau đó cô bắt đầu khóc và nói: “Thưa  cô, em làm điều này chỉ vì cô mà thôi!” Vị giáo viên cảm động và ôm lấy con tôi. Cô giáo nhắc nhở em phải cẩn thận và tránh sự cố xảy ra.

Tôi có một suy nghĩ: Có thể những sinh mệnh được cứu phát ra ánh quang! Những học sinh hiểu ra sự thật cuộc bức hại sẽ mang những học sinh khác đến với tôi và nói rằng: ”Hãy nghe cô giáo này nói và đồng ý với cô ấy.” Một vị phụ huynh cảm thấy rất vui vẻ vì con gái của cô đã trở nên tốt hơn, nhưng cô ấy lại than phiền những nảy sinh trong hôn nhân của mình. Tôi nói với cô ấy các khái niệm hôn nhân của người xưa và Đại Pháp dạy con người phải cư xử tốt với nhau. Sau đó cô ấy cảm thấy vui vẻ và tâm hồn cởi mở hơn. Cô cũng thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Một học sinh cũ của tôi gửi con gái của cô tới lớp học sau khi biết rõ chân tướng. Cô cũng bỏ hết tất cả những thứ bất hảo trong nhà.

Một phụ huynh từng tập Pháp Luân Công nhưng đã dừng lại khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999. Tôi đã nói với cô ấy từ nhiều góc độ khác nhau và cô đã đưa con mình tới lớp học. Cô đã đồng ý với chân tướng nhưng cô không tin rằng Sư phụ tới đây để cứu người. Tôi thầm nghĩ: Sư phụ, xin hãy khai sáng cho cô ấy, hãy cho cô ấy một giấc mơ.

Và tất nhiên, cô ấy đã gọi điện cho tôi kể rằng mình có một giấc mơ, nhưng không thể kể cho tôi nghe qua điện thoại. Cô ấy hẹn gặp tôi thứ Bảy và nóng lòng muốn kể cho tôi nghe về giấc mơ đó: Cô ấy thấy vũ trụ và các thiên hà tối tăm. Đột nhiên một đốm sáng xuất hiện ở phía xa xăm. Nó ngày càng đến gần, đến gần, và cô thấy Sư phụ đang ngồi trên hoa sen và bay về phía cô. Cô nói giấc mơ rất chân thật! Giờ thì cô đã hoàn toàn tin tưởng.

Bây giờ đã là năm thứ 15 Chính Pháp của Sư phụ, nhiều điều đã thay đổi! Tôi nhớ lúc bắt đầu cuộc bức hại, tôi đi đến tầng trên cùng của trường học trong giờ giải lao và nhìn xuống. Sân trường đầy học sinh đang bị lừa dối, đầu độc và bị huỷ diệt. Tuy nhiên, tôi biết mình không thể cứu nhiều người như vậy. Có hàng trăm triệu trẻ em ở Trung Quốc, làm thế nào để tôi có thể cứu tất cả? Tôi lặng lẽ khóc. Đã qua bao nhiêu năm rồi ! Với sự từ bi của Sư phụ và những nổ lực không mệt mỏi của các bạn đồng tu, tà ác đang dần bị tiêu diệt và nhiều sinh mệnh đang thức tỉnh.

Con xin cảm ơn Sư phụ! Trên đây là những câu chuyện về học sinh của con và con, và tất cả nhất định sẽ kết thúc tốt đẹp.

Con xin đa tạ Sư tôn vĩ đại! Thay mặt cho các em nhỏ xin đa tạ Sư tôn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/17/明慧法会–我和孩子们的故事-281655.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/26/143387.html

Đăng ngày 03-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share