Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-07-2013] Nhiều người Trung Quốc đều biết cố sự “Ngọc bích [của người] họ Hòa”. Biện Hòa, người nước Sở trong thời Xuân Thu (771-476 BC), đã tìm thấy một viên ngọc bích thô ẩn trong một hòn đá ở núi Sở và dâng nó cho vua Sở Lệ Vương. Lệ Vương cho một thợ làm ngọc kiểm tra, và người đó nói: “Nó chỉ là một hòn đá.” Lệ Vương đã buộc tội Biện Hòa nói dối và chặt chân trái của ông ấy.
Sau khi Lệ Vương qua đời, Võ Vương lên ngôi. Sau đó Biện Hòa lại dâng viên ngọc thô cho vị vua mới, và ông cũng cho một thợ làm ngọc kiểm tra. Người thợ kết luận: “Nó chỉ là một hòn đá.” Sau đó Võ Vương đã cắt chân phải của Biện Hòa.
Sau khi Võ Vương qua đời, Văn Vương lên ngôi. Biện Hòa đã ôm viên ngọc và khóc ba ngày đến cạn nước mắt. Văn Vương cho người đến hỏi Biện Hòa: “Nhiều người trong nước bị trừng phạt bằng cách chặt chân. Tại sao chỉ có ông là người khóc thảm như thế?” Biện Hòa trả lời: “Tôi không buồn vì chân bị chặt. Tôi buồn vì viên ngọc bị nhầm lẫn với một hòn đá và người chân thật bị nhầm lẫn là kẻ nói dối.”
Văn Vương đã cho một người thợ đập vỡ tảng đá, và họ tìm thấy một mảnh ngọc bích tuyệt vời vô giá, sau này được biết đến là “Ngọc bích họ Hòa”
Biện Hòa đã dâng viên ngọc hai lần, và bị trừng phạt tàn nhẫn và bị tàn tật suốt đời. Tuy nhiên, bất chấp hoàn cảnh, ông vẫn vững tin vào điều ông biết, và cuối cùng sự thật về viên ngọc đã được khám phá. Tất nhiên nhiều người có thể nghĩ: “Lệ Vương và Võ Vương thật ngốc vì nhầm lẫn viên ngọc là hòn đá. Biện Hòa đã bị phạt oan vì kiên định vào điều ông tin tưởng.”
Một số người thậm chí nghĩ: “Nếu tôi là vua, tôi chắc chắn không ngốc như Lệ Vương và Võ Vương.” Thật ra, hầu hết chúng ta đều có một ý thức về công lý và tin rằng chúng ta sẽ làm tốt nhất trong một tình huống như thế.
Tuy nhiên, trong suốt lịch sử, người ta thường phát hiện rằng họ bị lạc giữa những lời dối trá và vu khống, đem đến các khổ nạn không cần thiết cho những người tốt. Ngày nay, cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại một lần nữa tạo ra sự dối trá, phỉ báng và vu khống. Các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu nhiều đau khổ: đối mặt với sự hiểu lầm và chế nhạo của người dân, bị đưa đến các trại lao động và nhà tù, tra tấn, bị mổ cướp nội tạng, và thậm chí bị chết.
Tuy nhiên, vượt qua tất cả, các học viên vẫn kiên định cho người dân Trung Quốc và thế giới thấy được viên ngọc bích quý giá nhất – các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Sau đây là một vài câu chuyện của các học viên Pháp Luân Công giúp thế nhân nhìn thấu lời giả dối và vu khống của chế độ cộng sản – giúp con người thấy được viên ngọc bích.
Một cái nhìn không đổi đối với viên ngọc quý
Học viên A, một phụ nữ lớn tuổi, đã bị kết án một năm lao động cưỡng bức vào năm 2002 vì từ chối từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công. Bà đã bị giam tại một trong những trại lao động tàn ác nhất của đất nước.
Trong lúc bị giam, bà biết rằng bạn thân của một bạn tù, B, là bạn của trưởng Phòng 610 ở địa phương. Học viên A quyết định giúp người trưởng Phòng 610 biết chân tướng về Pháp Luân Công sau khi bà ra ngoài.
Học viên A biết rằng B có cụ nhà đang bị bệnh gan nghiêm trọng và cần bảo mẫu. Sau khi được thả, học viên A đã đến làm bảo mẫu ở đó.
Chồng của B là một doanh nhân rất thành đạt, và cặp vợ chồng này có một cuộc sống giàu sang. Dù phân nửa căn nhà to lớn của họ không dùng đến, nhưng họ không cho A ở trong phòng riêng. Thay vào đó, họ cho bà ngủ trên sàn nhà trong phòng của người bệnh. Thời tiết thì nóng bức, nhưng máy điều hòa lại không được sử dụng vì tình trạng của bệnh nhân; cả quạt điện hay mở cửa sổ cũng không được phép. Cơ thể bệnh nhân bốc lên một mùi nặng nề và còn thường xuyên bị nôn mửa và tiêu chảy.
Sau khi chồng của B biết A là một học viên Pháp Luân Công, ông ấy thường xuyên la mắng bà và tìm nhiều cách làm nhục bà. Tuy nhiên, A không từ bỏ, bất chấp mọi khó khăn, và bà tự nhắc nhở bản thân mục đích của mình: giúp những người trân quý hiểu chân tướng về tu luyện Pháp Luân Công bất chấp các thử thách.
Do vậy bà đã đặt tâm chăm sóc bệnh nhân và tận dụng mọi cơ hội giải thích về Pháp Luân Công với cặp vợ chồng. Sau sáu tuần, B rốt cuộc đã đồng ý rằng Pháp Luân Công là tốt. Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, B hối tiếc vì không biết về tu luyện sớm hơn. Chồng B cũng tự nguyện cung cấp 2.000 nhân dân tệ cho học viên A để làm tài liệu Pháp Luân Công nhằm giúp nhiều người hơn nhìn thấu lời dối trá của chế độ cộng sản. Ngay sau đó, trưởng Phòng 610 đã biết chân tướng về Pháp Luân Công và cũng thay đổi thái độ của ông ấy.
Về phần B, cô ấy cũng nói với mọi người về Pháp Luân Công trong suốt mười năm sau đó giống như cách mà học viên A đã làm trước đây.
Đừng thờ ơ với vẻ ngoài tầm thường và đơn giản
Có một câu chuyện nổi tiếng về một cậu bé và con cá nhỏ: Khi thủy triều lên, nhiều con cá nhỏ mắc kẹt trên bờ biển. Khi thủy triều rút, một cậu bé sống gần đó luôn đến bãi biển và nhặt từng con cá nhỏ ném xuống biển. Ngày qua ngày, năm này qua năm khác, cậu không hề dừng việc này lại. Có người từng nói với cậu: “Cậu có thể ném chúng trở lại biển vào ngày hôm nay, nhưng ngày mai nhiều con cá hơn sẽ bị đánh ngược trở lại bờ biển. Sao cậu lại làm một việc vô nghĩa thế?” Cậu bé trả lời đơn giản: “Tôi biết.” Người đó lại hỏi: “Tại sao cậu vẫn làm? Ai sẽ quan tâm việc này chứ?” Cậu bé đáp lại khi nhặt những con cá lên và ném chúng trở lại biển: “Con cá này quan tâm. Con này cũng vậy. Con này cũng quan tâm.”
Câu chuyện này nhắc tôi nhớ lại một cô gái sắp tốt nghiệp đại học và sẽ tiếp tục học ở nước ngoài tại Hà Lan. Sau khi biết chân tướng về Pháp Luân Công và thoái ĐCSTQ, cô không thể kiềm chế niềm vui của mình và thốt lên: “Ôi chao! Tôi đã có được một cuộc sống mới!” Thật vậy, cô đã có cuộc sống mới.
Các học viên Pháp Luân Công đã thực hiện vô số những nỗ lực chu đáo và kiên nhẫn để giúp người Trung Quốc nhận ra rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Những học viên này cũng giống như cậu bé trên bờ biển, ngày qua ngày giảng chân tướng về cuộc bức hại để cứu nhiều người trước khi chế độ cộng sản sụp đổ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/28/从卞和献玉说开去-277342.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/24/141676.html
Đăng ngày 05-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.