[MINH HUỆ 03-03-2013]

Bài viết của Chung Diên

Theo tờ báo Wall Street Journal, nhà thương nghiệp người Thụy Điển Fredrik Bergman đang gặp vấn đề ở Trung Quốc: Mỗi lần một khách hàng nào đó tại Thụy Điển thử gửi các tệp tin cho văn phòng công ty của ông tại Trung Quốc, thì kết nối Internet của họ bị ngắt trong khoảng một tiếng đồng hồ. Sau vài tuần bị mất mạng nhiều lần trong ngày, cuối cùng ông ta mới biết được tại sao nó xảy ra: Những tệp tin đó có mang cái tên của một thị trấn tại Thụy Điển, tên là “Falun (Pháp Luân)”.

Họ cho rằng đó là vì cái tên của thị trấn có mang chữ “Falun” nên nó kích phát các bộ lọc mà các kiểm duyệt viên trên mạng của Trung Quốc dùng để chặn những thảo luận về Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện bị cấm bởi chế độ Cộng sản tại Trung Quốc.

Công ty của ông Bergman, Diakrit, sản xuất những tua du lịch ảo và những mô hình ba chiều cho những công ty xây dựng nhà cửa và có đến một ngàn sàn được giao cho khách hàng mỗi ngày. “Bị ngắt mạng hai đến ba lần một ngày trong vòng vài tuần … thật sự ảnh hưởng [đến công việc] của chúng tôi rất nhiều,” ông Bergman nói. Một khi những tệp tin đó được đổi tên, thì việc gửi tệp tin diễn ra bình thường.

Mới đây, tờ báo The Washington Post báo cáo rằng hệ thống mạng của tất cả các cơ quan chính phủ ở Washington, từ những văn phòng các dân biểu quốc hội, các cơ quan liên bang, các cơ quan chiến lược, các cơ quan luật pháp, các hãng tin cho đến các nhóm hoạt động nhân quyền và các đại sứ quán đều bị các hacker của chế độ Cộng sản Trung Quốc đột nhập. Một lần nữa điều này đã gây ra rất nhiều chú ý từ giới truyền thông.

Từ việc kiểm duyệt bên trong Trung Quốc cho đến tấn công mạng vào các quốc gia Tây phương, chế độ ĐCSTQ không những nhằm đoạt những lợi thế về kinh tế và thương mại, mà động cơ thật sự của họ là kiểm soát ý kiến công chúng cả trong và ngoài Trung Quốc.

Bằng cách tấn công vào các trang web giảng rõ sự thật nó tìm cách che đậy các tội ác chống lại loài người của nó. Ví dụ như, ĐCSTQ muốn có tin tức về những nhân vật chủ chốt bằng cách chiếm kiểm soát mạng của các văn phòng quốc hội hay các cơ quan chính phủ tại các quốc gia Tây phương như là Mỹ, để họ có thể thiết lập liên lạc với những người này. Động cơ của họ là cố gắng làm cho những người này làm ngơ với cuộc bức hại Pháp Luân Công.

ĐCSTQ áp đặt kiểm duyệt Internet và tấn công mạng nhằm để che đậy tội ác chống lại loài người

Chế độ ĐCSTQ từ lâu đã cố tình che đậy những tội ác chống lại loài người của nó trong cuộc bức hại hàng vạn triệu học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại phát động bởi người đứng đầu đảng lúc đó là Giang Trạch Dân, và những tội ác đã thực hiện bao gồm bắt giam trái phép, hơn một trăm hình thức tra tấn, cưỡng bức tẩy não, hành hạ bằng thuốc tâm thần và mổ cướp nội tạng – chưa kể đến việc giết hại hàng trăm học viên Pháp Luân Công.

Những tội phạm này biết rõ rằng một khi những tội ác của họ bị vạch trần như ban ngày trên một diện rộng, họ sẽ bị diệt vong. Vì thế, họ đã sử dụng mọi phương tiện truyền thông trên mạng có trong tay để tuyên truyền sự thù ghét Pháp Luân Công, và đồng thời cố gắng hết sức chặn những thông tin về Pháp Luân Công cả trong và ngoài Trung Quốc.

Khi Google vào thị trường Trung Quốc vào năm 2006, nó bị buộc ký vào bản hợp đồng phải lọc những kết quả về Pháp Luân Công.

Những chữ “Falun Gong (Pháp Luân Công)” đã là những chữ bị lọc khắt khe nhất trong toàn bộ danh sách kiểm duyệt mạng Internet của ĐCSTQ.

Năm 2010 trước khi Google rút khỏi Trung Quốc, nó gỡ bỏ cấm những từ nhạy cảm như Ngày 4 tháng Sáu, dân chủ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, v.v…, nhưng họ không bao giờ gỡ bỏ bộ lọc đối với các từ “Pháp Luân Công”.

Vào tháng 12 cùng năm, Google tuyên bố rằng nó không thể chịu được áp lực từ chế độ ĐCSTQ phải lọc bỏ những kết quả tìm kiếm và quyết định rút khỏi Trung Quốc.

Theo một cuộc điều tra về xã hội quốc tế, Google đã lọc 97% tin tức về Pháp Luân Công dưới áp lực của chế độ ĐCSTQ.

Từ năm 1999, khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, những chữ “Pháp Luân Công” đã trở thành những chữ gây sợ hãi và nhạy cảm nhất đối với Giang Trạch Dân và đồng bọn. Ngoại trừ sự tuyên truyền của ĐCSTQ mà cố tình mạ lỵ, vu khống Pháp Luân Công, người ta không thể tìm bất cứ tin tức nói lên sự thật về Pháp Luân Công trên các mạng tại Trung Quốc.

Trong chương trình “Công nghệ quân sự” được chiếu trên kênh CCTV-7 (kênh số 7 của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc) vào ngày 17 tháng 07 năm 2011, một màn hình máy tính được chiếu lên, cho thấy hệ thống tấn công mạng Internet của Viện Kỹ thuật Điện tử thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐGPND). Danh sách mục tiêu là một danh sách trang web của Pháp Luân Công, như: “Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Mỹ”, “Pháp Luân Đại Pháp tại Alabama”, “Trang Pháp Luân Đại Pháp”, “Minh Huệ Net” “trang nhân chứng Pháp Luân Công(1)” và nhiều trang khác nữa (Xem hình 1)


Hình 1

Trên một màn hình khác, hệ thống này đang tấn công vào mạng Minh Huệ Net và nhập một địa chỉ IP là: 138.26.72.17 (Xem hình 2), là địa chỉ được các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ sử dụng.


Hình 2

Trong một cuộc phỏng vấn của Minh Huệ Net, phát ngôn viên của Hiệp Hội Pháp Luân Công tại Canada bà Châu Lập Mẫn nói rằng sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, máy tính của bà và máy tính của các học viên khác thường xảy ra những vấn đề rất bất thường. Bà nói “Khi Hồ Cẩm Đào đến thăm Canada vào năm ngoái, máy tính của những khách được mời để phát biểu bị tấn công trước khi có cuộc họp báo. Một số máy của họ bị nhiễm vi-rút còn một số khác thì bị hỏng…”

Bà Châu Lập Mẫn đã chỉ ra: “Từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, các trang Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc thường xuyên bị tấn công bởi ĐCSTQ. ĐCSTQ dùng tài nguyên nhà nước, và thậm chí sức mạnh quân sự, để tấn công các trang web Pháp Luân Đại Pháp. Điều này chứng tỏ rằng ĐCSTQ cực kỳ sợ Pháp Luân Công. Mặt khác, nó đã cho toàn thế giới thấy rõ bản chất của ĐCSTQ.”

ĐCSTQ dùng guồng máy của nhà nước để gia tăng khủng bố trên mạng và những cuộc tấn công trên mạng của họ đã gia tăng rất cao

Những cuộc tấn công trên mạng của quân đội ĐCSTQ đã vươn ra ngoài các trang web của Pháp Luân Công. Theo một báo cáo của tờ Washington Post vào ngày 21 tháng Hai, Mandiant, một công ty bảo mật của Mỹ đã đăng một bản báo cáo nói rất chi tiết về các đơn vị quân đội Trung Quốc bị cáo buộc chịu trách nhiệm về những cuộc tấn công mạng vào 141 cơ quan trong 20 ngành nghề tại Mỹ và trên toàn thế giới.

Bản báo cáo cũng nói rằng công ty đã nhận được hơn 3.000 bằng chứng và đều cho thấy nguồn tấn công khả nghi nhất, tổ chức bí mật của quân đội Trung Quốc—Đơn vị 61398— chính là hacker.

Kể từ năm 2006, Đơn vị 61398 chắc chắn đã lấy cắp rất nhiều tài liệu từ 150 công ty Mỹ và các cơ quan chính phủ. Dựa vào các ước tính của các chuyên gia bên ngoài, nền kinh tế Mỹ đã mất hàng chục tỉ đô la Mỹ như một hậu quả bị tấn công mạng bởi những hacker Trung Quốc.

“Vai trò trực tiếp của chính phủ Trung Quốc trong việc ăn trộm trên mạng là quá khích, và những vấn đề này đã gia tăng rất nhanh,” dân biểu Mike Rogers (đảng viên Cộng Hoà, Michigan), chủ tịch Ủy ban Mật vụ Quốc hội cho biết.

Cũng theo bản báo cáo, tất cả các cơ quan tại Washington DC đã bị đột nhập bởi các tên gián điệp mạng của Trung Quốc, bao gồm các văn phòng của các dân biểu quốc hội, các cơ quan chính phủ liên bang, các cơ quan chiến lược, các hãng luật, các tổ chức truyền thông, các nhóm hoạt động nhân quyền, các nhà thầu và các đại sứ quán.

Nhiều chuyên gia nói rằng rất nhiều dữ liệu bị lấy cắp và những tin tức đó có thể cho phép các cơ quan tình báo Trung Quốc nắm được cách vận hành của Washington.

“Họ đang cố gắng liên kết giữa những người chủ chốt làm việc tại các cơ quan chiến lược, những nhà tài trợ chủ chốt mà họ đã nghe nói và cách mà chính phủ ra các quyết định” Dan Bludmenthal, giám đốc nghiên cứu Á châu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nói, nơi mà cũng đã bị tấn công. “Đây là một hoạt động tình báo tinh vi nhằm cố gắng tìm hiểu mối liên kết giữa mạng lưới con người đang tại chức, dù họ là những người trong Quốc hội hay tại các cơ quan hành pháp.”

Trong những năm gần đây, các học viên Pháp Luân Công tại nhiều quốc gia khác nhau chú ý rằng một số các nhà chính trị tại các quốc gia Tây phương, những người đã từng công khai ủng hộ Pháp Luân Công và nhân quyền tại Trung Quốc cũng thay đổi hoàn toàn về thái độ của họ sau khi họ được mời đến Trung Quốc.

Vào năm 2010, Richard Fadden, lãnh đạo Cơ quan tình báo an ninh Canada (Canadian Security Intellegence Service), công khai vạch trần rằng các nhà chính trị Canada đang bị các chính phủ ngoại quốc gây ảnh hưởng, bao gồm cả Trung Quốc, và xã hội Canada đã bị chính sách tuyên truyền từ các quốc gia khác xâm nhập vào.

Ngoài Mỹ ra, các cuộc tấn công và đột nhập trên mạng của ĐCSTQ cũng diễn ra tại Châu Âu, Úc, Á châu và các quốc gia dân chủ khác.

ĐCSTQ đã tuyên chiến với thế giới văn minh với việc tấn công mạng của nó; tuy nhiên, lực lượng của công lý sẽ chiến thắng.

Cũng như ĐCSTQ đã mở rộng cuộc bức hại Pháp Luân Công đến hàng loạt con người bằng cách kiểm soát hệ thống chính trị và pháp lý tại Trung Quốc, nhằm tiếp tục cuộc bức hại và che đậy sự thật, ĐCSTQ đang sử dụng những mạng và truyền thông để mở rộng cuộc bức hại ra toàn thế giới, cố tình gây ảnh hưởng đến các quốc gia Tây phương, khiến họ làm ngơ trước những tội ác và vi phạm nhân quyền của nó.

Dean Chen, một nhà nghiên cứu tại Quỹ di sản về Chính trị và An ninh Trung Quốc đã đăng tải một bài viết mà trong đó ông ta đã xác nhận bằng chứng được cung cấp bởi công ty an ninh mạng Mandiant và kêu gọi chính phủ Mỹ nên cực lực phản đối việc tấn công mạng của Trung Quốc.

Bài báo nói rằng “Bản báo cáo của Mandiant xác nhận những gì mà từ lâu nhiều người trên toàn thế giới đã nghi ngờ: Không chỉ những người Trung Quốc này đang xúc tiến những hoạt động gián điệp và tấn công mạng khác nhau, mà nhiều người còn đang hành động dưới chỉ đạo và đồng tình của chính quyền Trung Quốc.”

Bài viết cũng nêu ra nhiều đề nghị về cách mà Mỹ nên đối phó với những cuộc tấn công mạng của quân đội ĐCSTQ, kể cả việc liên kết nhiều quốc gia trong trong số các quốc gia có phát triển kinh tế lớn mạnh để đáp trả, các quốc gia mà đang là mục tiêu của các hoạt động trên mạng máy tính của Trung Quốc. Bài viết đề nghị rằng Mỹ phải là lực lượng dẫn đầu và phải cứng rắn với Trung Quốc.

Vào tháng 04 năm 2011, một kênh truyền hình quốc gia Canada báo cáo rằng những hacker của Trung Quốc đã tấn công vào các máy tính của không chỉ các cơ quan quan trọng của chính phủ liên bang, mà còn của Quốc hội Canada, nhắm vào những dân biểu từ các thành phố có nhiều cử tri người Hoa.

Môt nguồn tin từ bên trong cho biết Tổ chức An ninh Viễn thông của Canada đã lần ra dấu vết các hacker đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa và các máy chủ tại Bắc Kinh.

Trong bản báo cáo, Dân biểu vùng Toronto, Derek Lee nói rằng Canada cần phải chứng tỏ nó có khả năng phản công lại. “Không thể chấp nhận như thế và tôi nghĩ rằng chúng ta phải có răn đe nào đó — một sự răn đe đánh trả” ông nói.

Khi họ làm một cách quá độ, mọi thứ sẽ quay lại và có hệ quả ngược lại.

ĐCSTQ dùng guồng máy nhà nước để làm những việc tà ác trên toàn thế giới nhưng kết quả vẫn là nó chỉ mang lại sự tự hủy diệt mình. Nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân, những người là nạn nhân của những cuộc tấn công mạng của ĐCSTQ sẽ thấy bản chất tà ác của chế độ càng ngày càng rõ ràng và sẽ thành lập một liên minh để chống lại tà ác này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/3/中共网络黑幕掩盖的真相-270582.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/13/138492.html

Đăng ngày 02-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share