Bài viết của Giác Tỉnh

[MINH HUỆ 23-04-2013]  Vào ngày 07 tháng 04 năm 2013, Tạp chí Lens (Lens Magazine) trụ sở tại Trung Quốc đã xuất bản một bài báo độc quyền ghi lại những thủ đoạn tra tấn được dùng ở trại cưỡng bức lao động nữ Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Người đọc đã không khỏi bàng hoàng khi thấy những người bị giam giữ bị bắt phải lao động như nô lệ, bị biệt giam, bị sốc điện bằng dùi cui điện, bị treo lên, ngồi trên ghế hổ, bị trói trên giường chết, v.v. Bài báo tựa đề “Ra khỏi Mã Tam Gia” (Out of Masanjia) này đã được tái bản rất nhiều lần kể từ khi xuất bản và nó vẫn đang thu thu hút sự chú ý trên diện rộng.

Để đáp lại sự phẫn nộ của công chúng đối với những tội ác tàn bạo này, chính quyền tỉnh Liêu Ninh đã thành lập một “tổ điều tra” bao gồm một số viên chức của Sở Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, Cục Lao động Cưỡng bức tỉnh Liêu Ninh và Cơ quan Điều tra tỉnh Liêu Ninh để tiến hành một “cuộc điều tra”. Tổ điều tra này tuyên bố kết quả điều tra của họ vào ngày 19 tháng 04, cho rằng Tạp chí Lens nói không đúng sự thật và rằng những tra tấn được đề cập đến là được bịa đặt bởi các học viên Pháp Luân Công.

Trên thực tế, bài báo của Lens không hề đề cập đến Pháp Luân Công. Sự buộc tội sai trái của tổ điều tra cho Pháp Luân Công chỉ làm nổi bật thêm sự sợ hãi sâu trong tâm trí của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) do cuộc đàn áp mà họ đã phát động lên Pháp Luân Công.

Thực ra, một tổ phó của tổ điều tra là Trương Siêu Anh, đây là người đã chỉ đạo đám tay sai cưỡng hiếp 18 nữ học viên Pháp Luân Công vào năm 2000, khi anh ta còn là Giám đốc Trại Mã Tam Gia.

Tổ trưởng tổ điều tra là Trương Phàm, cũng là Cục trưởng Cục Tư pháp tỉnh Liêu Ninh. Anh ta đã chỉ đạo đàn áp Pháp Luân Công ở Cục Tư pháp tỉnh Liêu Ninh hơn mười năm qua.

Chúng ta có thể trông đợi vào kết quả điều tra gì khi mà những thủ phạm được cử đi để điều tra chính tội ác của chúng?

Chúng tôi kêu gọi những ai đã bị lừa dối bởi ĐCSTQ hãy từ bỏ ảo tưởng của họ vào chính quyền Trung Cộng và nhìn thấy bản chất tà ác của nó. Chỉ khi ngày càng nhiều người hơn bước ra vạch trần tội ác của ĐCSTQ thì nó mới có thể bị giải thể và người Trung Quốc mới có thể thoát khỏi sự tra tấn của nó.

“Tổ điều tra” đã điều tra như thế nào?

Theo một số kênh truyền thông nước ngoài, cô Lý Văn Quyên, một trong những nạn nhân được đề cập đến trong bài báo của Lens và từng là nhân viên Cục Thuế Quốc gia thành phố An Sơn, khi nghe tin về cuộc điều tra, đã tập hợp một số nạn nhân của Mã Tam Gia đến Cục Tư pháp tỉnh Liêu Ninh để phản ánh thêm các tội ác khác. Tuy nhiên những gì cô ấy gặp phải đã khiến cô thất vọng ghê gớm. Cô nói: “Không có phòng kiến nghị ở Cục Tư pháp. Họ chỉ đòi xem chứng minh thư nhân dân và lấy số điện thoại, nhưng từ chối nhận tài liệu mà chúng tôi mang đến, từ chối lắng nghe những kiến nghị của chúng tôi. Trước khi chúng tôi rời đi, họ còn ghi hình chúng tôi.”

Vào ngày 13 tháng 04, một số cảnh sát đã đến đập cửa nhà cô Lý và yêu cầu cô đi cùng với họ để thực hiện một “cuộc điều tra”. Cô đã dứt khoát từ chối.

Hóa ra “cuộc điều tra” này không liên quan đến Trại Mã Tam Gia mà liên quan đến việc tại sao sự thật về những cuộc tra tấn bị rò rỉ và được nhiều phương tiện truyền thông công bố. Tất cả các nạn nhân được nhắc đến trong bài báo của Lens đều đã được cảnh sát Liêu Ninh “ghé thăm” và bị ép viết cam kết rằng sẽ không bao giờ tiết lộ sự thật đang diễn ra ở Mã Tam Gia nữa.

Tổ điều tra đã không đánh mà tự khai, giấu đầu hở đuôi

Bài báo của Lens không hề đề cập đến ba chữ “Pháp Luân Công”. Ở hai chỗ, bài báo đã chỉ ra rằng “biệt giam” và “ghế hổ” lúc đầu được áp dụng đối với một số “người đặc biệt” và “người bị giam với tính chất đặc biệt”, nhưng sau này đã được dùng cho những người bị giam nói chung.

Tuy nhiên báo cáo “điều tra” đã thừa nhận với toàn thế giới rằng Trại Mã Tam Gia là một trại lao động chủ yếu giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Bản báo cáo cho rằng tất cả những thuật ngữ tra tấn dựng cả tóc gáy được bịa đặt và từ lâu đã được các kênh truyền thông của Pháp Luân Công ở hải ngoại báo cáo một cách rộng rãi. Nó cũng cho rằng bài báo của Lens chỉ đơn giản là sao chép lại những thuật ngữ dùng bởi các kênh truyền thông của Pháp Luân Công.

Nhưng tổ điều tra đã không tránh khỏi thất vọng, báo cáo của nó chỉ củng cố thêm những gì các học viên Pháp Luân Công đã nói với thế giới về các tội ác ở Trại Mã Tam Gia  trong hơn 10 năm qua.

Sau khi bài báo của Lens được xuất bản, Associated Press đã báo cáo rằng những thủ đoạn tra tấn bị vạch trần trong tờ báo là khớp với những tố cáo của môn tập tinh thần Pháp Luân Công hơn mười năm về trước. Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cũng chỉ ra rằng Trại lao động Mã Tam Gia không còn là điều gì mới mẻ đối với các phương tiện truyền thông nước ngoài, bởi vì nó đã giam giữ nhiều học viên Pháp Luân Công và từ lâu Pháp Luân Công đã luôn cố gắng đề phơi bày những gì đang diễn ra ở đó.

Những phương pháp tra tấn ở Trại Mã Tam Gia vượt xa những gì được tiết lộ trong bài báo của Lens và trí tưởng tượng của bất kỳ ai

Những gì được báo cáo trong bài báo của Lens đã không vạch trần hết được sự tà ác đang diễn ra ở Trại Mã Tam Gia, vốn vượt xa trí tưởng tượng táo bạo nhất của bất cứ ai.

Theo các tổ chức nhân quyền quốc tế, vào tháng 10 năm 2000 những lính canh của Trại Mã Tam Gia đã lột trần 18 nữ học viên và ném họ vào phòng giam tù nhân nam để bị cưỡng hiếp. Kết quả là, năm người đã chết, bảy người bị mất trí và số còn lại bị tàn tật ở những mức độ khác nhau. Vụ việc này đã gây ra làn sóng chấn động cả thế giới.

Tra tấn là chuyện thường ngày ở Trại Mã Tam Gia. Cô Vương Vân Khiết, một học viên đến từ thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh đã bị sốc điện một bên ngực của mình, khiến nó bị rách và mưng mủ. Cô Trương Tú Kiệt đến từ thành phố Triều Dương đã bất tỉnh sau khi lính canh đưa dùi cui điện vào âm đạo của cô để sốc điện cô. Cô Lý Tiểu Yến đã bị bỏng nặng sau khi cai ngục dùng 4 dùi cui điện cùng một lúc để sốc điện lên đầu và bàn chân cô. Cô Tín Tố Hoa đến từ thành phố Bản Khê tỉnh Liêu Ninh đã từng viết: “Lính canh đã cưỡng hiếp các nữ học viên. Họ dẫm đạp lên bộ phận sinh dục. Họ buộc ba cái bàn chải đánh răng lại và đưa vào âm đạo và đưa qua đưa lại. Chúng cũng đưa dùi cui điện vào âm đạo để sốc điện nạn nhân.”

Từ năm 2000, trang web Minh Huệ Net đã đăng 8.109 báo cáo về những bức hại mà các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp Pháp ở đã phải trải qua chỉ riêng ở Trại lao động Mã Tam Gia. Gần 100 thủ đoạn tra tấn đã được áp dụng đối với các học viên ở Trại Mã Tam Gia. Ít nhất ba người đã chết vì tra tấn, nhiều người đã bị rối loạn tâm thần và những người bị tàn tật còn nhiều hơn. Hai phụ nữ đã bị rơi vào trạng thái thực vật.

Những thủ đoạn tra tấn ở Trại Mã Tam Gia đã được phát triển và áp dụng rộng rãi ở các trại lao động khác trên cả nước. Kết quả là vô số học viên đã bị cưỡng hiếp hoặc giết hại.

Người điều tra chính là tội phạm

Một tổ phó của tổ điều tra Liêu Ninh, Giám đốc Cục Lao động Cưỡng bức tỉnh Liêu Ninh, Trương Siêu Anh, đã từng là giám đốc Trại lao động Mã Tam Gia khi vụ cưỡng hiếp 18 nữ học viên diễn ra vào năm 2000. Một năm sau, Trương Siêu Anh đã được bảy bộ và Ủy ban trung ương trao thưởng cho việc tra tấn Pháp Luân Công và trại lao động của ông ta được ghi nhận là đơn vị “gương mẫu” trong việc “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.

Tổ trưởng tổ điều tra là Cục trưởng Cục Tư pháp tỉnh Liêu Ninh, Trương Phàm. Ông ta là xương sống và là cánh tay phải của Giang Trạch Dân trong cuộc đàn áp ở tỉnh Liêu Ninh. Ông ta được thăng chức lên vị trí hiện tại vào đầu năm 2012, trước đó ông ta là Cục phó Cục Tư pháp tỉnh Liêu Ninh và Giám đốc Cục Trại giam Liêu Ninh. Người này là thủ phạm chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công thông qua sự vận hành của hệ thống tư pháp và nhà tù.

Một luật sư nổi tiếng ở Bắc Kinh, Giang Thiên Dũng nói: “Những người dẫn đầu cuộc điều tra thực ra chính là những kẻ phải chịu trách nhiệm trong việc hãm hại các nạn nhân. Về vấn đề của học viên Tôn Nghị, chúng tôi đã từng nộp rất nhiều kiến nghị đến Cục Lao động Cưỡng bức tỉnh Liêu Ninh,  Phòng Kỷ luật tỉnh Liêu Ninh, và Cục Tư pháp tỉnh Liêu Ninh. Chúng tôi cũng đã đến gặp họ vài lần để nộp đơn thỉnh nguyện của mình. Tôi phải nhấn mạnh rằng những vị lãnh đạo này là người trong cuộc và họ biết quá rõ về những gì xảy ra trong trại cưỡng bức lao động.”

Ông Giang Thiên Dũng nói tiếp: “Thật nực cười và lố bịch khi họ lại được cử đi điều tra tội ác. Họ không hề có một chút tư cách nào. Họ chính là bên phải chịu trách nhiệm, nhưng họ lại đến để điều tra tội ác của chính họ. Toàn thể sự việc đang cho thấy một sự nực cười. Nói rõ hơn, chính họ là thủ phạm.”

Nhìn rõ bản chất, vứt bỏ ảo tưởng

Tổ điều tra Liêu Ninh không có vẻ gì là đang cố gắng nói chuyện lớn thành chuyện nhỏ hay tìm người chịu tội thay mà là triệt để phủ nhận trách nhiệm một cách sạch trơn.

Vì sao? Bởi vì bài báo của Lens đã thực sự đánh đúng vào tử huyệt của Trung Cộng, kẻ luôn luôn lo sợ việc sẽ bị vạch trần tội ác đàn áp Pháp Luân Công.

Bài báo của Lens chỉ đề cập đến một số phụ nữ không phải là học viên thỉnh nguyện cho một số điều chính nghĩa, tuy nhiên cảnh ngộ và sự thống khổ của họ khi ở trong tay của ĐCSTQ đã dấy lên sự tức giận ghê gớm nhất trong công chúng.

Hãy nghĩ về những gì đã diễn ra từ năm 1999, khi chính quyền ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Dưới những chính sách của Giang Trạch Dân như ”những người bị đánh chết được tính là tự tử” và “hỏa táng những học viên đã chết (đôi khi vẫn còn sống) mà không cần xác định thân thế”, rất nhiều quan chức chính phủ và lính canh trại giam đã đi ngược lại với lương tâm của mình và phạm những tội không thể nói thành lời trong khi chạy theo danh và lợi. Một khi những tội ác này được tiết lộ ra cho toàn thế giới, người ta sẽ hoàn toàn nhìn thấu bản chất xảo trá của ĐCSTQ và sẽ vứt bỏ những ảo tưởng cuối cùng về nó. Lúc đó cũng là lúc mà ĐCSTQ bị giải thể.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/23/欲盖弥彰-“调查结果”暴露马三家黑幕-272410.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/9/139293.html

Đăng ngày 23 – 08 – 2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share