[MINH HUỆ 26-07-2013] Trong lúc nhắc đến câu nói “Thiện ác hữu báo”, một vài người Trung Quốc sẽ rất phản cảm, đặc biệt là khi cảnh sát Trung cộng nghe những cuộc gọi điện thoại như vậy, họ sẽ rất nổi giận, cho như vậy là đang nhục mạ, nguyền rủa họ. Vậy thì, đây rốt cuộc có phải là những lời nhục mạ người và nguyền rủa chăng?

“Thiện ác hữu báo” đến từ nhận thức của người ta đối với tôn giáo. Phật giáo giảng sinh tử luân hồi, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Cũng chính là, người thiện sẽ gặp báo ứng thiện, gọi là phúc báo; người ác, sẽ gặp phải báo ứng ác, gọi là ác báo. Báo ứng là một từ trung tính, ám chỉ kết quả của một sự việc. Mục đích Phật giáo tuyên truyền cách nói báo ứng không gì khác hơn là dạy con người hướng thiện, cầu phúc báo, đừng làm điều ác, nếu không sẽ đem đến báo ứng không tốt. Nhưng khi qua tai của những cảnh sát kia, báo ứng tương đương với ác báo, cho rằng là đang nhục mạ người và nguyền rủa, kỳ thực là hiểu lầm từ báo ứng này.

Từ góc độ khoa học hiện tại mà xét, “Thiện ác hữu báo” cũng là phù hợp logic. Một sự việc phát sinh luôn có nguyên nhân và hậu quả, ví như gieo một hạt giống, tương lai có thể có bóng mát; lấy trộm nắp giếng, người qua đường sẽ bị rơi xuống giếng. Đây chính là biểu hiện của thiện và ác mang đến kết quả khác nhau. Chỉ là quan hệ nhân duyên giữa các sự vật mà khoa học hiện đại nhận thức, chỉ giới hạn tại thời gian và không gian mà chúng ta có thể biết, nhưng quan hệ nhân quả trong luận thuật của Phật giáo, không chỉ cuộc hạn vào thời không này, mà còn tồn tại trong các thời không lớn hơn và rộng hơn nữa, mới chỉ như thế này mà nhân loại chúng ta đã không nhận thức đến được rồi, cũng không tin, khoa học hiện đại đã hạn cuộc chúng ta trong nhận thức về quan hệ nhân duyên giữa các sự vật.

Cổ nhân tổng kết kinh nghiệm lịch sử, đã rút ra chân lý “Thiên lý minh tỏ, báo ứng không sai lệch”. Dù tin hay không tin, biết hay không biết, Thiên lý đang ước chế tất cả, không phải vì người không tin, làm điều xấu rồi lại không có ác báo, không phải vì người ta không biết, làm điều tốt rồi lại không mang lại thiện báo. Dưới đây tôi muốn kể một câu chuyện hiện đại, xin chia sẻ với mọi người.

Vài năm trước, cô Vương vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị cảnh sát tà ác của Trung Cộng bức hại, khi sắp bị kết án phi pháp, ông Trương, một người không tu luyện Pháp Luân Công có biết cô Vương, đối với cô Vương có ấn tượng rất tốt. Tình cờ, ông Trương nghe nói lúc người bạn mình là Viện trưởng Viện Pháp lý của huyện định kết án phi pháp đối với học viên Pháp Luân Công là cô Vương, liền khuyên người bạn viện trưởng: “Cô ấy là người rất tốt, giam giữ cô ấy làm gì, ông mau thả cô ấy ra đi”. Viện trưởng Viện pháp lý thấy ông Trương nói khẩn thiết như vậy, lại là bạn tốt khuyên can, liền nghe theo ý kiến, thả cô Vương ra. Cô Vương lại không hề biết việc ông Trương khuyên can, ông Trương cũng không để tâm, sự việc cứ thế qua đi.

Vợ ông Trương không khỏe, bị mắc tuyệt chứng, đã vô phương cứu chữa, bác sỹ đã bó tay hết cách, khuyên ông Trương chuẩn bị hậu sự. Ông Trương thấy ngày tháng của vợ không còn nhiều nữa, liền đề nghị hai người chụp ảnh lưu niệm, coi như là chút an ủi trước lúc lâm chung. Hai người vừa mới ngồi, ánh đèn flash vừa chớp lên, ảnh chụp ra lại có một cánh hoa, giữa đầu của họ có khoảng trống rất giống như có gì đó, nhưng nhìn không được rõ. Lại chụp một lần nữa vậy, lại là một cánh hoa. Thật thất vọng, không có biện pháp, đành từ bỏ việc chụp ảnh. Nhưng, sau khi vợ ông Trương tự chụp ảnh, bệnh tình lại ngày một trở nên tốt hơn, cuối cùng lại còn khôi phục hoàn toàn. Mặc dù bác sỹ không cách nào giải thích, nhưng bệnh thì đã khỏi khỏe hơn bao giờ hết, hai người cũng không suy nghĩ nhiều.

Lão Lữ là họ hàng của ông Trương, trong kỳ nghỉ đến nhà thăm ông Trương, hỏi tình hình vợ ông ấy, vốn cho rằng bà nhất định sẽ chết, khuyên giải khuyên giải, không ngờ rằng ông Trương nói bà đã khỏi rồi. Lão Lữ cảm thấy cao hứng thay cho họ, người bị tuyệt bệnh mà giữ được mạng, thật là khó gặp. Ông Trương kể về việc chụp ảnh lúc lâm chung, lão Lữ lấy bức ảnh xem xem, quan sát tỉ mỉ, đây chẳng phải là hoa sen sao! Nguyên lai đóa hoa nơi khoảng trống giữa đầu hai người là một đóa hoa sen lớn. Lão lữ thấy rất ngạc nhiên, không hiểu được.

Hai người bắt đầu nói việc Pháp Luân Công bị Trung Cộng bức hại, ông Trương lại nói về việc thanh minh cho bà Vương. Lão Lữ lúc này mới biết nguyên nhân, cao hứng nói với ông Trương, ông đã đắc phúc báo rồi đó. Bảo hộ học viên Pháp Luân Công là việc rất tốt có thể tích đức! Ông Trương nghe lão Lữ nói vậy, mới hiểu ra là việc hành thiện của mình đã cứu mạng vợ mình.

Thông thường người ta khi nghe nói “Nhất niệm thiện đãi Đại Pháp, Trời ban hạnh phúc bình an”, chính là cho rằng học viên Pháp Luân Công đã nói ngoa dụ nhằm tìm sự bảo hộ của thế nhân, mà không biết rằng đây là Thiên lý vô cùng chuẩn xác. Bản thân tôi nghe đến câu chuyện bên trên cũng thấy vô cùng kỳ lạ. Ông Trương dù không hiểu được Pháp Luân Công, cũng không nghĩ tới việc giúp đỡ Pháp Luân Công sẽ có phúc báo gì. Chỉ là xuất phát từ đạo nghĩa, từ hảo cảm đối với nhân cách của cô Vương mà giúp đỡ cô. Nhưng Thiên lý sẽ không vì ông Trương không biết đến mà không đưa đến phúc báo. Có lẽ đây chính là chỗ công bình của Thiên lý.

Thiên lý sẽ không vì con người tin hay không tin mà cải biến sự công bình, báo ứng cũng sẽ không vì con người biết hay không biết mà cải biến kết quả của nó. Hành thiện tất sẽ có báo ứng tốt, hành ác tất sẽ có báo ứng xấu. Những người không tin vào báo ứng kia, gặp phải lúc thất bại hay ma nạn, luôn hỏi nguyên nhân là tại sao. Đặc biệt là những cảnh sát vẫn còn đang tham dự vào bức hại học viên Pháp Luân Công, tại sao những người đã gia nhập “Phòng 610” lại chết nhiều như vậy. Tại sao kẻ cưỡng gian lại bị ung thư? Tại sao người khác không phải gặp chuyện xấu, lại phát sinh trên thân thể của mình.

Thiên lý là công bình, Thần là từ bi. Làm chuyện xấu nhỏ thì gặp báo ứng nhỏ, đó là nói với con người nên hối cải; làm việc xấu lớn thì sẽ có báo ứng lớn, đó là nói với con người làm việc sai rồi thì phải bồi thường; khi con người làm việc xấu hơn nữa, thì đối mặt có thể là mất đi sinh mệnh thậm chí trừng phạt lớn hơn nữa, gây họa đến cho con cháu. Khi con người đi tới bước này thì hối hận cũng đã muộn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/26/天理是公平的-277093.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/24/141670.html

Đăng ngày 17-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share