Bài viết của Hà Vũ

[MINH HUỆ 02-05-2013] Mười bốn năm trước, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Văn phòng thỉnh nguyện Quốc gia để thỉnh nguyện cho quyền tự do tín ngưỡng vào ngày 25 tháng 04 năm 1999. Cộng đồng quốc tế đã gọi đây là cuộc thỉnh nguyện lớn nhất, ôn hòa nhất và đúng đắn nhất trong lịch sử Trung Quốc, trong khi bè phái của Giang Trạch Dân thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng nó như một cái cớ để đàn áp Pháp Luân Công.

Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 là trường hợp phản bức hại đầu tiên của các học viên Pháp Luân Công. Các nhà bình luận và các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại gần đây đã chia sẻ suy nghĩ của họ về sự kiện này.

“Nếu tôi ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 04, tôi sẽ tham gia.”

Bà Trương, một cựu thư ký của Đại học Dệt Bắc Kinh, đã di cư đến Canada vào khoảng thời gian của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04. Khi được hỏi rằng bà có tham gia không nếu có mặt ở Bắc Kinh vào thời điểm đó, bà trả lời: “Chắn chắn có.”

Bà nói: “Vì Pháp Luân Đại Pháp đem đến lợi ích về cả thể chất lẫn tinh thần, nên nhiều người đã đứng lên để bảo vệ sự thật vào ngày 25 tháng 04. Cha tôi là một nhân viên không lực và từng bị bức hại trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Cả gia đình tôi đã bị buộc phải chuyển đến một khu vực xa xôi. Tôi đã sống trong một bầu không khí ghê rợn và bất ổn. Tôi đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời. Tôi đã tìm thấy chân ngã của mình sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc sống của tôi trở nên vững vàng và hạnh phúc. Nhưng cuộc đàn áp đã đảo lộn tất cả.”

“Nhìn thấy các đồng tu đang bị tra tấn tào bạo, tôi đồng cảm với họ. Nhờ tu luyện, tôi bắt đầu nghĩ đến người khác, cũng như những người đang bị lừa dối. Tôi đã biết được tầm quan trọng của việc giảng rõ chân tướng.”

Có người nói rằng số người thỉnh nguyện là quá lớn, nên đảng muốn đàn áp chúng tôi. Bà Trương nói rằng điều này là vô căn cứ.

“Ở Canada, công dân có các quyền. Nếu bạn muốn khiếu nại, bạn có thể đến tòa án, truyền thông hay chính phủ. Các công dân có quyền bày tỏ nguyện vọng, nhưng không có quyền can thiệp vào quyền lợi của người khác. Đó là lẽ thường trong một xã hội bình thường. Ở Trung Quốc, cách hợp lý duy nhất để khiếu nại là thỉnh nguyện. Mọi người đều biết sự tàn bạo của Đảng Cộng sản. Nhưng các học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa và lý trí, điều này cho thấy họ tin tưởng vào chính quyền.”

“Đừng hỏi: ‘Bao nhiêu người đã đến?’ Hãy hỏi họ đã làm gì. Thực hành Chân – Thiện – Nhẫn có gì sai? Vì được hưởng lợi, họ đã lên tiếng khi Pháp Luân Đại Pháp bị đối xử bất công. Họ không làm gì sai. Có được quyền bắt giữ họ vì điều đó không? Các học viên đi thỉnh nguyện để cho chế độ biết rằng cuộc đàn áp là sai và các học viên bị bắt giữ nên được thả. Đối với vấn đề này, một người hay 10.000 người đều có thể làm. Số lượng người tham gia không thể là một lý do để bức hại.”

“Các học viên Pháp Luân Công đã phản đối cuộc bức hại trong 14 năm. Dù cuộc đàn áp tàn bạo đến đâu hay họ đã hy sinh nhiều như thế nào, các học viên sẽ tiếp tục truyền bá sự thật một cách ôn hòa để cộng đồng thực hiện một sự lựa chọn của lương tâm.”

“thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04” và “làm chính trị”

Có người nói rằng Pháp Luân Công làm chính trị. Bình luận viên hải ngoại Văn Chiêu nói: “Từ ‘chính trị’ không có nghĩa tiêu cực. Quản lý các vấn đề cộng đồng là chính trị. Nếu một nhóm hay một tổ chức khí công liên quan đến các vấn đề xã hội, đó có thể được gọi là chính trị. Nếu bạn cấm một người tập khí công, những người khác có quyền tập những môn khác. Nó là hợp pháp, hợp lý và không thể dùng như một cái cớ để đàn áp.”

“Nhẫn” và phản đối bức hại

Có người nói: “Pháp Luân Công dạy ‘nhẫn’. Tại sao họ không tập ở nhà như tu sĩ hay các tín đồ tôn giáo? Nếu họ thỉnh nguyện, phân phát tờ rơi, hay phản bức hại, ĐCSTQ sẽ đàn áp họ.”

Bình luận viên Văn Chiêu nói: “ĐCSTQ đã cố gắng bức hại Pháp Luân Công vào năm 1996. Sau khi công bố một bài viết phỉ báng Pháp Luân Công trên tờ Quang Minh nhật báo, Cục Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc đã cấm phát hành các sách của Pháp Luân Công. Năm 1997, Bộ Công an đã phái mật vụ đi thu thập bằng chứng để vu khống Pháp Luân Công nhưng thất bại. Tháng 05 năm 1998, đài truyền hình Bắc Kinh đã phát sóng một bản tin nói xấu. Năm 1999, một cái bẫy được đặt ra để khiến các học viên Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 04 để tạo một cái cớ cho cuộc đàn áp. Nếu nó không thành công, đảng sẽ tiếp tục tìm cách vu khống Pháp Luân Công để bức hại môn tu luyện. ĐCSTQ muốn điều khiển suy nghĩ của con người và bức hại những ai không phù hợp với tư tưởng của nó. Trên thực tế, nó muốn hoàn toàn điều khiển suy nghĩ của người ta.”

“Sau nhiều năm, các sự kiện đã cho dòng chủ lưu Trung Quốc nhận ra rằng Đảng Cộng sản không thể đại diện cho sự thật và nhân dân. Mọi người đều biết bản chất tà ác của ĐCSTQ. Đảng bức hại Pháp Luân Công bằng cách điều khiển công an, hệ thống tư pháp, và mọi nguồn lực, dẫn đến sự tha hóa về đạo đức và hủy hoại hệ sinh thái. Mọi người đều bế tắc.”

Theo quan điểm của bình luận viên Văn Chiêu, các học viên Pháp Luân Công phơi bày cuộc đàn áp để dừng những hành vi tà ác và ngăn chặn nhiều người vô tội hơn bị hãm hại. Những gì họ đang làm là có trách nhiệm với xã hội và đem lợi ích đến cho con người. Các học viên là thành viên của xã hội và có quyền công dân. Khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, họ có quyền thỉnh nguyện và bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Phản đối đàn áp Pháp Luân Công nên trở thành sự đồng thuận chung [của toàn xã hội]

Một số người Trung Quốc không quan tâm đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công và thậm chí có người nói: “Nếu tôi là Giang Trạch Dân, tôi sẽ đàn áp Pháp Luân Công, vì quá nhiều người là một mối đe dọa đến quyền lực.”

Bình luận viên Văn Chiêu nghĩ rằng đây là một suy nghĩ kỳ quặc dựa trên nền tảng duy trì một chế độ giết chóc. Truyền thông tại Trung Quốc gần đây đã báo cáo về Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia và những phương thức tra tấn do những lính canh tạo ra để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Những phương thức này hiện đang được các luật sư nhân quyền và những người thỉnh nguyện sử dụng [làm bằng chứng gửi] đến các viên chức cấp cao. Các hình thức tra tấn như vậy cũng thường có khả năng áp dụng cho những người bất đồng chính kiến với chế độ.

“Vài người nghĩ rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công là không liên quan đến họ. Thực ra, bất kỳ ai cũng được xếp vào một nhóm thiểu số bằng mọi cách, ví dụ như ủng hộ nhân quyền, luật sư, cha mẹ có con cái bị nhiễm độc sữa, những người có nhà bị ép phải phá bỏ, [những người theo] chủ nghĩa tự do, những người dám đưa những quan điểm khác biệt lên internet, và các nhóm dân tộc thiểu số. Tất cả đều có thể trở thành mục tiêu của cuộc đàn áp vì họ có xung đột với lợi ích của những người nắm giữ quyền lực.”

Bình luận viên Văn Chiêu nghĩ rằng việc ủng hộ những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công trong cuộc phản bức hại không chỉ là vấn đề đạo đức và chính nghĩa, mà thực ra là vì lợi ích an toàn và một tương lai cho mọi người và con cháu của họ. “Nó nên thành một sự đồng thuận chung.”

Tinh thần của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 vẫn được truyền đi, mang hy vọng đến cho toàn thế giới

Ông Vương, một cựu giáo viên và phóng viên tin tức, đã di cư đến Canada vào thời điểm ngày thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04. Ông tiếc nuối: “Tại sao tôi không ở lại Bắc Kinh!”

Ông nói: “Tôi nghĩ về những gì chúng tôi có thể làm ở hải ngoại. Không có văn phòng thỉnh nguyện hay Quảng trường Thiên An Môn ở Toronto. Chúng tôi đã đến Lãnh sự quán Trung Quốc, cửa sổ của ĐCSTQ, để bày tỏ quan điểm. Những nỗ lực ôn hòa phản bức hại của chúng tôi không bao giờ ngừng lại. Chúng tôi đã làm điều này trong 14 năm qua.”

Các học viên ở Trung Quốc đã thiết lập hơn 200.000 điểm sản xuất tài liệu tại nhà kể từ ngày thỉnh nguyện hòa bình 25 tháng 04. Nỗ lực của những học viên hải ngoại bao gồm một Cuộc đi bộ toàn cầu SOS để kêu gọi lương tâm con người; đi đến lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc, các khu phố Tàu, và những danh lam thắng cảnh để giảng chân tướng; thành lập những phương tiện truyền thông; phát triển những chương trình đột phá phong tỏa thông tin để truyền rộng sự thật đến toàn thế giới. Các học viên phổ biến Cửu Bình để hối thúc việc thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Chương trình Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận đang lưu diễn khắp thế giới nhằm làm sống lại văn hóa Trung Quốc truyền thống.

Tinh thần kiên định của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 đã cho thấy sự phản bức hại ôn hòa và lý trí đang được tiếp tục không thay đổi. Nó mang đến hy vọng cho toàn thế giới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/2/法轮功反迫害应成为社会共识-272777.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/16/139938.html

Đăng ngày 06-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share