Bài viết của Trịnh Ngữ Yên

[MINH HUỆ 03-09-2013] Trong vài tháng qua, các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ Pháp Luân Công ở Hồng Kông đã liên tục bị quấy rối bởi các thành viên của Hiệp hội Quan ái Thanh niên Hồng Kông, những người bị tình nghi là có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những người tham gia cuộc diễu hành và mít tinh quy mô lớn tổ chức ở Hồng Kông hôm 01 tháng 09 đã kêu gọi Thủ tướng Lương Chấn Anh ngừng tiếp sức cho ĐCSTQ trong việc bức hại Pháp Luân Công và quấy rối những người lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công.

Các nhân vật của công chúng phát biểu tại lễ mít tinh để bày tỏ sự ủng hộ của họ

Nhiều nhân vật của công chúng đã phát biểu tại lễ mít tinh để ủng hộ lời kêu gọi của các học viên. Họ yêu cầu chính phủ và công chúng bảo vệ công lý và bác bỏ những ảnh hưởng của ĐCSTQ đến Hồng Kông.

Đoàn nhạc Tian Guo dẫn đầu đoàn diễu hành

Vào buổi trưa, Đoàn nhạc Tian Guo dẫn đầu đoàn diễu hành đi qua một trong những khu vực sầm uất nhất ở Hồng Kông, thu hút sự chú ý của đám đông. Nhiều người đã chụp ảnh hoặc quay phim bằng điện thoại của họ. Các phóng viên truyền hình đến từ Hồng Kông và Đài Loan đã đưa tin về sự kiện này.

Người dân tụ tập xem diễu hành

Du khách đến từ Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ với Pháp Luân Công

Kinh hoàng trước tội ác mổ cướp nội tạng, nhiều du khách Trung Quốc đã quyết định thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó

Một nhóm du khách, trong đó có hai mẹ con và một người bạn tới Hồng Kông để mua sắm, đã rất thích thú khi xem cuộc diễu hành. Một người trong số họ nói: “Những gì các học viên Pháp Luân Công nói là sự thật. Chính quyền cộng sản quả thực là bại hoại. Chúng tôi phải mua sắm ở Hồng Kông vì chúng tôi cảm thấy không an toàn khi mua sắm ở Trung Quốc. Chúng tôi ghen tị với tự do ngôn luận ở Hồng Kông. Cuộc diễu hành này thật tuyệt vời. Nhân quyền cơ bản ở Trung Quốc là xa xỉ với chúng tôi.” Ba người trong số họ đã nhờ các học viên giúp họ thoái xuất các tổ chức của ĐCSTQ, hòa mình vào phong trào thoái Đảng cộng sản của hơn 145 triệu người dân Trung Quốc.

Một thanh niên đến từ Trung Quốc đã quay lại lễ diễu hành và nói: “Mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống thật man rợ! Cuộc bức hại Pháp Luân Công là bất công.” Anh ủng hộ lời kêu gọi của các học viên và nói rằng anh sẽ cho bạn bè mình ở Trung Quốc xem đoạn video.

Bà Quách đến từ Thượng Hải nói rằng bà rất thích khi xem cuộc diễu hành: “Không thể nhìn thấy một cuộc diễu hành như thế này ở Trung Quốc! Ở Hồng Kông mới có tự do.”

Các nhân vật của công chúng lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Lương Chấn Anh vì đã giúp đỡ chính quyền Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công ở Hồng Kông.

Các thành viên lập pháp: Chúng tôi sẽ không cho phép ông Lương biến Hồng Kông thành Trung Quốc

Cuộc diễu hành đến Văn phòng Chính phủ Trung ương diễn ra lúc 3 giờ 30 phút chiều. Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một lễ mít tinh trên quảng trường phía trước văn phòng.

Các thành viên của Hội đồng Lập pháp gồm ông Lý Trác Nhân (phía trên bên trái), bà Trần Thụ Anh (phía trên bên phải), ông Lâm Vịnh Nhiên (phía dưới bên phải), và ông Tằng Kiện Thành, Chủ tịch một đài phát thanh tư nhân (phía dưới bên trái), phát biểu tại lễ mít tinh để ủng hộ Pháp Luân Công và kêu gọi mọi người lên tiếng phản đối cuộc bức hại bất hợp pháp ở Trung Quốc.

Ông Lý Trác Nhân, thành viên của Hội đồng Lập pháp và Chủ tịch Liên minh Hồng Kông Ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước, phát biểu tại lễ mít tinh: “Gần đây tôi nghe nói một nhóm Công giáo đã bị đối xử như các học viên Pháp Luân Công và bị bắt giữ. Nếu chúng ta không đứng lên và lên tiếng, nhiều người trong chúng ta có thể chịu chung số phận như các học viên Pháp Luân Công.” Ông Lý đã kêu gọi mọi người bày tỏ sự ủng hộ của họ. “Bất kỳ một hình thức bức hại nào cũng là thách thức với lương tâm của chúng ta. Đây là lúc để thể hiện rằng chúng ta có lương tâm.”

Nhà lập pháp Trần Thụ Anh lên án Hiệp hội Quan ái Thanh niên Hồng Kông: “Rất nhiều người đang ủng hộ chúng ta hôm nay. Điều này cho thấy rằng mọi người không thích việc Hiệp hội Quan ái Thanh niên Hồng Kông quấy rối các học viên Pháp Luân Công và phá hoại các bảng trưng bày thông tin của họ. Người dân Hồng Kông không thích việc ông Lương biến Hồng Kông thành Trung Quốc. Chúng ta nên ủng hộ những người bạn Pháp Luân Công của chúng ta và tiếp tục giúp đỡ họ chấm dứt cuộc bức hại này.”

Ông Tằng Kiện Thành, chủ tịch của một đài phát thanh tư nhân, tố cáo các thành viên của Hiệp hội Quan ái Thanh niên Hồng Kông đã can nhiễu buổi mít tinh và gọi họ là “một phần của ĐCSTQ”. Ông nói: “ĐCSTQ là tà giáo lớn nhất. Hôm nay chúng tôi đang đứng lên và bảo vệ tự do ngôn luận cho các học viên Pháp Luân Công.”

Chính quyền Trung Quốc tham gia mổ cướp nội tạng cưỡng bức

Nhà lập pháp Lâm Vịnh Nhiên chỉ ra rằng việc mổ cướp nội tạng bất hợp pháp của ĐCSTQ đang được cân nhắc trong vụ án của cựu chính trị gia Trung Quốc Bạc Hy Lai. “Sự tham nhũng của ĐCSTQ đang bị phơi bày hoàn toàn qua vụ án này.”

Ông Teresa Chu, phát ngôn viên của Nhóm luật sư Nhân quyền Pháp Luân Công, đã cảnh báo ông Lương trong bài phát biểu của mình là không được tiếp sức cho ĐCSTQ thực hiện cuộc bức hại ở Hồng Kông: “Hãy chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và những công dân Hồng Kông chính nghĩa dám nói lên sự thật!”

Du khách đến từ Trung Quốc: Tôi chỉ muốn thoái ĐCSTQ!

Bà Tịch (bên phải) và bà Hoa thường xuyên tham gia vào các hoạt động ở Hồng Kông để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Bà Tịch và bà Hoa, những người đã giảng chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công trong một thời gian dài, nói rằng nhiều du khách đến từ Trung Quốc ghê tởm trước những hành động của các thành viên thuộc Hiệp hội Quan ái Thanh niên Hồng Kông. Một lần, ngay khi các thành viên Quan ái Thanh niên tấn công và chửi rủa các học viên, một nhóm du khách Trung Quốc đã đến gần các học viên và đề nghị được thoái các tổ chức ĐCSTQ. Một phụ nữ 50 tuổi nói với các thành viên Quan ái Thanh niên: “Hãy để tôi nói với các anh, tôi muốn thoái, tôi muốn thoái ĐCSTQ!”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/3/香港“彰显良知、结束迫害”大游行-279028.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/6/141848.html

Đăng ngày 17-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share