[MINH HUỆ 12-06-2013] Từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 05 năm 2013, các học viên tại Đức đã tập trung kháng nghị trong suốt chuyến viếng thăm Berlin của Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường. Họ kêu gọi ông chấm dứt việc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc; chấm dứt việc thu hoạch nội tạng của các tù nhân Pháp Luân Công, đưa kẻ chủ mưu Giang Trạch Dân và đồng bọn ra công lý.

Các học viên kháng nghị phản đối cuộc đàn áp trước Phủ Thủ tướng Đức

Người dân tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công ngoài tòa nghị viện Đức

Người qua đường tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công bên ngoài  Phủ Thủ tướng

Bất cứ nơi nào ông Lý tới, dù là Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin, Phủ Thủ tướng Đức, khách sạn InterContinental Berlin, hay Cung điện Bellevue – thủ phủ của tổng thống Đức – ông luôn thấy các học viên Pháp Luân Công biểu tình và kêu gọi chấm dứt bức hại.

Vào ngày 25 tháng 05, bất chấp trời lạnh và mưa, các học viên đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc và ở lại cho đến tối.

Ngày hôm sau trời vẫn mưa, nhưng điều này không thể ngăn cản các học viên đến Phủ Thủ tướng Đức biểu diễn các bài công pháp và nâng cao nhận thức cho người dân.

Các học viên cũng tổ chức cầu nguyện vào buổi tối muộn, gần cung điện Bellevue và khách sạn InterContinental, nơi phái đoàn Trung Quốc lưu lại.

Hầu hết người qua đường đều dừng lại nói chuyện với các học viên, ký tên thỉnh nguyện chấm dứt bức hại. Những người chưa biết về cuộc đàn áp đã thực sự sốc khi họ nghe kể về nó. “Thật là khó tin!” một người phụ nữ trẻ thổn thức. “Chúa ơi! Không thể tin được!”

Các học viên thuật lại những gì mình đã trải qua trong các trại lao động tại Trung Quốc

Ông Quốc Cự Phong kể lại về việc mình đã bị bắt và tra tấn bốn lần tại Trung Quốc. Ông nói rằng ông đã tới Berlin để thỉnh nguyện cho bạn của mình, ông Lỗ Khải Lý.

“Ông Lỗ Khải Lý là một người rất tử tế”, ông Quốc giải thích. “Đã hai lần chúng tôi bị chuyển đến cùng một trại giam. Tổng cộng, ông Lỗ Khải Lý đã bị giam giữ bất hợp pháp 10 năm trời, kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu mười bốn năm trước. Ông Lỗ đã phải chịu 23 hình thức tra tấn khác nhau tại sáu trại lao động và trại giam của tỉnh Liêu Ninh.

Đặc biệt ông Quốc đề cập đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia nổi tiếng tà ác, nằm tại quận Vu Hồng thành phố Thẩm Dương. Ông nhấn mạnh rằng khu trại có khuôn viên rộng lớn, với khoảng 2.000 mẫu ruộng lúa và rau. Các học viên bị buộc phải làm việc trên các cánh đồng dưới ánh mặt trời thiêu đốt trong hơn 14 giờ mỗi ngày.

Chân của họ bị ngâm trong nước khoảng bảy giờ mỗi ngày, và mặc dù họ mang ủng, ủng của họ cũng đầy nước. Đất bùn dính nên làm việc đi lại khó khăn, ủng không vừa, và thường bị trượt khỏi chân họ, mà dưới nước thì toàn là đỉa. Một số học viên bị ngất vì quá nóng và vì phải làm việc căng thẳng trong một thời gian dài.

Ông Lỗ đã bị ép phải bóc ngô và trồng lúa. Vì bị tra tấn về thể xác, căng thẳng về tinh thần, bị buộc làm việc quá sức, và bị suy dinh dưỡng mãn tính, chân ông Lỗ đã sưng đến mức ông không thể đi lại được. Tuy nhiên, thay vì được chăm sóc y tế, ông đã bị các lính gác cho vào bao tải, khiêng vào một gian phòng và tiếp tục phải bóc ngô tại đó.

Trong hai năm chín tháng qua, ông Lỗ đã bị liệt và không thể đi lại được. Ông hiện đang bị giam giữ tại bênh viện nhà tù Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Đã khoảng 18 tháng kể từ lần cuối gia đình và luật sư được phép gặp ông.

Một học viên can đảm đứng lên phản đối bức hại tại Mã Tam Gia đã liên tục bị đánh vào lưng bằng một miếng gỗ. Lưng của anh đã bị sưng to; loét và có giòi. Khi anh cởi áo ra, một số con giòi đang bò trên da bị bật ra và rơi xuống đất. Một cảnh tượng rất kinh hoàng!

“Mặc dù tôi ở cách Trung Quốc 8.000 cây số”, ông Quốc Cự Phong giải thích, “Tôi có thể thấu hiểu sâu sắc lòng khao khát tự do và thực hành tín ngưỡng của Lỗ Khải Lý.”

“Cảm giác này”, ông Quốc nói, “thường xuyên làm tôi trằn trọc không ngủ được hàng đêm. Mười hai người bạn là học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại tới chết. Tôi không muốn mất thêm cả ông Lỗ Khải Lý. Tôi sẽ làm hết sức mình để giúp ông ấy, bởi vì ông ấy đã cho thấy lòng can đảm và nhẫn chịu phi thường khi đối mặt với sự bức hại.”

Các học viên và rất nhiều người tốt trên toàn thế giới đang làm việc không mệt mỏi để chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Chừng nào sự tà ác này còn chưa kết thúc, các học viên sẽ còn tiếp tục nỗ lực kêu gọi chấm dứt bức hại.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/4/法轮功学员柏林集会-敦促制止迫害-274913.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/12/140455.html

Đăng ngày 20-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share