Bài viết của một học viên ở Ý

[MINH HUỆ  13-08-2013] Kính chào Sư phụ! Xin chào các đồng tu!

Tôi là một học viên Đại Pháp người Ý. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình.

Thực sự hiểu tầm quan trọng của việc học Pháp

Thông qua chồng tôi, tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Chồng tôi đã mời tôi tham gia vào nhóm học Pháp địa phương. Ban đầu, tôi có thể cảm thấy rằng học Pháp nhóm và chia sẻ kinh nghiệm giữa các học viên mang lại rất nhiều lợi ích cho tôi. Bây giờ, mặc dù ngay cả khi tôi đã tu luyện được một thời gian, tôi vẫn có thể cảm nhận được tác dụng tích cực của việc học Pháp nhóm.

Tôi nhớ rằng sau khi học Pháp, các học viên chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Việc này đã giúp tôi rất nhiều trong việc hiểu Pháp. Tôi đã học được cách hướng nội.

Tôi không phải là người có nhiều kinh nghiệm trong tu luyện, nhưng tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta muốn giảng chân tướng tốt, quan trọng là các học viên phải giao tiếp tốt và học Pháp tốt. Nếu chúng ta muốn bắt kịp tiến trình Chính Pháp của Sư phụ, nếu chúng ta muốn đạt tiêu chuẩn trong tu luyện cá nhân, nếu chúng ta muốn hoàn thành thệ ước tiền sử, chúng ta không thể bỏ qua việc học Pháp.

Một vài tháng sau khi đắc Pháp, tôi đã tham dự một Pháp hội châu Âu lần đầu tiên. Tôi phải công nhận rằng tôi không thể hiểu các bài chia sẻ tại Pháp hội và tôi thậm chí còn ngủ thiếp đi. Nhưng khi tôi trở về nhà, tôi cảm nhận được một sức mạnh to lớn thúc đẩy tôi tinh tấn trong tu luyện cá nhân. Sư phụ đã luôn chăm lo cho tôi. Tuy nhiên, sự hiểu biết của tôi về Pháp rất nông cạn vào thời điểm đó. Nhưng tôi nhớ được hai điều. Một là phải học Pháp càng nhiều càng tốt để bắt kịp với tiến trình Chính Pháp. Hai là phải giảng chân tướng. Kể từ đó, tôi bắt đầu tham gia các hoạt động giảng chân tướng ở địa phương và các hoạt động hồng Pháp khác. Sau đó, tôi đã tham gia các hoạt động giảng chân tướng ở phạm vi quốc gia.

Mỗi lần tôi tham gia cả hai hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc gia và quốc tế, tôi có thể cảm thấy một động lực to lớn thúc đẩy mình. Tuy nhiên, đáng xấu hổ là khi tôi trở về nhà, động lực đó trở nên yếu dần và các suy nghĩ và chấp trước người thường lại che giấu phần chân ngã, phần đã hoàn toàn đồng hóa với Pháp, phần mà dẫn dắt tôi đi đúng hướng.

Trong bài giảng Pháp của mình, Sư phụ đã liên tục nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học Pháp. Những lời giảng này dường như là hết sức đơn giản, nhưng tôi chỉ hiểu được nó dần dần cùng với việc trưởng thành trong quá trình tu luyện. Mặc dù hiểu một cách lý trí, nhưng trên thực tế tôi vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề, rất nhiều can nhiễu, hết khảo nghiệm này đến khảo nghiệm khác.

Trải nghiệm để lại ấn tượng mạnh nhất trong tôi là khi chúng tôi tổ chức buổi trình chiếu bộ phim Trung Quốc tự do tại Tòa thị chính thành phố chúng tôi. Chúng tôi có một số học viên cùng thực hiện hạng mục này. Một số chúng tôi gọi cho các dân biểu địa phương để mời họ tham dự. Một tuần trước buổi trình chiếu, vẫn còn một số chính trị gia chúng tôi không liên lạc được, vì vậy tôi vội vã gọi cho họ. Vì bận rộn chuẩn bị cho buổi trình chiếu, tôi đã dành ít thời gian học Pháp và luyện công hơn, và cũng không chú ý tới tu luyện cá nhân của mình.

Vào ngày trình chiếu, trạng thái tu luyện của tôi rất kém và tôi không thể bảo trì chính niệm, các chấp trước người thường của tôi đều nổi lên. Các vị dân biểu mà chúng tôi mời đã không xuất hiện. Thay vào đó, rất nhiều những dân thường đã tới xem. Tôi đã rất thất vọng và cảm thấy rằng buổi trình chiếu không thành công vì các chính khách đã không tham dự. Tôi đã không có tâm trạng để nói chuyện với tất cả những người đã tham dự.

Mặc dù rõ ràng tôi đã không làm tốt, nhưng nhờ có Sư phụ và các đồng tu, toàn bộ khán giả đều cảm động về bộ phim. Một số người thậm chí còn hỏi chi tiết về các điểm luyện công ở địa phương để họ có thể đến học các bài công pháp.

Sau đó, tôi đã có một cảm giác bất ổn rất khó chịu, vì vậy tôi quyết định dành tất cả thời gian của mình để học Pháp. Ban đầu, tôi muốn học Pháp nhưng tôi không thể tập trung mãi cho tới khi tôi đọc bài giảng của Sư phụ “Thế nào là Đệ tử Đại Pháp.” Từng lời của Sư phụ hiện lên trong tâm trí tôi “Tôi thì nghĩ: Đệ tử Đại Pháp con đường bày trước mặt chư vị chỉ có thực tu, không có đường khác.”

Sư phụ cũng nói: “Chư vị là người tu luyện, lời nói ấy không phải nói quá khứ của chư vị, đã từng, hoặc là biểu hiện của chư vị, lời ấy là nói bản chất của chư vị, ý nghĩa sinh mệnh của chư vị, trách nhiệm chư vị gánh vác, sứ mệnh lịch sử của chư vị, như vậy chư vị mới là đệ tử Đại Pháp chân chính.” (Thế nào là Đệ tử Đại Pháp.)

Vì tôi không học Pháp tốt, tôi đã mất nền tảng cơ bản. Không có Pháp chỉ đạo, làm sao tôi có thể thực sự trợ Sư Chính Pháp? Làm sao tôi có thể nói rằng tôi là một đệ tử Đại Pháp? Làm sao tôi có thể quên tôi là ai và trách nhiệm của mình? Không có Pháp chỉ đạo, tất cả các hành vi của tôi đều là hành vi người thường chỉ đạo bởi suy nghĩ người thường.

Tôi cảm thấy không thể đối diện với Sư phụ, và rất buồn. Vì vậy tôi quyết định phải bù đắp lại. Tôi hiểu rằng tôi cần hướng nội và thực tu bản thân mình. Mong muốn buổi trình chiếu bộ phim thành công, muốn được ghi nhận, được đánh giá tốt trong mắt người khác đã thế chỗ cho chính niệm mà một học viên phải có. Tôi mong muốn có nhiều người đến với buổi chiếu, nhưng tôi có những suy nghĩ khác nhau về những người khác nhau, đánh giá mọi người theo địa vị xã hội của họ. Tôi không nghĩ rằng tất cả họ đều là chúng sinh cần phải cứu. Sư phụ đã nói chúng ta khi giảng chân tướng là phải nhắm vào nhân tâm, cung cấp cơ hội cho họ lựa chọn tương lai cho bản thân mình.

Sau khi học bài giảng này, tôi đã không còn lơ là việc học Pháp. Pháp là không khí tôi hít thở. Bây giờ tôi ngày càng hiểu hơn tại sao Sư phụ nhắc nhở chúng ta phải “dĩ Pháp vi Sư”, và rằng chúng ta có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời cho những thắc mắc của chúng ta ở trong Pháp. Sư phụ đã cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để trở về nhà và hoàn thành thệ ước tiền sử của chúng ta. Miễn là chúng ta làm mọi việc dựa trên Pháp và không đặt bản thân chúng ta hay các chấp trước con người của chúng ta lên vị trí số 1, mọi thứ sẽ tốt đẹp.

Tu luyện trong môi trường gia đình

Tôi có thể thấy rằng tôi không phối hợp tốt với các đồng tu trong phần lớn những gì tôi làm. Tôi không hoàn toàn tin tưởng các đồng tu địa phương. Đặc biệt là có nhiều mâu thuẫn giữa tôi và chồng tôi.

Vì chồng tôi và tôi luôn luôn tham gia các sự kiện giảng chân tướng cùng nhau, việc tôi phối hợp tốt với anh ấy là rất quan trọng. Tôi phải cảm tạ Sư phụ đã cho tôi một môi trường tu luyện như vậy. Tôi cảm thấy rằng tôi phải nghiêm khắc với bản thân mình, để có thể có trách nhiệm với tu luyện của mình cũng như với Pháp. Nhiều lần khi tôi phải phối hợp với chồng tôi, tôi không thể hướng nội, và không thể từ bi và khoan dung với anh ấy. Tôi còn xa mới đạt yêu cầu của Sư phụ.

Sư phụ dạy chúng ta:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (“Thế nào là Nhẫn” trongTinh tấn yếu chỉ)

Tôi luôn luôn chỉ trích chồng tôi chứ không khen ngợi anh ấy. Tôi không thể thấy những điểm mạnh của anh ấy và luôn mong muốn rằng anh ấy sẽ làm các việc theo hiểu biết và yêu cầu của tôi. Do đó tôi đã luôn chỉ trích anh ấy. Tôi nhận ra rằng điều đó không công bằng với anh ấy và rằng hành vi của tôi không đáp ứng yêu cầu của Sư phụ về nắm bắt cơ hội để hướng nội và đề cao bản thân. Tôi nhận thấy rằng bất cứ khi nào tôi thấy điểm yếu của anh ấy, tôi cũng phải hướng nội và chính lại bản thân mình. Tôi nhận ra rằng tôi có chấp trước tranh đấu mạnh mẽ, trong khi thực hành tu luyện, chúng ta nên giữ một thái độ khiêm tốn.

Một lần, tôi dịch một bài chia sẻ cho trang Chánh kiến, viết bởi một học viên trẻ ở Trung Quốc Đại Lục. Anh ấy tả lại trải nghiệm của mình khi làm tài liệu giảng chân tướng và viết bài cho Minh Huệ. Nội dung giảng chân tướng mà anh đưa vào tài liệu đều được chọn lựa và được kiểm duyệt bởi các biên tập viên của Minh Huệ, những người đã hiệu đính và khiến nó trở thành tài liệu giảng chân tướng mang năng lượng lớn mạnh hơn. Khi tôi dịch đoạn này, tôi nghĩ: bài viết của anh ấy đã bị sửa, anh ấy hẳn phải rất buồn. Nhưng phản ứng của người học viên này lại hoàn toàn khác với suy nghĩ của tôi. Anh ấy cảm ơn những biên tập viên của Minh huệ, và rất cảm động bởi việc chỉnh sửa của họ. Vì anh ấy nhận thấy rằng các học viên Đại Pháp là một chỉnh thể, tất cả mọi người đang hỗ trợ nhau vô điều kiện. Mục đích là để đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc giảng chân tướng và cứu chúng sinh nhiều hơn.

Tôi cảm thấy xấu hổ vì suy nghĩ không chính của mình, nhưng tôi cảm ơn Sư phụ đã cho tôi cơ hội nhận ra tầm quan trọng của việc buông bỏ tự ngã. Tôi phải đặt Pháp lên vị trí hàng đầu. Nhưng trong suốt quá trình phối hợp với chồng tôi, tôi đã không muốn chấp nhận chỉ trích. Tôi luôn luôn cảm thấy những gì tôi làm là đúng. Tôi đã không có một thái độ khiêm tốn.

Thỉnh thoảng tôi thấy khó từ bỏ chấp trước, nhưng tôi nhớ Sư phụ dạy:

“Tôi có thể cảm thụ được trạng thái trong tư tưởng chư vị, rất khổ, quả là khổ, nhưng mà chư vị chờ đợi hàng trăm nghìn năm chẳng phải vì hôm nay sao?! Tương lai chư vị viên mãn không tỷ lệ với một chút những thứ đó mà chư vị chịu đựng hôm nay đâu!” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào Tết nguyên tiêu 2003 (phần hỏi và trả lời vào buổi chiều)).

Tôi hiểu rằng tôi còn xa mới đạt tiêu chuẩn Sư phụ yêu cầu chúng ta. Tôi có nhiều chấp trước người thường cần phải buông bỏ. Nhưng tôi biết tôi phải nghiêm khắc với bản thân mình và tinh tấn trong tu luyện cá nhân. Tôi rất minh bạch ở điểm này. Tôi hiểu rằng chỉ khi tu luyện cá nhân thật tốt mới có thể thực sự phối hợp tốt với các học viên khác.

Tạ ơn Sư phụ đã mang đến cho chúng ta Đại Pháp thật tuyệt vời và cho tôi cơ hội trở thành một đệ tử Đại Pháp. Cảm ơn các bạn đồng tu của tôi vì sự giúp đỡ và hỗ trợ của họ. Tôi cũng muốn cảm ơn các biên tập viên của trang web Minh Huệ và tất cả các học viên đang làm việc trên trang Chánh Kiến của Ý. Việc đọc các bài chia sẻ của các đồng tu đã giúp tôi rất nhiều trong tu luyện và đề cao của bản thân mình.

Nếu có điều gì chưa đúng, xin từ bi chỉ rõ.

Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ đọc tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp Châu Âu năm 2013 tại Copenhagen)

 


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/5/意大利新学员体会学法实修的重要性-277626.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/22/141642.html

Đăng ngày 16-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share