Bài viết của một tiểu đệ tử Đại Pháp ở Nhật Bản, được đọc tại Pháp hội Quốc tế 2012 tại Thủ đô Mỹ quốc

[MINH HUỆ 18-07-2012] Kính chào Sư phụ! Xin chào các bạn đồng tu!

Cháu là một tiểu đệ tử Đại Pháp đến từ Nhật Bản. Năm nay cháu 10 tuổi. Cháu được biết đến Pháp từ mẹ mình vào ba năm trước. Cháu rất vui mừng khi được đến Thủ đô Washington DC để tham dự Pháp hội thần thánh hôm nay, bởi cháu biết các học viên Đại Pháp trên toàn thế giới đều về đây. Cháu muốn được chia sẻ những kinh nghiệm tu luyện gần đây của mình với các học viên Đại Pháp trẻ tuổi trên toàn thế giới.

Giảng chân tướng ở trường

Năm nay cháu đang học lớp năm. Vài tháng trước, có một cậu bé người Trung Quốc từ Cáp Nhĩ Tân chuyển đến lớp của cháu. Cậu ấy không thể nói tiếng Nhật khi đến Nhật Bản. Thật khó khăn cho bạn ấy khi đến trường mà không có ai dịch cho. Hiệu trưởng của cháu biết cháu có thể nói tiếng Trung Quốc, vì thế ông đã sắp xếp để cậu ấy ngồi cùng bàn với cháu, với hy vọng cháu có thể giúp cậu ấy. Lúc đầu, giống như mọi người ở trong lớp, cháu rất tò mò và háo hức về cậu bạn người Trung Quốc sẽ đến lớp vào hôm sau. Cháu đã kể với mẹ ngay sau khi đi về nhà. Mẹ cháu nói: “Ồ, Sư phụ đã sắp xếp những người có duyên phận để con giảng chân tướng cho họ. Đó là một điều tốt. Không phải tiểu đệ tử Đại Pháp nào ở ngoài Trung Quốc cũng có cơ hội thế này.”

Vài ngày sau khi cậu bạn người Trung Quốc đến, cháu đã bắt đầu nói với cậu ấy về việc thoái Đội (tổ chức liên đới của Đảng Cộng sản Trung Quốc). Cháu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện cậu ấy không tin việc đó lắm. Cháu đã hỏi cậu ấy: “Cậu có thích khăn quàng đỏ không?” Cậu ấy nói: “Cũng bình thường.” Cháu nói với cậu ấy thật tệ khi là đội viên và cố gắng thuyết phục cậu ấy từ bỏ, nhưng cậu ấy nói: “Không một cậu bé Trung Quốc nào từ bỏ nó.” Cháu kể cho cậu ấy về những thảm họa, rằng từ bỏ Đội có thể bảo vệ được mạng sống của mình, nhưng cậu ấy vẫn bán tín bán nghi. Điều này khiến tâm tranh đấu của cháu lại khởi lên, và cháu cố gắng thuyết phục cậu ấy nhiều hơn nữa; cuối cùng cậu ấy đồng ý bỏ – nhưng là miễn cưỡng.

Ngày hôm sau, thật ngạc nhiên khi cậu ấy hỏi cháu: “Bạn tập Pháp Luân Công à? Pháp Luân Công không tốt đâu. Họ thường tự sát đấy!” Cháu rất ngạc nhiên và hỏi bạn: “Làm sao cậu biết mình tập luyện Pháp Luân Công?” Cậu ấy nóiz; ”Mẹ mình nói mình hỏi xem cậu có đang tập Pháp Luân Công không. Bà cũng nói với mình nếu cậu đang tập, mình nên nói là mình không hiểu gì về những điều bạn nói và cũng không biết gì khi bạn lại nói chuyện với mình.” Sau đó cháu hiểu cậu ấy không thực sự hiểu rõ sự thật, vì thế cháu đã nói cậu ấy về sự dàn dựng vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn và các ví dụ khác, nhưng cậu ấy vẫn không tin cháu. Thay vào đó, cậu ấy nói không muốn nghe điều cháu nói nữa và từ chối lấy cuốn giảng chân tướng mà cháu cố gắng đưa cho cậu ấy.

Sau khi về nhà, mẹ cháu bảo cháu hướng nội. Cháu biết nguyên nhân là do tâm tranh đấu của cháu. Mặt khác, có thể là học sinh ở Trung Quốc và Nhật Bản có sự khác nhau. Trong quá khứ khi cháu nói chuyện với các bạn học cùng lớp về những điều liên quan đến Pháp Luân Đại Pháp, họ đều rất háo hức và sẵn lòng lắng nghe. Khi cháu hỏi các bạn có tin rằng có Thần trên thế giới này không, vài bạn nói có, vài bạn nói không, còn các bạn khác thì nói: “Mình vẫn đang nghĩ về điều đó.” Tuy nhiên, không một ai tỏ thái đội như cậu bạn người Trung Quốc, cậu ấy sợ hãi và miễn cưỡng lắng nghe. Cháu đã thực sự thấy được việc giảng chân tướng cho người Trung Quốc khó khăn như thế nào!

Một ngày kia, bà của một đồng tu đã cho cháu một túi hoa sen to. Ngày hôm sau, cháu đã đưa một bông cho cậu bạn người Trung Quốc. Khi cậu ấy thấy dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” ở trên hoa sen, cậu ấy miễn cưỡng cầm lấy nó. Cháu nói: “Hãy cầm lấy. Nó sẽ mang lại phúc lành và bình yên cho cậu.” Thật tốt khi cậu ấy đã nhận lấy nó.

Khi cháu đưa hoa sen cho một cậu bạn cùng lớp khác, giáo viên ở lớp cháu đã nhìn thấy và hỏi cháu đó là cái gì. Nhận thấy cô giáo của cháu đang tò mò, cháu nói với cô đó là một lá bùa may mắn. Cháu cũng nói với cô về Pháp Luân Đại Pháp và muốn tặng cho cô giáo một bông hoa sen, nhưng cô ấy hỏi: “Con còn nhiều hoa sen ở nhà không?” Khi cháu trả lời là có, cô nói: “Sao con không mang tất cả đến lớp và tặng cho các bạn cùng lớp, những người muốn lấy hoa sen. Cô sẽ lấy hết những bông còn lại.”

Ngày hôm sau, cháu rất vui khi mang tất cả hoa sen đến lớp. Tuy nhiên, vào sáng sớm, cậu bạn người Trung Quốc bất ngờ trả lại cho cháu hoa sen cháu cho cậu vào hôm trước và nói: “Tốt nhất là trả thứ này cho cậu. Mình không muốn nó.” Cháu đã không nói gì, chỉ cầm bông hoa lại và bỏ nó vào trong cặp, nghĩ rằng có thể là điều tốt khi cậu ấy trả lại cho cháu. Nếu cậu ấy vứt nó đi vì sợ hãi, cậu ấy có thể đã tạo nghiệp.

Khi buổi học gần kết thúc vào buổi chiều, cô giáo cháu đã nói trước lớp: “Hãy đợi một chút. Một bạn trong lớp sẽ nói cho chúng ta điều gì đó.” Cô giáo cháu nói cháu đứng dậy. Cháu cầm một bông hoa sen và cho cả lớp xem rồi nói: “Đây là một lá bùa may mắn Trung Quốc. Hãy treo nó ở nhà và nó sẽ mang lại phúc lành và yên bình cho các bạn. Nếu các bạn muốn có nó, các bạn có thể đến chỗ mình để lấy.” Mọi người trong lớp đều rất vui mừng lấy hoa sen. Vài người nói: “Thật tuyệt vời.” Bạn khác nói: “Thật là đẹp”. Vài người còn hỏi những ký tự Trung Quốc ở trên hoa có nghĩa là gì. Thật ngạc nhiên, những bạn cùng lớp của cháu, những người đã được cháu kể về Pháp Luân Đại Pháp trước đây đã cầm bông hoa sen của họ và nói lớn: “Mình biết, mình biết! Mình có nghe từ cậu ấy rằng đây là một môn khí công ở Trung Quốc!” Sau đó họ còn đọc theo tiếng Nhật: “Trên đó ghi ‘Pháp Luân Đại Pháp Hảo!’ ‘Chân – Thiện – Nhẫn Hảo!’ Ngay sau đó, cậu bạn người Trung Quốc chìa tay ra và nói: “Hãy cho mình một bông.” Cháu đã rất hạnh phúc khi cậu ấy tự nguyện hỏi xin cháu hoa sen. Cháu cũng nhận ra cháu cần nỗ lực hơn và hy vọng cậu ấy sẽ hiểu sự thật và tự nguyện từ bỏ Đội thiếu niên.

Phát tài liệu giảng chân tướng vào ngày sinh nhật cháu

Tháng 11 năm ngoái, triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn được tổ chức ở trung tâm quận Meguro tại Tokyo. Nhiều học viên đã đến đó để phát tài liệu. Mẹ cháu đã đến đó hai lần, cùng với hai chị em cháu. Lần thứ hai khi mẹ con cháu đến là vào ngày Chủ nhật. Hôm đó là ngày cuối cùng của triển lãm và cũng là ngày sinh nhật lần thứ 10 của cháu. Nhà cháu cách rất xa Tokyo. Đi tàu đến đó cũng mất khoảng một tiếng rưỡi, vì thế khi mẹ con cháu đến đã là 11 giờ trưa. Hai chị em cháu đi bộ đến đó và đứng trên phố để phát tờ rơi. Khi chúng cháu gặp những người thích thú đi xem triển lãm, chúng cháu sẽ nói rằng đây là ngày cuối cùng của triển lãm và nhắc họ đừng nên bỏ lỡ, và sau đó chúng cháu dẫn họ đến khu triển lãm.

Khi chúng cháu đi tàu về nhà, lúc đó đã 4 giờ 30 chiều. Trên đường về, thời tiết thật lạnh và gió. Lúc về, mẹ cháu nói đi – về từ nơi triển lãm sẽ mất hơn ba tiếng và số tiền mua vé tàu là hơn 4.000 yên, đủ để mua một cái bánh sinh nhật rất to hoặc cho cả gia đình đi ăn một bữa thịnh soạn tại một nhà hàng Nhật. Số tiền mẹ con cháu bỏ ra cho cả ngày cũng có thể cho mẹ con cháu đi công viên giải trí để chúc mừng sinh nhật cháu. Tại Trung Quốc, sinh nhật lần thứ 10 là một dịp rất quan trọng của một cậu bé, vì thế cha mẹ thường tổ chức một buổi lễ lớn. Tuy nhiên, chúng ta là những đệ tử Đại Pháp và không quá coi trọng đến việc của người bình thường. Thay vào đó, chúng ta nên đặt Đại Pháp lên hàng đầu.

Khi mẹ con cháu về nhà, lúc đó cũng gần 7 giờ tối. Sau khi ăn mỳ gói, hai chị em cháu đã ăn bánh sinh nhật mà cha cháu mua cho cháu. Cháu rất vui. Cháu nói: “Thực ra là hôm nay con rất hạnh phúc! Con thấy vui khi đi phát tờ rơi!” Em cháu cũng nói: “Em  cũng có cảm giác như vậy khi phát tài liệu!” Nhưng cháu có chú ý đến một số chấp trước lúc cháu phát tài liệu. Ví dụ, lúc đầu cháu rất ngượng, nhưng sau khi phát được một số tờ tài liệu, cháu muốn ngồi xuống và nghỉ một chút. Cháu nhận ra đó không phải là suy nghĩ đúng đắn. Tương tự, khi mọi người cảm ơn và ca ngợi cháu vì đã đưa họ đến khu triển lãm, điều này khiến tâm hoan hỷ của cháu xuất hiện. Cháu biết cháu phải loại bỏ toàn bộ các chấp trước đó.

Kiên trì tham gia nhóm học Pháp hàng tuần

Mỗi thứ Ba lại có một nhóm học Pháp và chia sẻ ở Tokyo. Mẹ cháu cùng hai chị em cháu đều đếu đó. Mẹ con cháu chưa bao giờ bỏ buổi nào, dù nắng hay mưa. Tuy nhiên, mẹ cháu có một yêu cầu nghiêm khắc cho chúng cháu: khi chúng cháu đến đó, chúng cháu không được chạy hay nói to tiếng, vì chúng cháu không được làm phiền đến các buổi học Pháp, chia sẻ và phát chính niệm của các đồng tu.

Chúng cháu thường đến đó lúc 5 giờ chiều, lúc đó còn quá sớm để ăn tối, nhưng buổi chia sẻ thường diễn ra đến tận 10 giờ tối, và như thế chúng cháu sẽ rất đói. Vì thế mẹ cháu đã nấu mỳ cho chúng cháu trước khi ra ngoài vào thứ Ba, và sau đó mang đồ ăn nhẹ để chúng cháu ăn tại buổi học Pháp. Có lần mẹ cháu rất giận chúng cháu về việc ăn uống. Chúng cháu thường ăn đồ ăn nhẹ sau buổi học Pháp và trong lúc chia sẻ. Lúc đầu, cháu luôn mời phần của mình cho các đồng tu ngồi gần cháu. Thông thường họ sẽ lịch sự giơ tay từ chối, nhưng cháu lại tiếp tục mời họ ăn. Khi cháu cố mời họ và điệu bộ của cháu trở nên quá rõ ràng, mẹ cháu đã không vui và bà nghiêm khắc nói với cháu trên đường về nhà: “Điểm học Pháp không phải là công viên. Ăn đồ trong lúc người khác đang chia sẻ là không tôn trọng người khác. Bởi vì con còn nhỏ và mau đói nên mẹ cho con ăn bữa nhẹ ở đây, nhưng con lại hiển thị bản thân khi mời người khác khi ăn. Sau này khi con đói, con nên ăn thật nhanh và không hiển thị nữa!” Sau này, chị em cháu đều rất cẩn thận về việc ăn uống. Chúng cháu sẽ dùng một cuốn sách để che miệng trong lúc ăn.

Vào tháng Một năm nay, cháu bắt đầu bị sốt, ho, hắt hơi và bị lạnh. Cô giáo đã đưa cháu đến phòng khám và sau đó gọi mẹ cháu đến đưa cháu về. Hôm đó là ngày học Pháp nhóm. Bất chấp gió rét, mẹ cháu vẫn đưa cháu đến điểm học Pháp. Lúc ở trên tàu, cháu bị đau đầu và run rẩy. Mẹ cháu sờ lên trán đang sốt của cháu và nói cháu nhẩm trong tâm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” Tại buổi học Pháp, cháu đã ngủ suốt. Khi tỉnh dậy, cháu đã uống chút nước. Khi cháu về nhà, cháu vẫn thấy lạnh ngay cả khi cháu chùm một cái chăn. Mẹ cháu nói: “Con sẽ khỏe thôi. Đây là tiêu nghiệp. Con phải rõ ràng trong tâm là con đang tiêu nghiệp, và con không nên coi là bị ốm. Sẽ có tác dụng nếu con nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trong tâm!” Tâm trí cháu rất rõ ràng về việc đây là biểu hiện tiêu nghiệp, vì thế cháu không coi đó là bệnh. Ngày hôm sau, cơn sốt của cháu biến mất. Đến ngày thứ ba thì cháu trở lại bình thường. Cháu có thể cảm nhận được huyền năng của Đại Pháp!

Khi chúng cháu học Pháp xong rồi về nhà, lúc đó đã gần nửa đêm. Nhiều lần hai chị em cháu đã ngủ gục ở trên tàu. Khi mẹ cháu đánh thức cháu dậy, cháu cảm thấy cháu không muốn dậy và rời khỏi tàu. Thay vào đó, cháu ước cháu có thể tiếp tục ngủ. Vì cháu lớn tuổi hơn em cháu, cháu vẫn có thể chịu đựng dù có bị bất tiện thế nào. Tuy nhiên, em cháu, nhỏ hơn cháu ba tuổi, thì không thể. Em cháu không quen với việc bị đánh thức ở trên tàu, vì thế em đã khóc và than phiền. Ngay cả khi em thức dậy, em cũng muốn mẹ cõng em ấy ở trên lưng. Tuy nhiên, mẹ cháu rất nghiêm khắc với em. Mẹ cháu ngừng không cõng em cháu sau vài lần. Sau đó mẹ cháu nhất định để em cháu phải tự đi. Khi chúng cháu rời khỏi tàu, chúng cháu cảm thấy người ấm và thoải mái, nhưng khi mới thức dậy, thì nó thật lạnh. Thời tiết trở nên đặc biệt xấu vào mùa đông khi có mưa. Chúng cháu ước gì có thể chạy về nhà thật nhanh. Vào lúc đó, mẹ cháu sẽ cười và hỏi chị em cháu: “Các con có lạnh không? Buồn ngủ không? Không thoải mái à? Nếu như thế, đây là điều tốt. Các con biết không? Bởi vì các con đang trả nghiệp! Thật tốt khi có thể làm điều đó! Các con vẫn nhớ Sư phụ giảng trong Hồng Ngâm chứ? “Cật khổ đương thành lạc”, phải không? Vậy tại sao các con vẫn khó chịu và phàn nàn? Sao không coi đó là niềm vui? Nếu các con không làm được thì chỉ đơn thuần là tiêu nghiệp mà không đề cao tâm tính!” Lời của mẹ đã khiến chúng cháu, lúc đó đang phàn nàn, đã cười và hiểu ra.

Chúng cháu hy vọng, dù khó khăn thế nào, chúng cháu vẫn kiên trì tham gia nhóm học Pháp!

Sau cùng, cháu thấy rất vui khi được đắc Pháp. Chúng cháu đã học được rất nhiều dưới sự hướng dẫn của mẹ cháu. Tuy vậy, cháu cảm thấy cháu vẫn cách xa với tiêu chuẩn tinh tấn. Lấy ví dụ, cháu rất dễ bị lơ đãng chứ không duy trì yên tĩnh khi phát chính niệm hay khi ngồi tĩnh công đả tọa. Đôi khi cháu còn mở mắt nhìn xung quanh trong lúc phát chính niệm. Ở trước em cháu, tâm tranh đấu, đố kỵ và hiển thị của cháu đều rất mạnh. Cháu bắt nạt em cháu hết lần này đến lần khác. Cháu đọc rất nhanh trong lúc học Pháp, và mẹ cháu nói cháu không toàn tâm toàn ý học Pháp như em cháu, từ lúc em cháu đọc Pháp từng chữ một. Cháu sẽ nỗ lực loại bỏ hết chấp trước để trở thành một đệ tử Đại Pháp tinh tấn thực sự.

Chúng cháu không xem TV hay hoạt hình ở nhà, cả trò chơi điện tử, vì chúng cháu thấy chúng rất buồn chán. Chúng cháu thích xem những bộ phim truyền hình được sản xuất từ 20 đến 30 năm trước đây mà mẹ chọn cho chúng cháu, như là Tây Du Ký, Tế Công, Bát Tiên Quá Hải, Phong Thần, Thủy Hử, và gần đây là phim về nàng Dae Jang Geum của Hàn Quốc. Chúng cháu thấy những bộ phim này rất thú vị và muốn xem chúng. Sau khi xem các bộ phim của Trung Quốc, chúng cháu học được nhiều về văn hóa Trung Hoa. Chúng cháu cũng học được nhiều câu thành ngữ, vì thế khi chúng cháu đọc Chuyển Pháp Luân đến những cụm từ như “Tôn Ngộ Không”, “Tế Công”, “Lã Động Tân”, “Đát Kỷ”… chúng cháu có thể hiểu một cách dễ dàng. Tương tự, điều đó cũng giúp cho khả năng nói tiếng Trung của cháu tăng nhanh, và cháu cảm thấy hứng thú khi học tiếng Trung. Bên cạnh đó, mẹ cháu thường bật cho cháu hát các bài hát Đại Pháp. Chị em cháu thường hay hát các bài hát Đại Pháp. Chúng cháu thấy dễ chịu khi nghe những bài hát Đại Pháp.

Tuy nhiên, cháu vẫn hay chỉ ra cho mẹ cháu: “Mẹ rất tuyệt vời ở mọi điểm ngoại trừ tính nóng nảy.” Cháu hay dùng cụm từ “Đại phát lôi đình” để diễn tả mẹ cháu khi bà tức giận. Vì thế mỗi lần chúng cháu đọc đến đoạn “Người đại căn khí” trong Bài giảng thứ chín, sách Chuyển Pháp Luân, chị em cháu đều cười và mẹ cháu cũng cười. Sư phụ giảng:

“Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành; khi quản giáo con cái thì chư vị đừng làm thế, chư vị không được thật sự nóng giận; chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt. Việc nhỏ không nhịn được, đã vội nóng, mà lại muốn tăng công là sao.”

Vì thế cả mẹ cháu và chị em cháu đều phải tinh tấn hơn!

Cuối cùng, để kết thúc bài chia sẻ, cháu muốn đọc lại bài thơ “Pháp Luân Thế Giới” của Sư phụ:

“Mỹ diệu cùng tận ngữ nan tố,
Quang thải vạn thiên diệu song mục;
Phật quốc thánh địa phúc thọ toàn,
Pháp Luân thế giới tại cao xứ.”

(Tạm dịch:
Mỹ diệu vô cùng khôn tả xiết,
Song mục chói muôn điệu ánh quang;
Phật quốc Thánh địa tròn phúc thọ,
Thế giới Pháp Luân tại cao tầng.)

Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu! Hợp thập.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/18/做个精進的大法小弟子-260331.html 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/7/140910.html

Đăng ngày 02-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share