Bài viết của học viên Thường Tiếu
[MINH HUỆ 19-07-2013]
(Tiếp theo phần 1)
Gia đình chị gái tôi
Nhà tôi có nhiều chị em gái, và tôi là em út. Người chị sinh trước tôi đã tham gia khóa giảng của Sư phụ vào năm 1992, nhưng chị không bao giờ tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, cuộc bức hại bắt đầu. Ngay khi thấy TV loan tin bịa đặt về Pháp Luân Công, chị đã không muốn xem tiếp. Tôi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công sau ngày 20 tháng 7. Ngay khi tôi quay trở lại, chị đã đấm tôi và giận giữ khóc. Tôi nói, “Tại sao chị không cho em nói về điều đó? Tại sao chị đánh em? Em đã làm gì sai nào? Tại sao chị không nhận ra được tốt xấu kia chứ?” Những người chị đã rất lo lắng cho tôi. Họ đã tập trung lại lên lớp tôi và nói xấu Sư phụ. Tôi đã rất thất vọng.
Tuy nhiên chị tôi đã thay đổi nhiều trong mấy năm qua. Sau khi Sư phụ xuất bản cuốn Hồng Ngâm II, chị tôi đã thấy tôi chép tay cuốn sách, chị cũng cầm cuốn sách và chép tay cùng. Chị đã thức suốt đêm chép tay cuốn Hồng Ngâm và Hồng Ngâm II. Sáng hôm sau, chị và tôi tới thăm mẹ chồng chị. Trên đường mang các túi hoa quả tới đó, chị đột nhiên bị ngã quỵ. Chị nằm trên đường, nhắm mắt, nhưng môi vẫn còn chuyển động. Chị có tiền sử huyết áp cao khiến chị có thể ngất bất cứ lúc nào, và nó rất nguy hiểm. Tôi đã tự nói với bản thân, “Chị ấy sẽ ổn thôi.” Tôi gọi chị, “Chị! Chị! Chị ổn chứ?” Chị trả lời, “Ừm” và tỉnh dậy. Rồi chị đứng lên. Tôi hỏi, “Chị nghĩ gì khi đang nằm thế?” Chị nói, “Chị nhẩm, ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo.'” Thảo nào môi chị vẫn chuyển động. Chị kể, “Sau khi chị nhẩm ba lần, chị nghe thấy em gọi chị, nên chị tỉnh lại.”
Một ngày, chị gặp một cụ bà thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt đã lâu. Chị tôi nói với bà, “Hãy nói, ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo!’ Bà sẽ không bị chóng mặt nữa!” Bà cụ hỏi lại, “Cô tập Pháp Luân Công à?” Chị tôi trả lời, “Tôi không tập, nhưng em gái tôi thì có. Cô ấy là một cựu học viên!” Chị tôi có một người bạn cùng lớp đã không gặp nhiều năm. Người bạn này bị mắc rất nhiều bệnh tật. Chị tôi nói với cô ấy, “Cậu nên tập Pháp Luân Công. Em gái tôi cũng tập đấy.” Trong những năm qua, chị đã thuyết phục được khoảng 20 người thoái Đảng cùng các tổ chức liên đới của nó.
Chị tôi có một đứa con trai duy nhất. Tôi đã trông cháu từ khi còn nhỏ. Cháu gặp Sư phụ năm 1992 khi Ngài đang tổ chức các khóa giảng.
Vào những năm 90, một lần cháu trai tôi chở một vị khách đi taxi. Nửa đường đi, người khách này đã ghì cổ cháu và ra lệnh cháu rời xe. Cháu trai tôi nói, “Chiếc xe này không phải của tôi. Nếu ông cướp nó thì tôi chết mất.” Người kia nói, “Vậy hãy đưa tao toàn bộ tiền của mày.” Cháu tôi nói, “Tôi chỉ mới chở một người khách trước ông. Đây là tất cả những gì mà tôi có.” Vậy là tên trộm nói, “Mày có vẻ là người tử tế. Tao tha cho mày.” Và ông ta rời khỏi xe.
Cháu tìm thấy tôi ở địa điểm luyện công vào sáng hôm sau và nói, “Dì à, thời điểm ông ta túm lấy cháu, cháu đã nghĩ, ‘Dì của tôi là một học viên Pháp Luân Công!’ Sau đó ông ta thả cháu đi. Sau khi ông ta ra khỏi xe, cháu đã định đâm ông ta. Nhưng lại có một giọng nói với cháu, ‘Dì của con tập Pháp Luân Công phải không?’ Điều đó chắc chắn là đúng. Thế là cháu đã quay xe lại.”
Sau này, cháu tôi tìm được việc tại một công ty vận tải. Cháu đã kết bạn với một số nhân viên từ trụ sở cảnh sát. Một người đã bắt rất nhiều học viên Pháp Luân Công, và ông ấy nói mình kiếm được nhiều tiền từ việc đó. Một ngày nọ, nhân viên này và cháu tôi đi ăn tối cùng nhau, và ông ta muốn rời đi trong bữa ăn vì có chuyện khẩn cấp. Cháu tôi hỏi, “Gì thế? Trộm à?” Nhân viên đó nói rằng ông ta phải đi bắt một học viên Pháp Luân Công. Cháu tôi nói với ông ta, “Đừng làm thế. Người dì nuôi tôi khôn lớn cũng tập Pháp Luân Công này. Ông muốn kiếm nhiều tiền thì hay là tới nhà tôi đi.” Nhân viên đó đã rất xấu hổ và ở lại. Một lát sau, một người khác tới và nói rằng người học viên kia đã thoát, và họ không bắt được anh ta. Cháu tôi hỏi tôi, “Cháu đã làm việc tốt dì nhỉ?!”
Cháu cũng kể với tôi, một ngày cháu đi cùng một người bạn học cũ, và cả hai nhìn thấy ai đó đang dán biểu ngữ bên đường, sau đó băng qua đường để dán một tờ khác. Họ tới gần và đọc: “Hãy khôi phục lại thanh danh cho Sư phụ của tôi.” Người bạn học đã nói, đây là một biểu ngữ Pháp Luân Công, và lấy điện thoại ra. Cháu tôi hỏi, “Cậu làm gì thế?” Người bạn trả lời, “Được thưởng 50 Nhân dân tệ khi báo cáo về Pháp Luân Công đấy.” Cháu tôi nói, “Thôi ngay đi.” Nhưng cậu bạn vẫn bấm điện thoại. Cháu tôi đã tức giận và giữ cậu ta, thế là điện thoại rơi xuống đất. Cậu ta nói, “Đền tiền chiếc điện thoại cho tớ!” Cháu tôi nói, “Đền cho cậu? Cậu có biết là dì tớ cũng tập Pháp Luân Công không?” Khi hai người đang tranh cãi, người học viên nghe thấy và đã rời đi. Cháu nói với tôi, “Dì thấy không, cháu lại làm một việc tốt!”
Tường tại cầu thang nơi cháu tôi làm việc khá trống trải. Cháu đã viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên đó. Trưởng bộ phận tìm cháu và hỏi, “Có ai tập Pháp Luân Công ở nhà anh à?” Vì cháu luôn muốn khoe tôi, cháu nói, “Dì tôi có tập.” Trưởng bộ phận nói, “Tôi cần một người trông nom mẹ tôi. Hàng xóm nhà tôi nói chỉ có học viên Pháp Luân Công là đáng tin cậy.” Cháu đưa vị trưởng bộ phận về nhà. Tôi đã thuyết phục ông ấy thoái Đoàn và tặng ông đĩa DVD giảng chân tướng.
Chị gái tôi có một chảo vệ tinh đài truyền hình Tân Đường Nhân tại nhà từ vài năm trước. Cháu trai của chị thường reo lên, “Bà ơi, đến xem đài truyền hình sự thật này.” Khi chị gái tôi xem đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, cháu nói, “Bà ơi, đừng xem cái đài giả dối ấy! Cháu thích xem đài truyền hình sự thật cơ!”
Cháu kể, “Một hôm cháu bị đau bụng, cháu nói, ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ và cháu đã hết đau ngay lập tức.” Một ngày khác, tôi cõng cháu về nhà. Khi tôi đang đi, cháu đột nhiên nói, “Cháu sẽ khóa miệng bà này!” và “khóa” chéo ngón tay qua miệng tôi rồi nói, “Im lặng nhé!” Một lúc sau, cháu “mở khóa”. Tôi hỏi, “Gì thế cháu?” Cháu nói, “Có xe cảnh sát ở kia. Cháu sợ bà lại nói ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, rồi họ sẽ mang bà đi mất. Mẹ cháu nói họ toàn là người xấu, chỉ hay bắt học viên Pháp Luân Công. Khi cháu đủ lớn, cháu sẽ bắt hết bọn họ.” Lúc đó cháu mới có bốn tuổi.
Cháu bắt đầu đi học mẫu giáo vào năm ngoái. Cháu chào tất cả các bạn, “Chào! Chào!” Một đứa bé nói, “Ông tớ vừa bị ốm tối qua.” Thế là cháu trai tôi nói lớn với ông lão đứng cạnh bạn, “Ông ơi, nói, ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo!’ đi rồi ông sẽ hết sốt.”
(Còn tiếp…)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/16/心换心-唤醒身边的亲人(2)-275382.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/22/141163.html
Đăng ngày 19-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.