Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-05-2013 ] Ngày 25 tháng 04 năm 2013, mười bảy học viên Pháp Luân Công tại thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ bất hợp pháp, bao gồm bà Vương Tú Yến, bà Tôn Ngọc Hà, bà Vương Thanh, và một số người khác. Các học viên bị bắt sau đó đã bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ thành phố Bản Khê.

Người dân ủng hộ các học viên, phản đối chính quyền Trung Cộng

Nhiều người dân địa phương đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên, phản đối chính quyền và cuộc đàn áp vô nhân tính đối với Pháp Luân Công.

Một người dân nói: “Ngày hôm nay các bạn bị bức hại, tuy nhiên, ngày mai có thể sẽ đến lượt chúng tôi bị bức hại [bởi chế độ Trung Cộng]. Vì vậy chúng tôi ủng hộ các bạn”.

Một luật sư nói: “Khi một chính phủ đánh mất đi nền tảng đạo đức cơ bản của mình thì bạo lực sẽ phát triển một cách vô hạn độ. Khi đối mặt với bức hại, thì hiển nhiên là người dân sẽ tìm cách chống lại các thế lực tà ác và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và cơ bản của mình bằng cách sử dụng luật pháp.”

Một người dân khác nói: “Nói thật, đầu tiên tôi cũng không hiểu các học viên Pháp Luân Công, nhưng nay tôi ngưỡng mộ họ từ tận đáy lòng! Họ cũng có một nhục thể như chúng ta nhưng họ quyết không từ bỏ tín ngưỡng của mình, ngay cả khi bị đánh đập, tra tấn tàn bạo. Có thể đó là sức mạnh của Thần Phật.”

Một bà mẹ nói: “Tôi vẫn thường nói rằng cảnh sát không bao giờ tuân thủ luật pháp khi đối xử với các học viên Pháp Luân Công. Thật không thể tưởng tượng được rằng họ còn có thể cướp tiền của các học viên. Con gái tương lai khi tìm người kết hôn, khẳng định không phải là cảnh sát.”

Người nhà một học viên đang bị bắt giữ nói: “Tôi cũng không thể hiểu nổi. Họ dung dưỡng những quan chức tham nhũng, bọn côn đồ, những kẻ giết người và hiếp dâm, nhưng họ lại đi bắt những người dân lành vô tội trong tay không một tấc sắt và giam họ vào những trung tâm giam giữ. Họ khiến vợ chông tôi ly tán và làm cho chúng tôi khánh kiệt. Đó chỉ bất quá là ‘quan bức dân phản’.”

Một người làm việc tại sở cảnh sát Bản Khê nói: “Ai da! Họ [những nhân viên ở Đội An ninh Nội địa] thật xấu xa! Làm sao họ có thể bắt giữ các học viên Pháp Luân Công cơ chứ?”

Một nhân viên làm việc trong một công ty tư nhân nói: “Ai cho họ [cảnh sát] cái quyền bắt người một cách tràn lan như vậy? Hủ bại, thật là hủ bại! Đảng Cộng Sản Trung Quốc(ĐCSTQ) thực sự đang đi đến diệt vong!”

Một người khác nói: “Tôi đã đọc các báo cáo trên mạng về trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Tôi quả thực không dám tin vào mắt mình!”

Một cựu nhân viên của hệ thống giao thông vận tải nhà nước nói: “Cả đời tôi đã làm việc cho nó [ĐCSTQ] cả cuộc đời. Tôi đã tin vào nó cả cuộc đời. Nhưng nay nó đã sa thải tôi, nó đã đàn áp tín ngưỡng tâm linh. Nếu có kiếp sau, tôi nhất định sẽ không thác sinh vào một xã hội do ĐCSTQ điều hành.”

Một cảnh sát nói: “Nói thật, tất cả chúng tôi đều nguyền rủa nó [ĐCSTQ]. Ngày nay làm gì có ai mà không nguyền rủa nó cơ chứ? Mọi người đều nguyền rủa nó! Tôi biết về những sự tha hóa, hủ bại của nó nhiều hơn các bạn. Tuy nhiên ngày nay ở Trung Quốc không có nơi nào mà bạn có thể đến để yêu cầu thực thi công lý cả. Chúng ta chỉ có thể dựa vào ông Trời để duy trì sự công bằng mà thôi.”

Một công dân nói: “Trong một xã hội như này, nơi mà tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày một xuống cấp, ai dám nói rằng mình vẫn còn hành động theo lương tri? Khi lợi ích cá nhân bị đe dọa, ai còn nghe theo lương tri mình nữa? Khi lợi ích và lương tri phát sinh mâu thuẫn, ai còn nghe theo lương tri? Chỉ có các học viên Pháp Luân Công là làm được việc đó! Dưới cuộc đàn áp tàn bạo như vậy, họ vẫn giữ được lương tri, đạo đức vì họ có tín ngưỡng trong tâm mình! Đó chính là sức mạnh do Thiên Thượng ban tặng. Tôi tin rằng họ là niềm hi vọng cho tương lai Trung Hoa.”

Chi tiết về vụ bắt giữ

Ngày 25 tháng 04 năm 2013, Đội trưởng Đội An ninh Nội địa số 2 thành phố Bản Khê (họ Khúc) và Lô Cương của Đội An ninh Nội địa của Sở Cảnh sát Minh Sơn đã âm mưu thông đồng với các cảnh sát địa phương bắt giữ 17 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Bản Khê. Họ đã được Dương Kiến Quân, Cục trưởng Cục Công an Bản Khê cho phép.

Cảnh sát tham gia vào vụ bắt giữ trên không mặc đồng phục. Họ cũng không xuất trình thẻ cảnh sát hoặc thực thi theo bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Mặc dù không có lệnh khám xét, nhưng họ vẫn đột nhập và lục soát nhà của các học viên. Thậm chí, họ cũng không thèm thông báo cho người nhà của các học viên về việc bắt giữ.

Sau khi bắt giữ các học viên, Lô Cương nộp hồ sơ vụ án cho thành phố Bản Khê và Viện kiểm sát Minh Sơn để đưa các học viên đưa ra xét xử. Tôn Lôi chịu trách nhiệm về vụ việc này.

Tại nơi trung tâm giam giữ, các học viên thường xuyên bị cảnh sát của Đội An ninh Nội địa thành phố Bản Khê và Cục Công an Minh Sơn thẩm vấn bằng hình thức tra tấn.

Tịch thu tài sản của các học viên

Dưới đây là danh sách một phần tài sản của các học viên bị cảnh sát tịch thu:

Ông Cao Cương: Một máy tính xách tay, sách Pháp Luân Công và vài chiếc điện thoại di động.

Ông Lý Thuần Chính: Một máy tính xách tay, một máy tính để bàn, một điện thoại di động, một chiếc đồng hồ, 9.500 nhân dân tệ tiền mặt, sách Pháp Luân Công, bức ảnh của người sáng lập Pháp Luân Công, một lư hương.

Ông Vu Lập Tân: Một máy tính để bàn, một máy nghe nhạc MP5, một số ngân phiếu trị giá hơn 40.000 nhân dân tệ, một sợi dây chuyền vàng, một chiếc nhẫn vàng.

Bà Tôn Ngọc Hà: một máy tính để bàn, ba hay năm điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, sách Pháp Luân Công, bức ảnh của người sáng lập Pháp Luân Công, 70.000 – 80.000 nhân dân tệ tiền mặt, bốn thẻ ngân hàng, một vài ngân phiếu trị giá hàng trăm ngàn nhân dân tệ.

Bà Kinh Diễm: Một máy tính để bàn, một máy tính xách tay, một ổ đĩa USB.

Bà Cao Sùng: Một máy tính để bàn, các sách Pháp Luân Công.

Bà Trương Mai Trân: Một máy tính để bàn, 8.000 – 9.000 nhân dân tệ tiền mặt.

Bà Vương Tú Yến: hai máy tính xách tay, sách Pháp Luân Công, 30.000 – 40.000 nhân dân tệ tiền mặt, ảnh của người sáng lập Pháp Luân Công, một máy nghe nhạc MP3 và máy MP5.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/27/“他们才是中国未来的希望”-274541.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/16/141074.html

Đăng ngày 14-08-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share