Bài viết của Thành Vũ

[MINH HUỆ 07-06-2013] Ngày 04 tháng 06 năm 2013, cả hai cỗ máy tuyên truyền CCTV và Xinhua Net cùng đưa tin tức xuyên tạc, vu khống Pháp Luân Công. Các bản tin kết tội các học viên giả mạo các tấm hình “tra tấn tàn bạo”. Tự Xinhua Net khẳng định rằng: “Một số người cùng túm tóc nạn nhân, bàn tay của họ đầy máu, và bàn chải đánh răng được vặn giữa các ngón tay của anh ta.”

Bất kể cỗ máy tuyên truyền này cố gắng như thế nào để phủ nhận thực tế về cái gọi là “các tấm hình giả mạo” của các học viên Pháp Luân Công, thì nó không thể phủ nhận sự thật không thể chối cái, rằng tên gọi thật sự của hình thức tra tấn được Xinhua News mô tả chính là “mở khóa”.

Dưới đây là một vài ví dụ về các trường hợp về hình thức tra tấn “mở khóa”.

Vào ngày 08 tháng 12 năm 2004, trang web Minh Huệ đưa tin rằng tại phiên họp chung của Hội đồng Liên Hợp Quốc về Nhân quyền ngày 01 tháng 04, Chủ tịch Tổ chức phát triển giáo dục (IDE) đã thuật lại những chịu đựng khủng khiếp của học viên Pháp Luân Công Trần Ái Trung và gia đình anh. Sau đó, vị chủ tịch này đã kêu gọi Liên Hợp Quốc thành lập một nhóm đặc biệt để điều tra các trường hợp tại Trung Quốc, và chỉ định chuyên viên về nhân quyền xử lý các trường hợp này.

Anh Trần Ái Trung

Anh Trần là người dân ở thôn Tàm Phong Doanh, làng Bắc Tân Bảo, huyện Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc. Toàn bộ gia đình sáu người của anh, bao gồm cha của anh, ông Trần Vận Xuyên, mẹ của anh, bà Vương Liên Vinh, anh cả, Trần Ái Trung, em trai, Trần Ái Lập, chị lớn, Trần Thục Lan, và em gái, Trần Hồng Bình, tất cả đều tu luyện Pháp Luân Công. Tất cả họ, ngoại trừ Trần Thục Lan, đã mất sớm do hậu quả của cuộc bức hại.

Vào tháng 01 năm 2001, toàn bộ gia định anh Trần và cháu gái 09 tuổi Lý Dĩnh đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Anh Trần bị bắt và giam giữ phi pháp tại trung tâm giam giữ Đông Bắc Vượng ở Bắc Kinh trong 07 ngày, ở đó anh đã chịu đựng nhiều loại tra tấn, trước khi bị đưa đến trung tâm giam giữ huyện Hải Điến ở Bắc Kinh, nơi mà anh tiếp tục bị các lính canh tra tấn.

Các lính canh ra lệnh cho những phạm nhân cùng phòng lột hết quần áo của anh Trần, kéo anh đến sân chung, và vùi toàn bộ cơ thể anh dưới tuyết. Một vài phạm nhân cùng phòng được lệnh tra tấn anh bằng hình thức “mở khóa”, trong đó một phạm nhân giữ chặt hai ngón tay của anh Trần trong khi phạm nhân khác dùi tay cầm của bàn chải đánh răng vào giữa các ngón tay. Sau đó, tay cầm bị vặn mạnh và liên tục, dồn các ngón tay của anh Trần sít chặt với nhau. Phần da giữa các ngón tay bị rách và mất nhiều máu.

Diễn tả lại hình thức tra tấn “Mở khóa”

Trường hợp khác xảy ra ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

Ông Trương Xuân Đình, một nông dân ở làng Thất Lý, thị trấn Cổ Hiện, thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông, thuật lại: “Tôi bị bắt ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 25 tháng 10 năm 2000 và bị đưa trở lại sở cảnh sát địa phương ở khu vực của tôi. Tôi bị xích vào ghế sắt cả ngày lẫn đêm trước khi bị đưa đi giam giữ phi pháp tại Trung tâm giam giữ Bình Độ trong một tháng. Các lính canh đã ra lệnh cho những phạm nhân cùng phòng đánh đập tôi dã man, lột hết quần áo của tôi, và dội nước lạnh lên tôi trong thời tiết băng giá. Họ cũng giữ chặt hai ngón tay tôi với nhau và đẩy tay cầm của bàn chải đánh răng vào giữa các ngón tay, sau đó vặn qua vặn lại. Các ngón tay của tôi phát ra các tiếng lốp bốp do vặn, và da của các ngón tay của tôi bị rách ra. Các vết sẹo trên các tay tôi vẫn còn rõ ràng.”

Ông Thiệu Thừa Lạc (khoảng 70 tuổi) là một bác sĩ Trung y già đáng kính từ làng Đạo Triệu, phố Lưu Đình, khu Thành Dương, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Ông bị kết án phi pháp 07 năm tù vào năm 2006 và bị cưỡng bức đến nhà tù Số 1 tỉnh Sơn Đông.

Sau giờ ngủ trưa vào ngày 10 tháng 12 năm 2007, phạm nhân Chu Khánh Giang bảo phạm nhân Cao Suất buộc cổ và mắt cá chân của ông Triệu với nhau. Sau đó, Cao nhấc chân dốc ngược người ông Triệu lại và nện đi nện lại đầu của ông Triệu xuống đất gây thương tích nghiêm trọng cho các đốt sống cổ của ông. Các phạm nhân còn đặt mũ giấy lên đầu ông, vẽ lên mặt ông và đâm kim vào bàn chân ông.

Chu Khánh Giang và phạm nhân khác, Mã Đạo Cách, đập vào ngực của ông Triệu bằng những cây chổi cán dày cho tới khi họ quá mệt không thể tiếp tục được nữa. Ông Triệu bị bầm tím và chảy máu.

Phạm nhân Ninh Lượng đốt các ngón tay trên bàn tay phải của ông Triệu bằng bật lửa cho tới khi mỗi ngón tay bị bỏng rộp và cháy xém. Một phạm nhân khác, Hàn Hiểu Lỗi, đá vào đầu ông nhiều lần trong khi gào to: “Đợi cho tới khi tao sử dụng tay, mày sẽ chết.” Sau đó, chúng xoắn giữa các ngón tay của ông bằng bàn chải đánh răng cứng khiến các ngón tay của ông Triệu mất một lượng lớn máu.

Cỗ máy tuyên truyền của chế độ Trung Cộng có luận điệu sai lầm rằng các học viên Pháp Luân Công ở Thanh Đảo giả mạo những tấm hình mô tả các phương pháp tra tấn, và danh sách 25 hình thức tra tấn. Các ví dụ nêu trên là các trường hợp của các học viên Pháp Luân Công ở Thanh Đảo bị tra tấn, và các ví dụ này đã đủ minh chứng các hình thức tra tấn là tồn tại. Trên thực tế, các hình thức tra tấn mà các học viên Pháp Luân Công đã chịu đựng vượt xa con số 25. Ông Triệu tự mình phải chịu đựng không ít hơn 150 hình thức tra tấn.

Hình thức tra tấn “mở khóa” này thực sự tồn tại, và các học viên chỉ nhằm diễn tả lại nó, dùng những người thực tế để bộc lộ rõ ràng hơn hình thức tra tấn này thực sự là gì. Tuy nhiên, sau khi bị tra tấn, ĐCSTQ không cho phép các nạn nhân của nó nói về nó. Và khi các nạn nhân tiết lộ tội tác của nó, nó sẽ lừa dối lại bằng cách buộc tội các nạn nhân “đang vu khống” nó. Những hành động này thật tà ác và vô liêm sỉ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/7/中共酷刑-“开锁”-275039.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/21/140597.html

Đăng ngày 12-07-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share