Bài viết của Tâm Minh, một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-6-2013] Cháu trai tôi tên là Kiệt Kiệt đã ngã xuống ao khi cháu lên năm tuổi. Sau khi được cứu thoát, cháu nói với mẹ cháu: “Sư phụ của chú đã cứu con!” Tôi chính là người chú mà cháu nhắc đến.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng nửa đầu năm 2007. Khi đó Kiệt Kiệt mới được khoảng năm tuổi, và cháu đang học mẫu giáo trong làng tôi ở tỉnh Giang Tây. Bố mẹ tôi trông nom cháu khi làm việc đồng áng. Mỗi khi về thăm bố mẹ, tôi lại cho cháu xem ảnh của Sư phụ Lý Hồng Chí, và nói cháu sẽ trở thành một cậu bé ngoan nếu cháu tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn mà Sư phụ Lý dạy. Tôi kể chuyện cho cháu nghe và bật video cho cháu xem và cháu rất thích.

Tháng 06 năm 2007, một hôm sau khi tan học, Kiệt Kiệt cùng một cháu bé khác chạy ra chơi ở gần cầu ao, nơi người dân trong làng thường ra đó để giặt quần áo. Kiệt Kiệt đã bị trượt chân, ngã xuống nước và chìm nghỉm. Không có người lớn nào ở gần đó để cứu cháu, cháu đã cố tự ngoi lên và trèo vào bờ, và sau khi về nhà, cháu đi tìm bà (mẹ tôi).

Mẹ tôi hoảng sợ khi biết việc gì đã xảy ra và hỏi Kiệt Kiệt: “Ai đã kéo cháu lên khỏi mặt nước thế?” Cháu nói cháu tự trèo lên được. Mẹ tôi đã không tin cháu vì bà biết rằng cái cầu ao đó rất dốc và trơn, trong khi nước ao thì rất sâu. Một đứa trẻ con thì không thể tự thoát ra được nếu bị ngã xuống đó. Kiệt Kiệt khẳng định: “Cháu tự trèo lên thật mà, Sư phụ của chú đã cứu cháu.” Mẹ tôi đã sợ run lên vì vụ tai nạn này và đã nghỉ làm hai ngày ở nhà để trông Kiệt Kiệt.

Sau đó tôi hỏi Kiệt Kiệt: “Sư phụ Lý đã cứu cháu như thế nào?” Cháu kể: “Khi cháu rơi xuống nước, cháu ngoi đầu lên và nhìn thấy Sư phụ Lý trên bầu trời. Sư phụ đã chiếu một luồng sáng vào cháu và cháu tự trèo lên khỏi ao. Sư phụ Lý đã cứu cháu.”

Khi tôi về thăm nhà vào mùa đông năm 2007, một người họ hàng đã đến thăm.Tôi cho người họ hàng này xem cuốn lịch Triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn Quốc tế, và tôi cũng kể về câu chuyện của Kiệt Kiệt. Kiệt Kiệt lật quyển lịch đến trang có bức tranh với tiêu đề “Chuyển Đại Pháp Luân“, chỉ vào hình ảnh Sư phụ trong đó và nói: “Là Sư phụ đã cứu cháu!”

Cha tôi đã hiểu được sự tốt đẹp của Pháp Luân Công

Một lần tôi bị Trung Cộng giam cầm và bức hại bất hợp pháp vì tu luyện Pháp Luân Công, gây ra tổn thất lớn lao trong cuộc sống và trong công việc. Do tôi bị bắt giữ như vậy, cha tôi rất ác cảm với việc tu luyện Pháp Luân Công. Ông không chịu lắng nghe khi tôi nói sự thật về Pháp Luân Công, mặc dù ông vẫn biết rằng các học viên Pháp Luân Công đang tu luyện để trở thành người tốt.

Cha tôi cũng không thực sự tin vào chuyện thần kỳ đã xảy ra với Kiệt Kiệt. Ông thường xuyên hỏi mẹ tôi: “Có phải Kiệt Kiệt nói rằng Sư phụ Lý đã cứu nó không?” Mẹ tôi đã xác nhận chuyện này rất nhiều lần với cha tôi, điều này đã làm chuyển biến tư tưởng của cha tôi. Thật vậy, một đứa trẻ năm tuổi thì làm sao mà có thể nói dối được, từ đó ông không phản đối việc tu luyện nhưng vẫn luôn lo lắng cho sự an toàn của tôi.

Sư phụ Lý lại bảo hộ Kiệt Kiệt

Kiệt Kiệt bây giờ đã là một học sinh tiểu học. Ngày nay ở Trung Quốc, học sinh bị tẩy não bằng tà thuyết vô thần ngay từ khi các cháu còn là học sinh tiểu học. Trung Cộng đã coi học thuyết vô thần là chân lý tuyệt đối và coi những người có niềm tin vào Thần, Phật là cổ hủ mê tín và ngu dốt, điều đó đã khiến rất nhiều người Trung Quốc ngày nay không có niềm tin vào Thần Phật.

Trong kỳ nghỉ hè, Kiệt Kiệt đã lên thành phố chơi và ở lại nhà cô ruột của cháu. Tôi cũng ở đó. Một đêm, Kiệt Kiệt bị đau răng dữ dội và cháu lăn lộn, không ngừng đạp chân vào giường. Nhìn cháu đau đớn như vậy, tôi khuyên cháu hãy chân thành niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo”. Và tôi cũng cho cháu biết rằng cháu có thể cầu xin Sư phụ Lý giúp đỡ. Nhưng cháu đã không tin vào Sư phụ Lý và từ chối không làm theo lời khuyên của tôi.

Khi cô của Kiệt Kiệt nhìn thấy cháu đau đớn như vậy đã đưa cháu đến phòng khám nha khoa gần nhà để khám bác sĩ nhưng lúc đó đã quá muộn, phòng khám đã đóng cửa và không có ai trả lời cả. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Nha thống bất thị bệnh, thống khởi lai yếu nhân mệnh” (Đau răng không phải bệnh, nhưng khi đã đau có thể đau đến chết). Vì đau răng không được liệt vào danh mục bệnh cần phải cấp cứu kịp thời cho nên cô của Kiệt Kiệt đã phải đưa cháu về nhà.

Sau khi về nhà, Kiệt Kiệt vẫn còn rất đau và dậm chân không ngừng xuống sàn nhà. Tôi lại khuyên cháu hãy cầu xin Sư phụ Lý giúp đỡ và niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo”. Không lâu sau cháu đã chìm vào giấc ngủ, và tôi cũng không chắc cháu có nghe theo lời khuyên của tôi hay không.

Ngày hôm sau, tôi đưa cháu về làng. Khi nhìn thấy mẹ tôi cháu nói:“Bà ơi, bà ơi! Hôm qua Sư phụ Lý lại cứu cháu! Răng cháu không còn bị đau nữa khi cháu niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’”. Tôi nhận ra rằng cháu đã cầu xin Sư phụ giúp đỡ trước khi cơn đau dịu xuống.

Hai câu chuyện thần kỳ trên xảy ra với Kiệt Kiệt đã cho chúng tôi thấy rằng, thành tâm tin tưởng niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” sẽ có thể đắc phúc báo.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/14/五岁的杰杰-大伯的师父救了我-275312.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/17/141091.html

Đăng ngày 02-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share