[MINH HUỆ 20-06-2013] Một ngày nọ, tôi nói chuyện với một học viên vừa mới sinh con xong và chia sẻ với cô ấy kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh của mình. Tôi nói với học viên đó rằng tôi tận dụng hầu hết thời gian trong ngày để nghe Pháp trong khi chăm sóc đứa trẻ. Học viên đó nói với tôi rằng cô ấy cảm thấy vừa làm việc khác vừa nghe Pháp là bất kính đối với Sư phụ. Tôi cũng nghe các học viên khác chia sẻ điều này với tôi. Một vài người cảm thấy bất kính khi vừa nấu nướng vừa nghe Pháp, hay vừa lái xe vừa nghe Pháp hay làm các việc khác nữa.

Đây là thể ngộ của tôi về vấn đề này. Liệu có thể cho là chúng ta bất kính đối với Pháp chỉ vì tay chúng ta đang làm các công việc khác nhưng tâm vẫn đặt vào việc nghe Pháp hay không? Chúng ta đang tu luyện trong xã hội người thường nên có công việc, có gia đình và những bổn phận khác nữa, vì vậy thời gian đương nhiên là giới hạn. Để có thể học Pháp thường xuyên nhiều học viên đọc Pháp hay nghe Pháp cả ngày trong khi làm các việc khác.

Khi bàn về vấn đề khai quang, Sư phụ đã chỉ ra rằng một sự việc có thể thành công hay không được quyết định bằng việc tâm trí của người đó có đặt vào nó hay không chứ không phải bằng các nghi thức:

“Do đó họ chỉ cử hành nghi lễ, đặt một cuốn tiểu kinh văn vào trong tượng Phật, sau đó lấy giấy hồ [kín] lại, [rồi] hướng vào đó niệm kinh, và họ nói rằng đã khai quang xong. Nhưng đã đạt được khai quang chưa? Còn phải xem họ niệm kinh ra sao. Thích Ca Mâu Ni giảng rằng chính niệm, [đạt đến được] niệm kinh nhất tâm bất loạn, thì thật sự có khả năng tạo ra chấn động đến thế giới pháp môn tu của Ông, như thế mới mời được Giác Giả. Một Pháp thân của Giác Giả này sẽ đến và nhập lên [tượng Phật], như thế mới đạt được mục đích khai quang.” (Chuyển Pháp Luân)

Theo thể ngộ của tôi, kính Sư có nghĩa là luôn tỉnh táo, sẵn sàng và minh mẫn. Tôi cảm thấy việc nghe Pháp chăm chú trong khi [tay chân] đang làm các việc khác thậm chí còn kính trọng Pháp hơn là trong lúc đọc Pháp cầm sách Pháp trên tay mà tư tưởng chạy lung tung.

Sư phụ giảng:

“…thì nếu như khi học Pháp mà tư tưởng không đặt tại Pháp, thì không chỉ là vấn đề hình thức, trên thực tế nó tương đương với việc người học Pháp không thật sự tôn kính đối với Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp Hội Florida, Hoa Kỳ)

Người tu luyện mà có thể đặt tâm vào khi đọc sách Pháp cũng sẽ có thể tập trung khi nghe Pháp. Và những người không thể tập trung khi đọc sách cũng sẽ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung lắng nghe Pháp.

Dĩ nhiên việc đặt tâm vào Pháp là rất cần thiết. Mục đích của bài viết này là để chia sẻ với các học viên rằng việc tôn trọng Sư phụ không nhất thiết được hiểu nó với tâm người thường. Và chúng ta cũng nên giảm bớt việc áp đặt các quan niệm của mình đối với những người khác. Chúng ta cũng không chỉ nên chú ý đến các sự việc trên bề mặt mà còn nên chú ý đến nội hàm của mỗi hành động nữa.

Trên đây là thể ngộ hữu hạn tại tầng thứ sở tại của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những điều không phù hợp với Pháp.

Hợp thập!


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/20/140585.html

Đăng ngày: 11-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share