Bài viết của một học viên ở Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 08-06-2013] Vào ngày 07 tháng 06 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp nhau tại Retreat Annenberg ở Sunnylands, California. Các học viên Pháp Luân Công đã nhân cơ hội này kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt 14 năm ở Trung Quốc và đưa các thủ phạm ra công lý. Các học viên đã tổ chức một cuộc họp báo và giương biểu ngữ bên cạnh khách sạn của ông Tập và Annenberg Retreat.

Các học viên Pháp Luân Công giương biểu ngữ kêu gọi công lý dọc theo tuyến đường của đoàn xe hộ tống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp miền Tây Nam Hoa Kỳ tổ chức họp báo

Vào ngày 06 tháng 06, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp miền Tây Nam Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp báo lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kêu gọi đưa Giang Trạch Dân và các thủ phạm khác ra công lý.

Trong một bài phát biểu được chuẩn bị trước, Hiệp hội đã chỉ ra rằng: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công trong suốt 14 năm qua của ĐCSTQ là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trên thế giới. Nó phải chấm dứt. Các thủ phạm, bao gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Tăng Khánh Hồng và Bạc Hy Lai phải bị đưa ra công lý.”

“Vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, Chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã khởi xướng một cuộc đàn áp đẫm máu lên Pháp Luân Công. Theo mệnh lệnh của ông ta là ‘giết không nương tay’, cảnh sát Trung Quốc đã tra tấn tàn nhẫn hàng triệu học viên Pháp Luân Công. Tội ác khủng khiếp nhất là mổ cướp nội tạng có hệ thống từ các học viên Pháp Luân Công còn sống để kiếm lợi. Do sự phong tỏa thông tin của ĐCSTQ, chúng ta không thể biết được toàn bộ mức độ của hành động tàn ác này.”

Bài phát biểu kêu gọi Tổng thống Obama nêu lên vấn đề Pháp Luân Công để giúp chấm dứt cuộc bức hại.

Các học viên nói về việc bị đàn áp ở Trung Quốc

Hàng chục học viên từng bị đàn áp và tra tấn ở Trung Quốc đã tham gia buổi họp báo. Hai người trong số họ chia sẻ trực tiếp kinh nghiệm bị bức hại của họ và gia đình.

Cô Vương Đại Phương đến từ San Francisco đã bị bắt và bị cầm tù vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Em gái cô đã bị tra tấn đến chết trong Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử ở tỉnh Cát Lâm. Anh trai cô bị cảnh sát Trường Xuân tra tấn và vẫn còn bị giam giữ ở nhà tù Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm.

Cô Mã Xuân Mai, hiện đang sống ở Washington, DC, đã bị giam trong Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử và bị tra tấn. Cô bị cưỡng bức lao động nặng nhọc từ 18 đến 19 giờ một ngày. Em gái cô, Mã Xuân Linh, vẫn còn bị giam cầm trong Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Hơn mười người bạn thân của cô tại Trung Quốc đã qua đời như một hậu quả trực tiếp của cuộc bức hại.

Bà Lý Thục Anh là một giáo viên vật lý đã nghỉ hưu ở Bắc Kinh. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1999. Bà nhớ lại: “Lúc đó tôi 52 tuổi. Sau khi tu luyện trong nửa năm, tất cả các bệnh tật của tôi đã biến mất. Điều thú vị nhất là tôi hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Người ta không nên ích kỉ, mà phải là một người tốt có đạo đức cao và cởi mở. Em trai, em dâu, em gái tôi và con gái cô ấy, hai con gái của chị tôi, con gái tôi và chồng nó tất cả đều bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1999. Cả gia đình tôi tu luyện Đại Pháp và chúng tôi đã rất hạnh phúc.”

Nhưng sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc bức hại vào năm 1999, gia đình bà đã bị bức hại khủng khiếp.

Bà Lý nhớ lại: “Tôi đã bị bắt và bỏ tù bốn lần vì không từ bỏ niềm tin của mình. Lần lâu nhất là từ tháng 02 năm 2000 đến tháng 02 năm 2003 ở Trại lao động cưỡng bức nữ Đoàn Hà ở Bắc Kinh. Em gái tôi, con gái nó và con gái của chị tôi đều bị giam cầm trong trại cưỡng bức lao động đó.”

“Con gái của chị tôi còn trẻ và chưa bao giờ bị áp lực và tra tấn kinh khủng như vậy. Cháu đã bị suy nhược tâm thần. Em gái tôi bị cưỡng bức uống các thuốc khác nhau trong trại giam. Sau 10 tháng, nó trở nên ốm yếu và đôi chân nó chuyển thành màu nâu sẫm. Các bác sĩ cho biết, chỉ số bệnh tiểu đường của nó là 23-24, một cấp độ nghiêm trọng.”

“Anh trai tôi là một kỹ sư. Cảnh sát theo dõi anh tôi liên tục. Văn phòng hành chính, Phòng 610 địa phương, và Ủy ban dân phố thường xuyên sách nhiễu anh. Anh tôi đã bị áp lực rất lớn và qua đời vào tháng 04 năm 2011.”

Người dân ủng hộ Pháp Luân Công

Các học viên Pháp Luân Công đã giương biểu ngữ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại gần khách sạn Hyatt, nơi Chủ tịch Tập Cận Bình lưu trú và dọc theo con đường đến Annenberg Retreat.

Christine Dickerson, mục sư của Palm Springs, (người đầu tiên từ trái sang) đến để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công

Hoạt động này thu hút được chú ý của các phương tiện truyền thông và người dân địa phương. Bà Christine Dickerson, mục sư của Palm Springs, đã đến để bày tỏ sự ủng hộ. Bà nói rằng bà đã biết về Pháp Luân Công và muốn bày tỏ sự ủng hộ cá nhân.

Bà cho biết bà tin vào tự do tín ngưỡng. Mặc dù là một tín đồ Cơ Đốc giáo, bà ủng hộ tự do tín ngưỡng, đặc biệt là tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công”, bởi vì họ rất ôn hòa.

Bà cũng nói rằng nếu bà có thể nói chuyện với Tổng thống Obama, bà sẽ khuyến khích ông nói chuyện trực tiếp với ông Tập Cận Bình thay mặt cho Pháp Luân Công: “Nếu chúng ta có một mối quan hệ với Trung Quốc, nhân quyền phải được tôn trọng.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/8/法轮功学员呼吁习近平法办迫害元凶-275091.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/9/140366.html

Đăng ngày 14-06-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share