Bài viết của Hạ Thuần Thanh, phóng viên báo Minh Huệ ở Melbourne, Australia

[MINH HUỆ 16-01-2013] Trung tâm phục vụ Thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Melbourne đã tổ chức một buổi mít tinh tại Quảng trường Thành phố thuộc Khu Trung tâm Thương mại của Melbourne vào chiều ngày 12 tháng 01 năm 2013. Lễ mít tinh chúc mừng 130 triệu người Trung Quốc đã công khai tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó là Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Melbourne, cũng như Đoàn nhạc Tian Guo và đội trống lưng đã biểu diễn tại sự kiện này.

Đội trống lưng biểu diễn tại buổi mít tinh để chúc mừng 130 triệu người Trung Quốc đã công khai tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó

Khách qua đường tham dự buổi mít tinh.

Hai người dân Úc ký tên thỉnh nguyện lên án tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ

Hai công dân Melbourne, ông Steve và bà Barbara, lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Một gia đình đến từ Đức bày tỏ sự lo ngại về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Trong một bài phát biểu tại lễ mít tinh, bà Lucy, phát ngôn viên của Trung tâm phục vụ Thoái ĐCSTQ, đã nói về nguồn gốc, sự phát triển và tình trạng hiện tại của làn sóng “Thoái đảng“. Bà đã thảo luận về tầm quan trọng của cuốn sách “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản”, cuốn sách khuyến khích người dân nhận ra bản chất thật sự của đảng cộng sản, và về tầm quan trọng của việc thoái đảng. Bà Fanm, một học viên Pháp Luân Công mới thoát khỏi cuộc bức hại ở Trung Quốc, đã kể về trải nghiệm của mình khi bị bức hại ở Trung Quốc.

Nhiều khách qua đường đã dừng lại lắng nghe các bài phát biểu và chụp ảnh. Khi nghe đến việc ĐCSTQ cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống trong trại giam, họ đã bị sốc và bày tỏ sự lên án mạnh mẽ đối với ĐCSTQ. Nhiều người đã sốt sắng ký tên thỉnh nguyện để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ngay lập tức.

Ông Steve và bà Barbara, hai công dân Melbourne ở cách đó một vài tòa nhà, đã nghe thấy tiếng nhạc của Đoàn nhạc Tian Guo và tới buổi mít tinh. Họ đã hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và đã ký tên thỉnh nguyện để phản đối trước đó. “Tôi rất thông cảm với các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đang chịu đựng cuộc bức hại. Tôi tin rằng tất cả những điều này sẽ sớm kết thúc,” ông Steve nói. “Một ngày nào đó, người dân Trung Quốc sẽ có tự do giống như người dân Úc, làm những gì họ muốn làm, nói những gì họ muốn nói.” Bà Barbara nói thêm: “Tôi là một bệnh nhân cần cấy ghép. Tôi cần cấy ghép phổi. Nhưng tôi hoàn toàn không thể chấp nhận việc mổ cướp nội tạng sống và sẽ không bao giờ chấp nhận một nội tạng có được bằng cách cướp đi mạng sống của một người khác. Điều đó vượt xa giới hạn cho phép của đạo đức con người.”

Cô Dona ở Melbourne nói: “Tôi vừa đi ngang qua khu vực này và đã biết về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Thật đáng buồn, còn có nhiều người chưa biết về điều này. Hoạt động này rất quan trọng. Nó có thể giúp chấm dứt cuộc bức hại đáng sợ này. Không ai trên thế giới nên chịu cảnh tra tấn. Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng. Cuộc bức hại [ở Trung Quốc] này phải chấm dứt ngay lập tức. Mọi người đều có quyền lựa chọn của mình. Mổ cướp nội tạng sống thật khủng khiếp. Đó là một tội ác. Chúng ta phải ngăn chặn nó ngay lập tức!”

“Tình hình ở Trung Quốc thật tồi tệ. Tôi đã thấy cảnh sát trấn áp người dân biểu tình. Người dân không có cách nào để bày tỏ suy nghĩ và nguyện vọng của họ,” Ông David Brewer đến từ New Zealand nói. “Tôi đã hỏi một số người bạn Trung Quốc của tôi về ý kiến của họ. Họ rất sợ nói ra những suy nghĩ thật của mình. Và tình trạng đó vẫn chưa thay đổi. Người dân Trung Quốc đã cho chính phủ thời gian và cơ hội, cũng như kêu gọi chính phủ tự điều chỉnh mình. Chính phủ phải sửa chữa những việc làm sai trái của họ. Tôi đã thấy các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở New Zealand. Tôi không biết nhiều về Pháp Luân Công, nhưng tôi tin những gì họ nói đều là sự thật. Ở Trung Quốc, tất cả tin tức đều bị kiểm duyệt và mọi người không biết sự thật. Khi Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của người Tây Tạng, tín hiệu vệ tinh của chúng tôi đã lập tức bị mất. Chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với thế giới bên ngoài. Vài ngày sau, khi chúng tôi có thể vào lại Internet, chúng tôi mới biết những gì đã xảy ra. Điều này đã lặp lại nhiều lần. Chính phủ Trung Quốc đơn giản là không muốn người nước ngoài biết về những gì họ làm.”

Gia đình Angelika đến từ Đức đã dừng chân tại buổi mít tinh. Người mẹ nói: “Ở Đức, tôi đã nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tôi đã đọc những tin tức về nó ở đó. Ngày hôm qua, tôi đã đọc được một câu chuyện khác về nó. Nó thu hút sự chú ý của tôi. Nó thật đáng sợ. Tôi không thể tưởng tượng rằng người dân đã bị bức hại như thế này, đến mức mà nội tạng của họ bị cướp đi chỉ vì niềm tin kiên định của họ. Đó là điều không thể tưởng tượng được.” Cô con gái Isabell nói thêm: “Thật quá tàn ác! Rất nhiều người ở xã hội Tây phương vẫn không biết về điều đó. Vì thế hoạt động này là rất quan trọng, để cho nhiều người hơn nữa biết về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Tôi muốn biết nhiều hơn về nó và hy vọng có thể tìm cách giúp họ.”

Geortia ở Melbourne đã nhận xét: “Loại sự kiện này là quan trọng bởi vì còn rất nhiều người vẫn chưa biết về cuộc bức hại [ở Trung Quốc]. Bởi vì chúng tôi không thể xem nó trên TV, cũng không thể đọc về nó trên báo chí. Nếu như không có một sự kiện như thế này, rất nhiều người khác giống như tôi sẽ không nhận thức được sự thật. Tôi đã biết [một số điều về nó] và sẽ tiếp tục đọc khi tôi về nhà. Sau đó, tôi sẽ nói với bạn bè mình và cho tất cả họ biết về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.”

Cô Mao là một sinh viên đến từ Bắc Kinh và đã biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cô nói với phóng viên rằng mẹ cô hiểu rõ về đảng cộng sản, vì thế bà đã vượt qua các áp lực và không bao giờ đồng ý gia nhập đảng cộng sản. Dựa trên những hiểu của họ, cha mẹ cô đã gửi cô đến Úc du học để tránh xa những thực phẩm, nguồn nước, không khí cũng như những tuyên truyền độc hại ở Trung Quốc. Cô Mao nói cô không tin vào những tuyên truyền của đảng cộng sản về Pháp Luân Công vì ĐCSTQ rất cực đoan và độc tài. Nhưng cô đã không dám nói lên những suy nghĩ thật của mình ở Trung Quốc và thậm chí trong những năm sau khi cô đã đến nước Úc. “Bởi vì có rất nhiều gián điệp làm việc cho Trung Quốc ở đây,” cô nói.

“Tôi không thích sự cai trị độc tài và chuyên quyền của ĐCSTQ, cũng như sự thiếu tôn trọng nhân quyền của nó. Nó cố ý phá hủy cuộc sống của người dân, và đối xử với người dân như cỏ rác,” cô Mao nói. “Đây là lý do tại sao tôi thích sống ở Úc, nơi tôi có thể được hưởng nhân quyền và tự do ngôn luận. Khi đến Úc vào năm 2003, tôi đã rất sợ khi tiếp xúc với những sự kiện như thế này. Tôi chỉ đi vòng quanh và cách xa chúng. Bây giờ, tôi đã là một công dân của Úc; tôi muốn tận hưởng một cuộc sống mới và sống với chính mình.”

Giám đốc Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp ở Melbourne, ông Fan, và người đứng đầu của Trung tâm Phục vụ Thoái ĐCSTQ, ông Simon, cũng đã phát biểu tại lễ mít tinh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/1/16/墨尔本集会贺一亿三千万中国人三退(图)-267882.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/1/20/137183.html

Đăng ngày 23-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share