Bài viết được xuất bản lần đầu vào ngày 25 tháng 04 năm 2006

[MINH HUỆ 23-04-2013] Trong lịch sử một số sự kiện được nhớ đến như là các tia lửa châm ngòi cho các sự kiện lớn hơn. Vụ ám sát Franz Ferdinand, hoàng tử nước Áo, đã kích động Thế chiến I; và sự gia tăng quyền lực của Mikhail Gorbachev, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, chỉ là hai ví dụ.

Một trong số các sự kiện như vậy là một bước ngoặt ít được biết đến trong lịch sử gần đây của Trung Quốc – “cuộc thỉnh nguyện Trung Nam Hải” vào ngày 25 tháng 04 năm 1999. Một số nhà quan sát Trung Quốc đã gọi sự kiện này là chất xúc tác cho một trong những cuộc đàn áp tinh thần khắc nghiệt nhất trong thời hiện đại.

Chỉ bảy năm trước cuộc thỉnh nguyện Trung Nam Hải, ông Lý Hồng Chí, người đã được đề cử giải Nobel Hòa bình, đã mang môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công ra công chúng. Một sự kết hợp giữa các bài tập, thiền định và các nguyên tắc đạo đức, Pháp Luân Công đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc. Sự phổ biến này sẽ đặt ra một tình thế khó xử cho chế độ Cộng sản Trung Quốc, vốn không có chút nhẫn nại nào đối với các tiếng nói đối lập.

Biểu tình tĩnh lặng

Khu chính quyền Trung ương Trung Nam Hải ở thủ đô Bắc Kinh là địa điểm thỉnh nguyện công khai chủ yếu đầu tiên của các học viên Pháp Luân Công. [Ghi chú: Các học viên Pháp Luân Công đã đi thỉnh nguyện đến Văn phòng Khiếu nại Trung ương diễn ra gần Trung Nam Hải.] Đây cũng là buổi tụ họp công khai tự phát lớn nhất kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Dựa trên bằng chứng video, ít nhất 10.000 người kháng nghị Pháp Luân Công đã tập trung bên ngoài Trung Nam Hải để đưa một bản kiến nghị đến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – một cuộc tụ họp chưa từng có đối với những nỗ lực dập tắt biểu tình của ĐCSTQ.

Các hình ảnh chụp bởi những người quay phim của ABC cho thấy một nhóm người Trung Quốc trật tự, đứng thành một hàng rộng cỡ vài người, kéo dài hai cây số dọc theo các vỉa hè cây xanh bên cạnh Tử Cấm Thành. Một số tập luyện các bài tập Pháp Luân Công, trong khi những người khác đang ngồi hoặc đọc sách. Cuộc biểu tình im lặng độc nhất này kêu gọi hai điều: giành lại sự công nhận chính thức của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và kiến nghị để thả tự do cho các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ tại thành phố biển Thiên Tân.

Các yếu tố châm ngòi

Trước đó hai tuần, tạp chí định kỳ Khoa học Kỹ thuật Thanh niên đã đăng một bài viết của ông Hà Tộ Hưu, gây chú ý vì sự phản đối của ông ta đối với môn tu luyện. Tờ Minh Báo tại Hồng Kông đưa tin Hà Tộ Hưu – anh rể của La Cán, Bộ trưởng Bộ Công an, người sau này dẫn đầu chiến dịch chống lại Pháp Luân Công – đã phỉ báng môn tu luyện bằng cách trình bày một cái nhìn “méo mó” về các nguyên lý của nó.

Đáp lại, một số học viên Pháp Luân Công đã kiến nghị tại tòa soạn của tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thanh niên, yêu cầu các biên tập viên rút lại bài viết sai.

Tờ tạp chí đã từ chối và gọi cho cảnh sát — kết quả là 45 học viên đã bị đánh đập và bắt giam. Đáp lại, các học viên địa phương đã kiến nghị lên Chính quyền thành phố Thiên Tân, nơi đã hướng dẫn họ kiến nghị lên Văn phòng Khiếu nại Trung ương ở Bắc Kinh.

Vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc ước tính số lượng các học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh vào khoảng 400 đến 500 nghìn, cả nước ước tính khoảng từ 70 đến 100 triệu.

Theo báo cáo của tờ Washington Post cho biết đa số những người kháng nghị tại Trung Nam Hải đến từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, một số đến từ những nơi xa xôi như tỉnh Chiết Giang, cách Bắc Kinh hơn 1.000 km về phía nam. Hệ thống giao thông chính dẫn đến thủ đô đã bị ra lệnh đóng cửa.

Khi những người biểu tình đến Trung Nam Hải vào buổi sáng sớm, khoảng 1.000 nhân viên an ninh và cảnh sát thường phục đã được bố trí.

Mặc dù những lo ngại bạo loạn được chứng minh là vô căn cứ, cảnh sát đã từ chối cho học viên tiếp cận Văn phòng Khiếu nại. Thật vậy, chính quyền đã dẫn họ vào một vị trí đối diện Trung Nam Hải mà trông như bao quanh khu phức hợp. Chiến thuật này là một bước đã được tính toán được sử dụng để buộc tội sai trái các học viên Pháp Luân Công “bao vây” tòa nhà.

Sau hàng giờ đàm phán giữa những người biểu tình và các quan chức Bắc Kinh, năm đại diện của nhóm kháng nghị đã được mời đến nói chuyện với Thủ tướng Chu Dung Cơ. Ông Chu đã ngay lập tức ra lệnh thả các học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân và đám đông đã yên lặng giải tán vào khoảng từ 10 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút tối.

Cuộc đàn áp bắt đầu

Bất chấp sự giải quyết này, đã có sự hỗn loạn trong Bộ Chính trị. Sau đó trong một động thái để củng cố quyền lực cá nhân của mình, Giang Trạch Dân, lãnh đạo lúc đó của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cấm môn tu luyện này một cách phi pháp sau đó ba tháng, vào ngày 20 tháng 07 năm 1999.

Điều này đánh dấu sự khởi đầu của một chiến dịch toàn quốc vu khống và loại trừ Pháp Luân Công. Các sách Pháp Luân Công, băng video và băng ghi âm bị tịch thu và phá hủy trên quy mô lớn. Các buổi tập luyện trong công viên thường xuyên bị sách nhiễu, theo một số nhân chứng nhớ lại các học viên đã bị cảnh sát lôi đi và ném xuống đất trong khi vẫn còn ngồi thiền kiết già.

Hàng nghìn người bị dồn vào các sân vận động trước khi bị đưa đến các trại lao động. Không phiên xét xử chính thức nào được tổ chức, bất kỳ cái chết của học viên Pháp Luân Công nào khi bị giam giữ đều bị coi như “tự sát”.

Gần 3.000 trường hợp tử vong của các học viên Pháp Luân Công bị đánh đập và tra tấn đã được xác nhận từ năm 1999, tuy nhiên, các chuyên gia nhân quyền đưa ra con số cao đến 10.000. Khoảng một triệu người được tin là đã bị giam giữ phi pháp trong các trại lao động trên toàn Trung Quốc.

Sự áp bức hà khắc như vậy đã khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi về động cơ đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Nó có thể là một vụ án lịch sử. ĐCSTQ vẫn chưa thừa nhận rằng vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã từng diễn ra.

Trong thực tế, bất kỳ tài liệu tham khảo nào về vụ thảm sát bị lên án toàn cầu đối với các sinh viên ủng hộ dân chủ đã bị xóa khỏi sách giáo khoa Trung Quốc và bị chặn truy cập trên Internet.

Các cảnh quay nổi tiếng về một cá nhân đơn độc tại Thiên An Môn đang cố gắng ngăn các xe tăng như một lời nhắc nhở về sự hy sinh mà người dân Trung Quốc buộc phải chịu qua nhiều năm để có tiếng nói của mình.

Mặc dù danh tính của người sinh viên dũng cảm không bao giờ được xác nhận, nhưng thông điệp của anh là vô tận. Có lẽ ‘di sản’ của Trung Nam Hải có thể một ngày được ghi vào lịch sử như một sự kiện minh chứng lòng can đảm và phẩm giá của người dân Trung Quốc.

Nguồn: https://www.theepochtimes.com/news/6-4-25/40825.html


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/23/139024.html

Đăng ngày 30-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share