Bài viết của phóng viên Minh Huệ, Tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

Tên: Ngô Thụy Tường

 Giới tính: Nam

 Tuổi: Khoảng 50 tuổi

 Địa chỉ: Làng Nam Quan, thôn Lý, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc

 Nghề nghiệp: Nông dân

 Ngày mất: Ngày 18 tháng 01 năm 2013

 Ngày bắt giữ gần nhất: Ngày 23 tháng 04 năm 2012

 Trại giam: Trại Lao động cải tạo Hàm Đan

 Thành phố: Bảo Định

 Tỉnh: Hà Bắc

 Hình thức bức hại: Tẩy não, tra tấn phi pháp, tiêm thuốc độc, giam giữ

[MINH HỤÊ 30-01-2013] Ông Ngô Thụy Tường sống tại làng Nam Quan, thôn Lý, tỉnh Hà Bắc. Người dân làng nhìn nhận ông là một người làm việc chăm chỉ, chất phác, thực tế và tốt bụng. Ông luôn giúp đỡ người khác hết lòng không kể là công việc mệt nhọc hay dơ bẩn thế nào. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998 và nhanh chóng từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu, cờ bạc và gây gổ. Ông nghiêm khắc với bản thân mình để trở thành một người tốt hơn. Ông đã khỏe mạnh trong hơn mười năm qua.

Ông Ngô bị đưa đến Trại Lao động cưỡng bức Hàm Đan vào ngày 24 tháng 04 năm 2012. Ông bị kết án một năm lao động khổ sai. Tuy nhiên, bốn tháng sau, ban quản lý đã gọi cho gia đình ông và nhắn họ đến đưa ông về nhà. Ông Ngô chết vào ngày 18 tháng 01 năm 2013.

Ông Ngô Thuỵ Tường

Giam giữ trái phép và kết án lao động khổ sai

Hơn mười nhân viên Phòng Công an thôn Lý, Phòng 610 và Đồn công an Thành Quan đã đến nhà ông Ngô và bắt giữ ông vào buổi tối ngày 23 tháng 04 năm 2012. Công an sau đó đã lục soát nhà ông. Họ cũng bắt giữ bà Giải A Mãn, ông Lý Nhị Cương và ông Lý Bảo Hằng.

Ông Ngô và ông Lý bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Hàm Đan ngày hôm sau, mà không theo một thủ tục bắt giữ hợp pháp nào. Bà Giải bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Tỉnh Hà Bắc.

Trước khi đưa ông Ngô đến trại lao động, viên chức Hàn Khẩn Súc và vài viên chức khác từ Phòng Công an Thôn Lý đã đưa ông đến Bệnh viên Y học cổ truyền Trung Hoa Thôn Lý để khám sức khỏe, và ông Ngô hoàn toàn khỏe mạnh. Ông Ngô bị khám thêm một lần khác trước khi bị đưa vào trại lao động, kết quả cũng cho thấy ông hoàn toàn khỏe mạnh.

Vợ ông Ngô đã đến Phòng Công an và hỏi ông Ngô bị giam ở đâu. Vương Quân Xương, Đội trưởng Đội dân phòng thôn Lý đã nói dối rằng: “Không phải chúng tôi bắt ông ấy. Chúng tôi không biết ông đang ở đâu.” Vợ ông Ngô khóc và nói: “Ngay cả khi các ông không bắt ông ấy, nhưng đó là lệnh của các ông. Ông ấy không bao giờ cờ bạc hay gây gổ kể từ sau khi ông ấy tu luyện Pháp Luân Công. Từ khi ông ấy bị bắt đi, không còn ai làm việc nhà và việc đồng áng, và bà mẹ 80 tuổi của ông ấy cũng cần phải được chăm sóc. Nếu ông không nói ra ông ấy đang ở đâu, tôi sẽ không đi khỏi đây.” Vương Quân Xương đã miễn cưỡng đưa cho bà lệnh bắt ông Ngô, mà thông thường lệnh này nên được gửi đến cho gia đình khi ông Ngô bị đưa tới trại lao động.

Bị tra tấn ở Trại lao động cưỡng bức Hàm Đan

Ông Ngô bị giam tại Đội 2 trong Trại lao động cải tạo Hàm Đan. Để đạt chỉ tiêu 100% “chuyển hóa”, ban điều hành trại đã lập nên một “đội quản giáo đặc biệt” để làm bất kể điều gì cưỡng ép học viên từ bỏ tín ngưỡng của họ. Trương Tu Bình, trưởng trại lao động, thuê một tên côn đồ là Cao Phi để bức hại học viên Pháp Luân Công theo ý ông ta mà không hề bị giới hạn. Cao Phi nói: “Quân đội là để giết người, và trại cải tạo là để tra tấn. Bất kể chuyện gì thì ông phải bị chuyển hóa. Nếu không, chúng tôi sẽ dùng tất cả dụng cụ tra tấn ông, như là ghế cọp và treo lên cao. Chúng tôi xem ông có bị chuyển hóa hay không”

Ông Ngô bị đưa đến “đội quản giáo đặc biệt” bởi vì ông từ chối “chuyển hóa”. Ông là mục tiêu bị bức hại nặng nề ở đây. Cao Phi không cho ông ngủ và ra lệnh những tù nhân khác theo dõi ông cả ngày. Ông Ngô bị bắt đứng hoặc ngồi trên một chiếc ghế nhỏ. Ông bị lăng mạ và đe dọa. Ông bị bắt tham gia các khóa tẩy não. Lính gác không cho ông tắm, thay quần áo hay cho người nhà vào thăm.

Mô phỏng bức hại: Ngồi trên một ghế nhỏ trong thời gian dài.

Lính gác đe dọa ông Ngô bằng dùi cui điện và bắt ông viết giấy cam đoan, nhưng ông từ chối. Lính gác viết giấy cam đoan và cố bắt ông điểm chỉ vào đó. Ông Ngô không hợp tác và bị đẩy xuống sàn. Một lính gác kéo ngón tay ông vào ổ điện để giật điện ông.

Mô phỏng bức hại: Tiêm thuốc lạ

Ông Ngô bị ép tiêm thuốc lạ trong hơn 10 ngày, và sức khỏe của ông giảm sút. Ban điều hành trại sau đó đã gọi cho gia đình ông vài lần và hối thúc họ đưa ông Ngô về nhà.

Gia đình ông Ngô đến trại lao động ngày hôm sau để đưa ông về. Ban điều hành trại thậm chí còn gọi điện cho họ khi họ đang trên đường về. Một lính gác đã từng nói với một học viên Pháp Luân Công: “Ông có biết rằng những ai được thả theo dạng bảo lãnh trị bệnh không? Ngoài những người trả một số tiền lớn để được thả thì những người này lục phủ ngũ tạng suy kiệt rồi, và họ đều biết rằng người đó sẽ chết. Họ cho các ông về nhà để các ông không chết ở trại. Ông sẽ không thể sống nổi ngay cả khi về nhà đâu.”

Ông Ngô trở về nhà ngày 05 tháng 09 năm 2012 và mất ngày 18 tháng 01 năm 2013, khi mới ở tuổi 50. Một người tốt bị giết hại, bạn bè, thân nhân và người cùng làng than khóc cho ông.

Ông Ngô không nói nhiều về bức hại mà ông chịu đựng trong trại lao động, bởi vì ông không muốn gia đình mình lo lắng. Tuy nhiên, qua những trường hợp khác chúng ta biết rằng bức hại là tàn bạo thế nào. Ông Dương Bảo Xuân, 44 tuổi, đã bị tiêm những thứ thuốc gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, và khiến cho tinh thần bị suy sụp. Ông mất đi bàn chân phải do bị bức hại ở Trại lao động cải tạo Hàm Đan. Ông Hao Văn Dân bị bức hại bằng nhiều hình thức tra tấn như bức thực, sốc điện, đánh đập, treo lên cao, bắt đứng thời gian dài và không cho ngủ. Ông mất năm 2005. Ông Trương Lợi Quốc, 42 tuổi, bị tiêm thuốc độc, tứ chi bị liệt và đi lại khó khăn.

Những cá nhân tham gia bức hại:

Trương Tu Bình, Trại trưởng Trại lao động cưỡng bức Hàm Đan: +86 310-4010518 (Cơ quan) +86 310 8125219 (Nhà riêng) +86 13903103000 (Di động)

Ngụy Vĩnh Sinh, Phó Trại trưởng+86 310 4010118 (Cơ quan) +86 310 8129158 (Nhà riêng) +86 13603105959 (Di động)

Cao Phi (lính gác)+86 310 8052898 (Nhà riêng) +86 13930068442 (Di động)。


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/1/25/河北善良村民被劳教所迫害致死-268214.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/1/30/137299.html

Đăng ngày 18-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share