Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

Tên: Triệu Tắc Mẫn (赵则敏)

Giới tính: Nam

Tuổi: 48

Địa chỉ: Huyện Kỷ, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam

Nghề nghiệp: Chưa rõ

Ngày mất: Ngày 24 tháng 11 năm 2012

Nơi bị giam gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Khai Phong (开封劳教所)

Thành phố: Khai Phong

Tỉnh: Hà Nam

Hình thức bức hại: Lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án phi pháp, đánh đập, bỏ tù, tra tấn, buộc thôi việc, kìm hãm thể xác, tạm giam.

[MINH HUỆ 18-12-2012] Ông Triệu Tắc Mẫn đã 48 tuổi. Vì kiên định vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ, giam cầm và bị đưa vào trại lao động cưỡng bức nhiều lần. Ông đã phải chịu đủ loại tra tấn và bị hủy hoại cả về thể xác và tinh thần. Khi gia đình đến đón ông khỏi trại lao động cưỡng bức vào cuối tháng 12 năm 2009, ông đã bị tàn phế. Dưới sức ép đe dọa và sách nhiễu liên tục của ĐCSTQ, ông Triệu qua đời vào ngày 24 tháng 11 năm 2012, để lại người mẹ già 90 tuổi, vợ ông và hai con nhỏ.

Trước khi tu luyện Đại Pháp vào năm 1998, ông Triệu có thể trạng yếu ớt, gầy guộc và đau ốm triền miên. Ông bị di chứng viêm não nghiêm trọng khiến đầu ông thỉnh thoảng lại bị lắc giật vô thức. Ông thường hay bị choáng và đi lại khó khăn. Một vài tháng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, mọi triệu chứng đều biến mất và ông trở nên mạnh khỏe hơn. Cân nặng của ông tăng từ 54 kg lên 75 kg.

Từ tháng 07 năm 1999, khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Đại Pháp, Giang Trạch Dân và tay chân của ông ta đã dùng bộ máy tuyên truyền để dàn dựng và phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp, hay dùng những thủ đoạn tàn khốc và hèn hạ để bức hại học viên. Để tìm công lý, ông Triệu đã đến Bắc Kinh nhiều lần để thỉnh nguyện và bị bức hại.

Tháng 11 năm 1999, ông Triệu đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và đã bị công an ở Phòng 610 huyện Kỷ và Sở Công an bắt giữ. Ông bị giam tại một trại tạm giam. Tại đây ông phải chịu nhiều hình thức tra tấn, bao gồm: ngồi xổm, hai tay bị còng ở đằng sau, cùm chân, và bị đánh vào mặt. Lính canh kéo ông vào một phòng hội thảo lớn ở tầng trên cùng của Sở Công an và lột hết quần áo của ông, rồi mở cửa sổ và bật quạt hơn ba tiếng đồng hồ trong mùa đông giá rét.

Tháng 07 năm 2000, ông Triệu đến Bắc Kinh để nói với mọi người về vẻ đẹp của Đại Pháp. Công an ở Sở Công an Thiên An Môn đã bắt và đưa ông đến một trại tạm giam ở Thiên Tân. Lính canh ở trại tạm giam đã tra tấn và đánh ông thậm tệ. Ông đã tuyệt thực để phản đối bức hại tàn bạo và yêu cầu được thả vô điều kiện. Vậy mà lính canh lại bức thực và đánh ông tàn bạo đến mức phổi của ông bị dập. Ông bị sốt cao, nôn ra mủ và máu. Trong lúc ông đang trong cơn nguy kịch, Sở Công an huyện Kỷ đã đưa ông về và giam ông tại một trại tạm giam ở địa phương.

Trong khi ở trại tạm giam, ông Triệu đã nôn ra máu, khạc ra mủ, và bị sốt trong hơn một tháng. Ông bị rụng hết tóc, thân thể xanh xao, biến dạng. Dù bị như vậy nhưng chính quyền vẫn giam ông ở trại. Khi ông mới hồi phục một chút, họ đã kết án ông hai năm lao động cưỡng bức và đưa ông đến Trại lao động cưỡng bức Khai Phong.

Lúc ở Trại lao động cưỡng bức Khai Phong, ông Triệu bị đưa vào Đội số 04 khét tiếng tàn bạo. Ông buộc phải lao động khổ sai hơn 16 tiếng một ngày để bốc phân bón. Sau đó, khi ông từ chối hợp tác, lính canh đã xúi giục tù nhân đánh ông bằng một cái xẻng, khiến ông bị gãy hai xương sườn. Phổi của ông bị chảy máu và ông bị sốt trong hơn một tháng. Ngay cả trong điều kiện này, họ vẫn ép ông lao động nặng nhọc. Khi ông được thả, người ông xanh xao và khắp người đầy những nốt ghẻ.

Sau khi trở về nhà sau hai năm lao động cưỡng bức, ông bị buộc thôi việc. Để hỗ trợ gia đình, hai vợ chồng ông đã mở một cơ sở kinh doanh nhỏ để kiếm sống. Người ở Phòng 610 huyện Kỷ và Đội An ninh nội địa thường đến sách nhiễu ông. Ông Triệu đã bị bắt và bị giam cầm phi pháp nhiều lần. Tại thời điểm diễn ra Quốc hội khóa 16, người ở Phòng 610, Đội An ninh nội địa, Đồn công an Tây Quan đã trèo tường từ ngoài xông vào nhà và bắt ông. Họ giam giữ ông trong hơn hai tháng.

Trước Thế Vận Hội 2008, ĐCSTQ cố tình bắt các học viên Pháp Luân Công. Sáng ngày 22 tháng 05 năm 2008, trong lúc ông Triệu đang đi xe máy đến cửa hàng, nhiều công an ở Đội An ninh nội địa đã bao vây để bắt ông. Họ đưa ông đến Trại lao động cưỡng bức Hứa Xương để kết án hai năm lao động cưỡng bức. Khi ở Trại lao động cưỡng bức Hứa Xương, bởi ông cự tuyệt từ bỏ niềm tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn” và cự tuyệt bị “chuyển hóa”, ông đã bị bức hại tàn bạo. Họ bắt ông phải xem các băng hình nói xấu Đại Pháp và đi lao động để “chuyển hóa” ông. Khi ông từ chối hợp tác, lính canh tù Chu Anh Khuê đã đánh ông đến mức hai mắt ông sưng tấy và đỏ ngầu, khiến ông không nhìn được rõ.

Vì ông phơi bày cuộc bức hại tà ác, nên lính canh ở Đội số 03 rất giận dữ. Họ tổ chức toàn bộ lực lượng ở Đội số 03 để “chuyển hóa” ông Triệu và nhiều học viên Pháp Luân Công khác. Họ xúi giục Liêu Hạo, một kẻ nghiện, với lời hứa “giảm hạn tù” như mồi nhử, để bức hại tàn bạo ông Triệu. Họ dùng các phương thức tâm lý và tổ chức một cuộc họp tổng thể để tạo sự căng thẳng.

Ngay sau đó, ông Triệu không thể đi lại được và cũng không thể tự chăm sóc cho bản thân. Khi ông đi bộ, phải có hai người giữ và kéo ông đi, bất kể lúc đó có gió, mưa, hay tuyết. Người ta kéo ông mạnh đến mức nhiều đôi giầy đã bị mòn trong một năm. Nước lạnh ngấm vào trong giầy khiến hai chân ông bị đông cứng và thối rữa. Tuy nhiên, lính canh lại nói ông giả ốm và ra lệnh cho tù nhân có ý đồ xấu đến xem ông có giả ốm hay không. Ông bị tra tấn đến mức người ông yếu ớt và chỉ còn da bọc xương. Tóc ông chuyển sang bạc trắng. Tuy nhiên lính canh vẫn không thả ông, thay vào đó họ còn bức hại ông. Lính canh ra lệnh cho hai tù nhân kéo ông ra ngoài để bắt ông đứng dưới ánh nắng khi nhiệt độ lên đến 38 độ C. Sau khi bị đứng như vậy trong nhiều tháng, da của ông bị bong tróc hết. Lính canh vẫn cử hai người đến giữ và buộc ông lao động tay chân.

Gia đình đã nhiều lần yêu cầu trả tự do cho ông, nhưng trại lao động không những không thả ông, mà còn từ chối không cho họ vào thăm ông. Sau đó, vì ông không thể tự chăm sóc cho bản thân, trại lao động đã cho gia đình ông đến đưa ông về nhà vào ngày 28 tháng 12 năm 2009. Chỉ chưa đầy hai năm, người đàn ông trung niên khỏe mạnh này đã trở thành tàn phế.

Sau 13 năm bị thương tổn nghiêm trọng, cùng với sách nhiễu và hăm dọa liên tục, ông Triệu đã qua đời vào ngày 24 tháng 11 năm 2012.

Một người tốt như vậy, một người luôn nghĩ đến người khác, đã phải chịu 13 năm bức hại và khủng bố để đến cuối cùng sớm mất đi cuộc sống, chỉ vì ông không muốn từ bỏ đức tin của mình. Một gia đình từng hạnh phúc cũng tan vỡ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/12/18/屡遭中共迫害-河南杞县赵则敏含冤离世-266686.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/21/136734.html

Đăng ngày 01-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share