[Minh Huệ] Ngày 25/8/2002, Tân Hoa Xã và chương trình ‘phóng sự điểm’ trên Truyền Hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã đưa tin một vụ giết người xảy ra tại thành phố Xianyang, Tỉnh Shaanxi. Vụ án này liên quan đến hai phụ nữ, Lin Chunmei và Wen Yuping, cả hai sinh sống tại tỉnh Xinxiang. Vào ngày 1/3/2002, hai phụ nữ này đã bóp cổ giết chết cô Mai Xinping, một người làm công ở khách sạn Hongbin, thành phố Xianyang. Tân Hoa Xã và chương trình ‘phóng sự điểm’ đã tường thuật sai lệch rằng những kẻ giết người là học viên Pháp Luân Công, quan đó vu khống và thóa mạ Pháp Luân Công.

Trớ trêu thay, lẫn lộn trong những lời gian dối phi lý, “phóng viên” đã phổ biến các thông tin tốt về Pháp Luân Công mà không hề hay biết.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng nghiên cứu lời của phóng viên trong chương trình ‘phóng sự điểm’: “Hiện thời, vụ án này vẫn đang được điều tra”. Như vậy, mặc dù các sự kiện trong vụ án giết Xianyang chưa được khẳng định, các cơ quan truyền thông của chính phủ [Trung Quốc] đã hăm hở dựng chuyện bôi nhọ Pháp Luân Công.

Các câu trích y nguyên từ phóng sự

Tân Hoa Xã:

“Học viên không được sát sanh. Tại sao cô lại giết người”

Phóng sự điểm:

“Thầy của cô, Ông Lý Hồng Chí, đã giảng rằng người tu luyện không được sát sanh, Hành động của cô không phải là một dạng sát sanh sao?”

Các phóng viên của hai hãng tin lớn trên đã nói rõ rằng học viên Pháp Luân Công không được phép sát sanh. Điều này là một tiến bộ vượt bực, vì phóng viên Trung Quốc trước đây bị cấm không đuợc nói điều này. Hai hãng tin lớn trên đã đồng thời thay đổi quan điểm. Cái tốt không thể bị tà ác chế ngự. Uy lực của sự thật xua tan lời giả dối.

Chương trình phóng sự điểm là bịa đặt

Khán giả có thể dễ dàng thấy rõ toàn bộ chương trình phỏng vấn đã được đọc theo kịch bản, và cũng có thể nghe thấy sự vụng về của các “diễn viên” lúc đọc lại câu chuyện của mình. Vì bài viết bị giới hạn không được quá dài, dưới đây chỉ là một vài ví dụ:

Điểm thứ nhật, người phỏng vấn hỏi mục đích giết người là gì. Wen Yuping trả lời, “Là từ trong sách”, thế nhưng sau đó cô nói, “Tôi làm vậy là dựa theo sự hiểu biết của bản thân”.

Người phỏng vấn lập tức hỏi một câu xuyên tạc đã chuẩn bị sẵn, “Đó có phải là những lời từ Sư Phụ của cô không?”

Cô Wen đáp, “Có lẽ là… có thể như vậy.”

Hiển nhiên, chúng ta có thể thấy Wen Yuping rất mơ hồ và mâu thuẩn khi nói rằng, “Là từ trong sách”, sau đó lại nói, “Là theo sự hiểu biết của bản thân”. Tuy thế, phóng viên đã hỏi xuyên tạc nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Đó là lý do tại sao phóng viên mớm Wen câu hỏi, “Đó có phải là những lời từ Sư Phụ của cô không?” Wen ngậm ngừng không biết phải trả lời sao, nhưng cô bắt buộc phải trả lời. Vậy nên, cô đã trả lời, “Có lẽ là… có thể như vậy.”

Điểm thứ hai, trong khi phỏng vấn Wen Yuping nói rằng cô muốn “Đưa người chết lên thiên đàng để hưởng một đời vui sướng”. Phóng viên đã lập tức sửa lời của Wen thành “cứu độ” thay cho “đưa”. Và Wen sau đó đã lặp lại. Rõ ràng là cô Wen đã không học kỹ lời thoại trong khi tập, vì vậy người phỏng vấn, như là người nhắc tuồng, phải sửa lại lời phát biểu của Wen.

Điểm thứ ba, Wen Yuping và đồng phạm không phải là học viên. Trong suốt buổi phỏng vấn, những gì họ nói không phù hợp với tác phong của học viên. Họ đã tùy tiện dùng một câu ở chỗ này ghép với một câu khác ở chổ khác để làm sai lệch ý nghĩa của các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp. Họ muốn làm sai ý nghĩa của câu văn khi lấy ra dùng không đúng theo ngữ cảnh.

Họ cũng đồng thời không biết những điều cơ bản nhất về Pháp Luân Đại Pháp. Ví dụ: trong lúc phỏng vấn, một người đã nói rằng Wen Yuping là đệ tử “đầu tiên” của Thầy và đã từng tu luyện riêng với Thầy ở một nơi biệt xứ. Ông Lý Hồng Chí chưa bao giờ dạy riêng một học viên nào tu luyện, và trong Sách «Chuyển Pháp Luân», tài liệu chính hướng dẫn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Ông Lý Hồng Chí đã nói rõ: “Tất cả đều là đệ tử, không kể nhập môn lúc nào”. Mọi người được đối đãi như nhau. Không có “cấp bậc” trong Pháp Luận Đại Pháp. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng hai kẻ tội phạm kia không hiểu biết thậm chí đến cả những điều cơ bản nhất về Pháp Luân Đại Pháp.

Nếu họ không phải là học viên, vậy thì mục đích tà ác của chương trình này là quá rõ: bôi nhọ Pháp Luân Công bằng những sự kiện ngụy tạo.

Học viên Pháp Luân Công không được phép sát sanh: đó là một sự thật. Cho dù Tân Hoa Xã và mạng lưới Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc đã không ngừng sản xuất vô số phiên bản những câu chuyện giả dối nói xấu Pháp Luân Công, họ cũng không thể nào thay đổi được một chân lý là học viên Pháp Luân Công không được sát sanh. Hơn ba năm qua, các phương tiện truyền thông của chính phủ Trung Quốc đã bày đặt ra các chiến dịch tà ác, đặt điều nói rằng học viên Pháp Luân Đại Pháp tự sát, giết người thân, hay người lạ mặt. Thủ đoạn này thật đáng thương, tà ác và thiếu lành mạnh.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/8/29/35761.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/9/9/26303p.html.

Dịch ngày 26-9-2002 từ tiếng Anh, đăng ngày 28-9-2002; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share