Lời bình của Sư phụ
Viết rất tốt. Mỗi cá nhân có đường tu luyện khác nhau, phương thức chứng thực Pháp khác nhau; giai tầng xã hội khác nhau, chức vụ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau đều có thể tu luyện; đó chính là con đường mà Đại Pháp triển hiện cho người tu luyện. Các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, hết thảy những gì làm trong Chính Pháp thì tôi đều khẳng định, đều là đang làm những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm. Cách làm khác nhau chính là phương thức trong khi Pháp đang vận chuyển mà phân công một cách hữu cơ, còn Pháp lực là triển hiện trên chỉnh thể.
Lý Hồng Chí
16 tháng Hai, 2003
chỉnh sửa 8 tháng Mười, 2005
Không phân biệt hạng mục công tác Chính Pháp, Đại Đạo vô hình mà có chỉnh thể
Bài của Thanh Phong, đệ tử ở Bắc Mỹ
[MINH HUỆ 16-2-2003] Gần đây về vấn đề pháp luật khởi tố những phần tử tà ác, giữa các đồng tu có rất nhiều phản ánh và giao lưu. Và chúng tôi phát hiện rằng, bất kể là học viên có tham dự hay không tham dự khởi kiện, thì từng ý từng niệm của mỗi cá nhân đều đang khởi tác dụng có tính quyết định. Hễ là đệ tử Chính Pháp, thì đều chịu khảo nghiệm trong một chỉnh thể. Chúng tôi thấy lạ, là vì sao chỉ mỗi vụ kiện mang tính pháp luật này mới như vậy? Nhưng qua giao lưu với các đồng tu, chúng tôi mới ý thức được rằng, thực ra không chỉ án kiện pháp luật này mới thế, mà mỗi từng hạng mục công tác đều như vậy cả; chỉ là trong vụ kiện này, thì đúng và sai là dẫn đến kết quả thắng bại hết sức minh hiển, và lực bức hại còn rõ rệt hơn nữa.
Thực ra chỉ có tự chúng ta phân thành các hạng mục công việc, chứ tà ác không theo sự phân hạng mục đó mà đối đãi với chúng ta. Mỗi công việc đều có khảo nghiệm chỉnh thể; mỗi hạng mục thành công hay không đều là thể hiện của thái độ mà chỉnh thể chúng ta đối với hạng mục đó. Từ phía con người bên này mà xét, nếu mọi người coi việc làm các kênh truyền thông chỉ là việc của nhóm tổ làm kênh truyền thông, vậy thì, thể hiện ở phía con người bên này là tổ làm kênh truyền thông sẽ không được thành công lắm, ít có phóng viên đến kênh của chúng ta. Nếu coi việc làm đài truyền hình là việc của tổ làm truyền hình, thì thể hiện tại phía con người bên này là tiết mục chúng ta làm có tác dụng giảng chân tướng với hiệu quả không cao, hoặc tiết mục có ít người xem. Còn nếu coi việc giảng chân tướng cho người Trung Quốc là của nhóm tổ chatroom hoặc gửi fax, thì biểu hiện ở phía con người bên này là rất khó đột phá bộ lọc tường lửa của Trung Quốc. Nếu coi việc đến phát chính niệm trước lãnh sự quán là đi theo phiên trực hoặc là việc của người nào khác, thì thể hiện ở phía con người bên này có thể là sẽ gặp phải rắc rối rất nhiều xảy đến can nhiễu.
Khi mọi người coi những gì ngoài hạng mục công việc của mình đều là việc của người khác, thì chính là đã khiến chỉnh thể chúng ta chia thành rất nhiều khối nhỏ, biến chỉnh thể có sức mạnh thành những lực lượng tản mát yếu ớt, thậm chí khi ý kiến bất đồng, còn làm cho nhau suy yếu đi.
Chúng ta phân chia việc cứu độ chúng sinh thành các hạng mục khác nhau để làm, chẳng qua là để thuận tiện hơn cho công tác thôi; chứ không phải cố ý hình thành gián cách. Chúng ta vẫn phài là một chỉnh thể, hơn nữa là một chỉnh thể có thể hình thành thuận theo yêu cầu thời gian và hoàn cảnh; đó mới là trạng thái đúng đắn. Chúng ta vì tầng thứ tu luyện khác nhau nên lý giải đối với Pháp Lý là khác nhau; nhưng không phải vì thế mà làm suy yếu nhau đi, mà nên phải là cân bằng hoà hợp và bổ túc cho nhau. Chúng ta hãy coi các việc đều là việc của mình từ đó có quan tâm thích đáng, đối với các việc đều có nhận thức thanh tỉnh, thấu rõ bằng Pháp Lý, không hình thành ngăn cách với chỉnh thể. Như vậy mới có thể theo kịp tiến trình Chính Pháp. Nếu không tà ác không cần đến ly gián thì chúng ta đã tự phân rã thành các phần rồi; đó quả là một lỗ hổng lớn! Ngoài ra chúng ta cần coi trọng việc học Pháp, không được vì bận quá mà lơ là học Pháp. Chính niệm và chính hành của chúng ta đều là từ Pháp mà ra. Tà ác chính là khiến chúng ta bận rộn để hết thời gian học Pháp, khiến chúng ta tự động viễn ly Pháp. Ở Trung Quốc, tà ác bức hại các đệ tử Đại Pháp chính là cưỡng bức đệ tử Đại Pháp sao cho không cách nào học Pháp luyện công từ đó thoát ly Pháp; còn ở hải ngoại, biểu hiện chính là khiến chúng ta bận rộn, khiến chúng ta bận đến mức dường như không còn thời gian học Pháp; còn có học viên bị can nhiễu đến mức chủ ý thức không mạnh mẽ, học Pháp không vào được nữa; khiến chúng ta tự mình chọn nhận lấy bức hại mà không tự biết.
Chúng ta đang ở thời kỳ cuối của Chính Pháp, nhất định phải viên dung với nhau bổ trợ cho nhau, hình thành một chỉnh thể vô lậu. Vì chỉnh thể vũ trụ cũng là viên dung vô hà (vẹn tròn không tì vết), đều là do những lạp tử phù hợp với đặc tính Đại Pháp cấu thành mà nên; vì nếu để lọt vào đó một cái gì đó bất thuần, thì [vũ trụ] sẽ bất thuần; mà điều đó là không được phép ở tân vũ trụ; do vậy, chúng ta phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân. Trong công tác Chính Pháp mỗi từng hạng mục đều là trách nhiệm của đệ tử Chính Pháp, ai dẫu không thể tham dự cũng phải dùng chính niệm đối đãi, từ đó mới không sản sinh lực lượng làm suy yếu.
“Việc của họ cũng là việc của chư vị, việc của chư vị cũng là việc của họ” – Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC 2002
Biểu hiện cũng không phải là kiểu quan tâm hoặc đoàn kết với nhau của người thường; mà nên phải là thái độ chúng ta có trách nhiệm với Pháp, và là yêu cầu tối thiểu đối với chúng ta những sinh mệnh có trách nhiệm với nhân tố ‘chính’ trong vũ trụ.
Tầng thứ cá nhân còn hữu hạn, có gì chưa thích đáng xin được đồng tu từ bi chỉ rõ.
● ● ● ● ●
Ghi chú: (các ghi chú là của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ nguyên bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2003/2/16/44568.html.
Có tham khảo bản dịch tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2003/2/17/32250.html.
Dịch và đăng ngày 6-1-2008; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.