Một đôi lời: “Người tốt”
Do một đệ tử tại Đại Pháp tại Trung Quốc viết
Sư phụ vẫn luôn yêu cầu chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp để trở thành người tốt; nhưng không phải đơn giản là trở thành điều mà người thường cho là tốt: ‘người dễ tính’. Mấy hôm trước trên Minh Huệ Net có đăng bài có ba ý kiến riêng của một ký giả người Pháp đối với việc chính phủ Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp; [ý kiến] cuối cùng nói rằng [chính phủ Trung Quốc] coi chúng ta đều là những “người dễ bắt nạt”! Người tốt bị đánh đồng với “người dễ bắt nạt” là sao! Đến lúc ấy tôi mới hiểu rõ, có thể là trên thực tế có rất nhiều người chúng ta hoặc vô ý hoặc hữu ý đã để tiêu chuẩn về ‘người tốt’ bị lẫn với quan niệm cũ của của chúng ta về [người] “dễ bắt nạt”.
Người tốt ít nhất cũng nên là người cao thượng chứ! Ít nhất cũng nên là người có phẩm cách cao quý chứ! Ít nhất cũng phải để cho người bình thường kính nể chứ! Ít nhất cũng là người mẫu mực nơi người thường chứ! Quá khứ được gọi là [bậc] ‘quân tử’ kia mà! Còn chúng ta đã là người tu luyện làm người tốt, thì lại càng nên phải vượt xa hơn thế. Đúng thế, người tốt có mang trong mình [chữ] Nhẫn. Còn đối với người tu luyện, “Nhẫn” ấy là thể hiện trong Pháp của kim cương bất động và của Phật Pháp uy nghiêm.
Nếu chúng ta không vứt bỏ quan niệm “dễ bắt nạt” này, thì chẳng phải tà ác sẽ được sự mượn lời và bảo đảm quá lớn để huỷ diệt chúng ta qua cái cớ “khảo nghiệm” kia là gì?! (Nguyên được đăng tải trên Chính Kiến Net)
Nhận xét của Sư phụ: “Cũng một đôi lời”
Bài “người tốt” không nói nhiều [nhưng] làm rõ một [đạo] lý. Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể. Có chính niệm mạnh bao nhiêu, thì có uy lực lớn bấy nhiêu. Các đệ tử Đại Pháp thật sự từ người thường mà bước ra.
Lý Hồng Chí
8 tháng Chín, 2001