Đại Pháp uy nghiêm

Một lạp tử Đại Pháp ở Trung Quốc viết

[Minh Huệ Net] Khi giảng Pháp ở nước ngoài Sư phụ đã từng nói: “Đại Pháp có tính uy nghiêm của nó”, “Pháp này không phải ai cũng có thể đắc”. Lời giảng Pháp của Sư phụ đã luôn chỉ đạo tôi, cho phép tôi cân nhắc từ giác độ của Pháp mỗi lời nói mỗi hành động của mình ở cõi người. Sau khi vứt bỏ chấp trước của mình và tự hướng nội tìm ra vấn đề của tự thân, tôi lại càng cân nhắc các vấn đề trên cơ sở của Đại Pháp hơn nữa. [Phương] diện này thực sự có [liên quan] đến nhận thức chính xác đối với việc phù hợp với trạng thái người thường ra sao, nhận thức chính xác đối với Thiện chân chính ra sao, [cũng như] nhận thức có lý tính [i] đối với [vấn đề] ‘Chính Pháp và tu luyện cá nhân’ ra sao.

Vì sự bức hại của tà ác, từ lâu tôi đã lưu lạc ngoài [gia đình], sống dựa vào tiếp tế của bè bạn. Vào ngày lễ [Quốc tế Lao Động] đầu tháng Năm năm nay {2001}, tôi cùng vợ đến thăm một người thân để nói rõ chân tướng [về Đại Pháp], [và] thuận tiện tá túc lại nhà họ. Kết quả là con trai của vị thân nhân này đã lấy trộm của chúng tôi mấy nghìn nhân dân tệ rồi bỏ đi mất. Vợ tôi nói rằng chúng mình sẽ tìm bên trong, tiền mất cũng là để từ bỏ tâm nào đó của mình, hoặc chấp trước nào đó, hoặc điều gì đó không đúng. Người nhà vị thân nhân này đều rất sốt sắng, đều lăng mạ con trai của họ. Vợ tôi nói với vị thân nhân: “Lấy thì đã lấy rồi, cũng không hề gì; các vị không phải để tâm”. Tôi nhận thấy lời của vợ tôi làm trách nhiệm mà người ta nên phải gánh chịu đều rơi rụng cả; chẳng lẽ tiền của đệ tử Đại Pháp dễ kiếm lắm sao? Chẳng lẽ tiền của đệ tử Đại Pháp dễ trộm lắm sao? Đó chẳng phải khuyến khích thế lực tà ác là gì? Chúng tôi cần hướng nội mà tìm vấn đề bản thân; tuy nhiên hướng nội mà tìm không phải là vô nguyên tắc, càng không phải là cái cớ để phóng túng các chủng nhân tố tà ác. Bè bạn tiếp tế chúng tôi là để chúng tôi thực hiện công tác chứng thực Đại Pháp được tốt hơn, hơn nữa chúng tôi vẫn luôn đặt yêu cầu nghiêm khắc với bản thân; tại sao khi đối diện với việc này chúng tôi lại phải nhìn nhận tất cả là do vấn đề của mình? Phải chăng đây là tà ác đang lợi dụng cái Thiện của chúng tôi mà đào sâu vào khe hở trong tư tưởng chúng tôi? Do vậy tôi lập tức phát biểu quan điểm bất đồng với người thân thích: “Nhất định phải có trách nhiệm về số tiền mà cháu trai đã lấy; lấy đến mấy nghìn nhân dân tệ hoàn toàn là phạm tội hình sự rồi; chúng tôi quyết không dung túng hành vi này của cháu trai được. Chúng tôi đối với cháu tốt thế, ấy vậy mà cháu lấy tiền của chúng tôi chẳng sót lại đồng nào; hoàn toàn là hành vi của kẻ biến chất; do vậy cháu nhất định phải gánh chịu trách nhiệm của mình. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng các vị người lớn không phải chịu gánh nặng này, cần phải sống khoẻ mạnh.”

Sau khi tôi trình bày, người thân thích nhận ra quan điểm trong cứng ngoài mềm ở lời tôi nói, [họ] lập tức dùng nhân tâm giảo hoạt mà uy hiếp tôi: “Chúng tôi e rằng con trẻ còn dại dột, nếu như báo cảnh sát, thì ở đồn công an nó sẽ nói toạc hết về ông bà, rồi lại ảnh hưởng đến sự an toàn của ông bà.” Lúc đó vợ tôi thực sự có băn khoăn ấy, nên cũng phụ hoạ theo. Tuy nhiên tôi thấy rõ rằng họ bề ngoài thì quan tâm, thực tế là uy hiếp. Tôi hiểu rằng tâm thái của thân nhân thật bất chính, nếu tôi đồng ý với họ thì tức là làm hại họ; họ đang lợi dụng cái Thiện của chúng tôi, cùng với tâm thái bất chính của chúng tôi là sợ bị lộ khi đang lưu lạc. Do vậy tôi kiên quyết nói: “Tôi hy vọng cháu sẽ trở về; nếu cháu không trở về trong 24 giờ tới, thì cháu sẽ không thể ngờ rằng tôi sẽ dám đi báo cảnh sát.” Hôm sau người thân thích bảo tôi rằng, số tiền ấy họ nhất định sẽ hoàn trả cho chúng tôi, nếu không suốt đời họ sẽ chẳng dám ngẩng đầu trước bạn bè thân quyến. Tôi rất lấy làm vừa ý [vì] họ có thể nhận thức rõ ràng đạo lý, ngoài ra tôi cũng bình tĩnh nhận số tiền mà họ thay mặt con trai hoàn trả lại cho chúng tôi.

Một học viên khác trao đổi với tôi, rằng chồng cô ấy vẫn luôn can nhiễu đến tu luyện Đại Pháp của cô; thường uy hiếp cô, đánh chửi cô, hiện nay cưỡng bức cô ly hôn. Tôi liền hỏi cô: “Một khi cô đã có thể thực thi mà không oán hận, đã có thể không màng đến một mẩu gia tài, trong can nhiễu cô đã chẳng dao động mảy may chính tín đối với Đại Pháp, vậy thì cô phải sợ hãi điều gì nữa? Cô là một đệ tử Đại Pháp, cô phải có sự uy nghiêm chứ; chẳng lẽ cái Thiện của đệ tử Đại Pháp lại làm [họ] thành những kẻ vô sở hữu ngủ ngoài đường đi xin ăn hay sao? Chẳng lẽ đó không phải là dung túng các nhân tố tà ác sau lưng của chồng cô là gì? Thực ra [có] rất nhiều kẻ biến chất, cô mà càng Thiện thì họ lại càng nạt dối cô, bức hại cô; nếu như cô đã vứt bỏ những thứ bất thuần của mình, thì cô hãy đường đường chính chính [ii] mà bảo chú ấy: ‘Nếu vì em tu Đại Pháp mà phải ly hôn, thì đấy là anh tự quyết định; nhưng tài sản gia đình này cái gì em cũng có phần.’ Đồng thời cô phát chính niệm bài trừ các nhân tố tà ác sau lưng chú ấy; cô làm vậy thử xem.” Hôm sau cô ấy tìm tôi kể, rằng sau khi để tâm thái bình tĩnh, rồi đường đường chính chính trình bày với ông chồng, thì chú ấy giật mình thộn cả mặt ra mà nói: “Những người tu luyện các vị chẳng phải là không chấp trước tiền tài kia mà?” Cô nói: “Chúng em đương nhiên không chấp trước tiền tài; tuy nhiên anh lại lợi dụng điểm ấy để mong bức hại một đệ tử Đại Pháp này; nhưng chúng em nào có e sợ sở hữu tiền tài đâu, hơn nữa những thứ trong nhà này ngay từ đầu em cũng đã có phần kia mà.” Từ đó trở đi những điều vô lý của chồng cô cũng dẹp đi nhiều.

Cậu và mợ tôi trước đây đều là người tu luyện; khi đối mặt với áp lực to lớn từ sự kiện 22 tháng Bảy, 1999, bị những điều hăm doạ của tà ác làm cho sợ hãi; [họ] vẫn luôn viện những thứ như ‘bắp tay sao sánh nổi bắp chân’, ‘chuyên chính của giai cấp vô sản là thế mà’, v.v để che đậy tâm sợ hãi của mình. Trong tâm nhận thấy Đại Pháp là tốt, vẫn giấu diếm tập; nhưng lại dùng cái gọi là ‘những hành vi con người phù hợp với trạng thái con người’ để che đậy tâm sợ hãi của bản thân; ví như cũng theo người ta học thái cực quyền, học nhảy, v.v; còn khi người thường nghị luận về Đại Pháp, thậm chí công kích Đại Pháp thì coi như không thấy; cứ như là mình vô can, cứ như là mình hoàn toàn không phải thành viên Đại Pháp. Đối với việc tôi chứng thực Đại Pháp thì [họ] cho là làm chính trị, đấu tranh với người ta, v.v. và không muốn giao thiệp với tôi. Một hôm tôi đến chơi và đưa cho họ kinh văn mới của Sư phụ, thì ông cậu tôi nói với tôi rất gay gắt, và bảo tôi đừng có đến nữa. Tôi liền nghiêm khắc chỉ ra cho họ: “Cậu mợ từ Đại Pháp mà được bao điều hay, biết rõ ràng Đại Pháp là hết sức đúng đắn; khi chính phủ Giang Trạch Dân vu khống, cậu mợ lại dùng cái tâm dơ bẩn của con người mà đối đãi với Đại Pháp. Cậu mợ có còn là một con người chân chính không? Còn xứng làm đệ tử Đại Pháp không? Đại Pháp vốn cải thiện thân thể của cậu mợ rất nhiều nay đang bị tà ác chà đạp như thế, cậu mợ lại chẳng động tâm, chẳng dám [hé răng] nói một câu cho Đại Pháp; ngay cả cháu là người thân thích mà cậu mợ cũng sợ đến nhà, cậu mợ có còn xứng làm người nữa không? Bản thân cháu đường đường chính chính tu luyện Đại Pháp, không mảy may trốn tránh e sợ; lại gây được tôn kính đối với Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp của đồng sự, lãnh đạo và cảnh sát; hình ảnh tạo cho người ta là các đệ tử Đại Pháp là những người đàng hoàng; tuy rằng cháu hiện đang bị tà ác bức hại nên phải lưu lạc, nhưng cuộc sống của cháu rất mực cao thượng, rất mực bình thản và phóng khoáng. Còn cậu mợ, sống người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm; cuộc sống tăm tối trong lòng; đấy có phải là trạng thái bình thường của con người không? Có còn là hành vi bình thường của con người không?” Những lời nghiêm khắc của tôi đã làm rung chuyển tâm của họ, làm họ mau chóng nhận ra được tâm thái bất chính của mình, thi triển được sự uy nghiêm của Đại Pháp và tâm thái tối chính {đúng đắn nhất} của đệ tử Đại Pháp.

Một vị đệ tử Đại Pháp đã bỏ nhà, [cô ấy] theo hẹn đến gặp một người bạn, chuẩn bị giảng rõ chân tướng cho bạn. Tuy nhiên [cô ấy] không ngờ rằng cha mẹ mình, chồng mình, bạn mình, cũng như lãnh đạo ở đơn vị và công an đã thông đồng với nhau, lập mưu bắt cô ấy lên ‘lớp chuyển hoá’ {tẩy não}. Cô ấy đã thấy rõ là tà ác đang lợi dụng tính lương thiện của bản thân cô, lợi dùng tình thân đối với cô của bè bạn thân quyến để đào sâu vào bức hại đệ tử Đại Pháp. Cô ấy chẳng vì nhân tình mà lay động, cũng chẳng vì những lời thuyết phục giả dối gọi là ‘muốn điều tốt cho bản thân cô’ của bạn bè thân quyến mà lay động; [cô ấy] đã dùng chính tín và sinh mệnh vô sở uý {không sợ hãi} của đệ tử Đại Pháp để chứng thực Đại Pháp cho họ, đồng thời dùng chính niệm và từ bi mà vạch rõ những hành vi tà ác của họ, tiêu trừ can nhiễu và khống chế các nhân tố tà ác của họ tại các không gian khác, làm cho họ nhanh chóng nhận ra chỗ sai lầm của mình, và lập tức thả cô ra khỏi lớp chuyển hoá, làm cho những người tham dự trở lại đối xử tốt với cô. Không chỉ giải thoát bản thân, [cô ấy] đã giải thoát rất nhiều sinh mệnh liên quan đến việc này.

Có một vị đệ tử Đại Pháp đến Bắc Kinh để chứng thực Đại Pháp; đến nơi rồi nhưng tìm không được khách sạn nào ở Bắc Kinh có thể tạm trú được, [vì] đều yêu cầu đăng ký chứng minh thư. Anh ta vừa tìm vừa nghĩ: ‘Có phải là ta cần chịu khổ không? Có phải là cần vứt bỏ tâm nào không?’ Anh ta cứ suy nghĩ theo khía cạnh ấy cả nửa ngày trời, sau nhận ra là không phải. Sau đó anh ta nghĩ: ‘Ta đến Bắc Kinh là để chứng thực Pháp, là việc thần thánh nhất, đúng đắn nhất nơi vũ trụ này, vậy mọi thứ đều cần phải tốt nhất, đúng đắn nhất; cớ sao lại không tìm được nơi tạm trú?’ Anh ấy vừa nghĩ vậy xong, liền tìm được một khách sạn tốt, mà không cần chứng minh thư gì hết.

Tâm thái thuần thiện của đệ tử Đại Pháp có thể hoà tan cả kim cương; nếu như trong tư tưởng chúng ta không cầu chịu khổ, cầu chịu nạn, không coi “dơ bẩn như tốt đẹp”, thì như vậy trên thân thể chúng ta sẽ thể hiện ra uy nghiêm của Đại Pháp. Bởi vì chư vị không coi việc họ đánh đập chư vị là cấp đức cho chư vị, mà là đang bức hại Đại Pháp; bởi vì chư vị không coi việc họ lấy tiền tài của chư vị là cấp đức cho chư vị, mà là cố ý phá hoại Đại Pháp cùng đệ tử Đại Pháp; chư vị không coi việc tống chư vị vào lao ngục là để tu luyện này khác, mà hoàn toàn là bức hại nhắm thẳng vào Đại Pháp, v.v. Đó chính là từ giác độ Chính Pháp mà đối đãi với hết thảy những biểu hiện của tà ác, chính là không cho tà ác bất kể sơ hở trong tư tưởng chưa dứt bỏ được của chư vị, chính là không âm thầm thừa nhận bất kể bức hại nào của tà ác đối với chư vị.

Tháng Tư năm ngoái, tà ác đã lừa được tôi đến trại giam; trong khi chúng thẩm vấn tôi, tôi không một chút mảy may cảm thấy như đang chịu thẩm vấn, [mà] vui vẻ thể hiện được đầy đủ sự thuần chính của các đệ tử Đại Pháp, hơn nữa chủ ý thức hết sức tỉnh táo tại bất kể hoàn cảnh nào cũng uốn nắn được hết thảy những gì bất chính. Chúng hỏi tôi rằng phải chăng [tôi] đến đây để nâng cao [bản thân], rằng các học viên chúng ta đều nói rằng nơi đây là hoàn cảnh tốt để tu luyện nâng cao. Tôi nói thẳng: “Không phải, đây không phải là nơi ở dành cho người cao thượng như tôi. Tôi đã bị lừa dối, bị bắt cóc một cách vô lý mới đến đây; đối với tôi đó là sự bức hại vô lý; nơi đây nhất định không phải là chỗ tốt cho các đệ tử Đại Pháp chúng tôi tu luyện nâng cao; [tôi] hy vọng rằng các ông thả tôi ra càng sớm càng tốt”. Chúng hỏi hoàn cảnh gia đình tôi, tôi bèn kể ra những vị giáo sư, tiến sỹ, hiệu trưởng trong các thành viên gia đình, v.v. để chúng biết được những người tập Pháp Luân Đại Pháp là những người như thế nào. Trên thực tế là nói với chúng rằng: đệ tử Đại Pháp ở nơi người thường đều là những người rất tài hoa, rất nhiều người là tinh anh, cốt cán ngoài xã hội người thường, chứ nhất định không phải là những [người] tinh thần rỗng tuyếch, đang truy tìm chỗ dựa. Chúng mỗi lần nói một câu tôi lại dẫn hướng chúng về quỹ đạo làm người đúng đắn, dùng chính tín và chủ ý thức mạnh mẽ của mình để làm chủ chúng, đến mức về sau chúng đều rất xúc động, nhìn tôi với nhãn quan kính trọng, đối với tôi không mảy may có ý đồ bức hại.

Trong nhà giam, tôi không chỉ trích các phạm nhân đối với việc họ đánh nhau, mà lại giảng Pháp cho họ (hoặc nói một từ ‘đạo lý’): “Lấy ác chế ác, thì điều con người học là ác, bởi vì các vị lấy điều người khác đối ác với mình mà phát tiết lên thân người ta. Còn lấy thiện tâm đối đãi ác, thì điều con người học là thiện, có thể làm con người nhận ra điều tốt đẹp tương lai. Do biểu hiện của cảnh sát là thiện giả còn thực tâm lại bất thiện, nên các vị có thể cảm thụ thấy cái ác của họ, [và] điều học được cũng lại là ác; do đó lao động cải tạo không cải biến được bản chất con người; nhưng Pháp Luân Đại Pháp lại có thể cải biến cá nhân từ bản chất trở đi, làm [họ] vĩnh viễn hướng thiện, vĩnh viễn hướng đến điều tốt đẹp, nhận ra những kỳ vọng tốt đẹp.” Tôi giảng xong, các phạm nhân không đánh nhau nữa, có thể thông cảm với nhau. Trước khi tôi bị tà ác bắt vào trại giam, [tôi] đã nghe nhiều học viên kể rằng họ đã ở trong ngục hồng Pháp cho phạm nhân ra sao, tu ở trong ngục tốt như thế nào. [Nhưng] một khi tôi bị bắt vào đó, thì chỗ ấy mà là nơi mà những người tu luyện chúng ta nên ở ư! Đâu đâu cũng có lời ô trọc, từ tư tưởng đến ngôn ngữ hành vi đều tuôn ra những điều dơ bẩn. Tôi bèn giảng rõ chân tướng với những phạm nhân ấy, thông qua tu luyện của bản thân mình để cho họ có thể hiểu rõ được Đại Pháp. Tuy nhiên trong họ có những người hỏi vấn đề này nọ chỉ để giết thời gian; ‘Tại sao tôi có thể biến Đại Pháp thành thứ nói vung khắp mọi nơi kia chứ, đó chẳng phải là báng bổ Đại Pháp ư?’ Do đó [khi] tôi hồng Pháp cho các phạm nhân đều luôn duy trì nhận thức có lý tính ấy. Hơn nữa một nơi dơ bẩn như thế làm sao có thể là nơi tốt cho tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta được; một [ý] niệm mạnh mẽ của tôi luôn là muốn nhanh chóng thoát ra để làm các công tác Đại Pháp mà tôi cần thiết phải làm.

Vì ngay từ khi vào tôi đã đề xuất đến gác ngục những yêu cầu luyện công mà tôi cần, [nên] họ không trả lời tôi, mà còn phái người cai tù giám sát tôi. Đầu tiên tôi không vội, mà lợi dụng cơ hội người gác ngục gọi tôi ra nói chuyện, để giảng rõ chân tướng cho họ, giảng rõ thực chất tu luyện Đại Pháp, từ các giác độ khác nhau mà phá tư tưởng và quan niệm của họ đã bị tà ác ảnh hưởng, mà uốn nắn cho đúng hết thảy những gì không đúng của họ, hơn nữa lại khai phát mặt lương thiện trong họ. Lúc ấy trong tôi có một niệm, rằng dùng sự thuần thiện nơi cảnh giới của mình mà hoá giải hết những tà ác trong tư tưởng củ họ. Có rất nhiều lần vài người gác ngục trong số họ quây quần quanh tôi, tôi có thể bằng tâm thái vui vẻ chan hoà và thiện liên tục để giảng rõ chân tướng cho họ, khởi phát tính thiện trong họ, làm họ đều cải biến; ngay cả vị cảnh sát mà phạm nhân coi là ác nhất và căm hận nhất cũng cải biến. [Anh ta] nói với tôi: “Khi tôi trực ban thì cho phép anh luyện trong mười phút, không được lâu.” Tôi nói: “Mười phút thì tôi mới kịp bắt đầu, không đủ.” “Vậy thì tối đa là mười lăm phút”. Tôi bèn cười; tôi hiểu rằng nói nhiều vô ích, họ đã đang cải biến rồi, đồng ý mười lăm phút ấy với cả một giờ đồng hồ nào có khác gì đâu. Bởi vì tôi lúc nào cũng đều vui vẻ, nên lính gác ngục yêu cầu tôi không được cười trước mặt phạm nhân, nếu không họ không công tác tốt. Tôi nói rằng tôi ở trong Đại Pháp mà tu được sinh mệnh lạc quan ấy, bản tính của tôi là như thế. Bởi vì mỗi lần tôi nói chuyện với họ [tôi] đều vui vẻ, nên phạm nhân thấy vậy đều e sợ, cho rằng quan hệ giữa tôi và cảnh sát không phải bình thường. Là vì họ trước mặt cảnh sát chỉ có thể cúi đầu mà nói chuyện, ngay cả phạm nhân ghê gớm nhất cũng chỉ có thể cúi đầu, huống là dám mỉm cười. Như thế ảnh hưởng của việc giám thị đối với tôi chung quy cũng như không; khi luyện công [cảnh sát] họ lại còn giúp đỡ tôi, phạm nhân do vậy lại cho rằng trong hồ lô của tôi hỏi không hiểu còn phương thuốc gì nữa đây.

Sau đó có chỉ thị ở trên xuống, yêu cầu tăng cường giám sát tôi, nên người gác ngục yêu cầu tôi không được tiếp tục hồng Pháp cho phạm nhân. Tôi bèn nói: “Chỉ cần các vị đừng đến tìm hỏi tôi, thì tôi cũng không cùng ai nói chuyện”. Kỳ thực tôi biết rằng con người ta rất hiếu kỳ, chư vị mà không nói thì họ sẽ tìm chư vị để nói. Hơn nữa Đại Pháp là uy nghiêm, không phải tuỳ tiện ở đâu cũng mở miệng nói. Người gác ngục bèn chỉ thị cai tù ở phòng giam yêu cầu không ai được nói về chuyện Pháp Luân Công. Tôi đã thật sự không nói, vừa làm việc vừa nghĩ đến Pháp, và trên mặt luôn tươi cười. Tôi im lặng tươi cười làm việc suốt 18 tiếng, không hề nói một câu. Hôm sau người cai tù vội báo cáo lên người gác ngục: “Định lực của người này thâm sâu quá, anh ta không nói gì thì mọi người chúng tôi cũng không ai nói gì”. Thực tế, trong tâm tôi không hề có mảy may chút cảm giác áp bức [dẫu ở] bên trong hay bên ngoài bức tường [nhà giam], rất tỏ rõ rằng tôi cần thoát ra. Tâm của tôi tĩnh như nước lặng và tự tại như ý, không có bất kể điều gì có thể ảnh hưởng đến tâm của tôi. Tôi nói với phạm nhân: “Các vị đều không biết được kỳ hạn giam giữ của mình, còn hết thảy mọi điều của mình tôi đều nắm vững trong lòng tay. Thực ra tôi chỉ cần nói một câu ‘không luyện công’ thì tôi ra ngay; nhưng tôi không nói câu ấy nên tôi vẫn ở tại nơi này.” Mỗi câu nói mỗi hành động của tôi đều giành được sự tôn kính từ phía cảnh sát và phạm nhân đối với tôi; tôi luyện công thì không ai nói gì, cảnh sát trông thấy cũng không nói gì.

Một hôm tôi trực ban buổi đêm. Trời rất nóng, tôi bèn quạt cho cai tù và các phạm nhân quanh mình. Không ngờ rằng người cai tù đột nhiên bò dậy hoảng sợ nói: “Này tiên sinh, ông nhất định không thể quạt cho chúng tôi được; làm thế là phạm vào thiên lý [iii].” Tôi lập tức dừng ngay lại, và không [bao giờ] lại coi hành vi như thế là việc thiện mà lẽ ra tôi cần phải làm. Một tháng sau, họ thả tôi ra. Lúc tôi đi thì người gác ngục không dám đến, [vì] anh ấy đang khóc; còn người cai tù cứ than tiếc vì không cùng tôi ăn bữa cuối cùng. Tôi bèn viết một bài kinh văn mà tôi nhớ được rồi để lại cho anh ta.

Về đến đồn cảnh sát, họ yêu cầu tôi viết nhận thức cá nhân về Pháp Luân Công, viết tại sao tôi luyện công trong trại giam, tại sao [tôi] hồng Pháp trong trại giam. Tôi nhận thấy quá rõ ác ý của họ, cho nên tôi viết về nhận thức cá nhân đối với Đại Pháp, còn tất cả những thứ khác đều không tuân theo yêu cầu mà họ nói. Họ xem một lượt và bảo rằng như thế không được. Mắng chửi vung cả lên rồi họ nói rằng tôi không có hiểu biết, lại còn dám viết như thế, rằng sẽ tống tôi vào trại lao động cải tạo trong ba năm, rằng tôi viết vậy không hợp cách, rồi họ trả lại yêu cầu tôi viết lại. Trong tư tưởng của mình tôi không chấp nhận cái logic của họ, cũng không thừa nhận bất kể điều gì họ nói. Tôi nghĩ rằng nếu cần viết lại, thì nghĩa là tôi đã viết chưa đủ độ, chưa đủ kiên định. Do vậy tôi khai bút viết: “Tôi nhận thức rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp tu luyện vĩ đại nhất vạn năm xưa nay khó gặp.” Lúc ấy tôi đặt tâm của mình định tại câu này; đó là câu trả lời của tôi đối với tà ác. Họ lập tức thả tôi ra.

Tháng Mười năm ngoái người phụ trách “phòng 610” cấp tỉnh tìm gặp tôi để nói chuyện; tôi luôn luôn dùng chính tín và trí huệ để nói chuyện với họ. Họ vô lý [bất kính] động đến tên Sư phụ của tôi, tôi bèn nói rất có lý tính, bình tĩnh nhưng rất vững chắc với họ: “Các vị nhất định phải tôn kính Sư phụ chúng tôi; đó là cơ sở nói chuyện giữa chúng ta; nếu không, thì không thể nói chuyện được.” Họ chăm chú nhìn vào cặp mắt tôi, và thấy được trong sự bình tĩnh của tôi là chính tín không thể lay động, [họ] bèn thay đổi cách nói chuyện. Tuy rằng chúng tôi nói chuyện cười vui, nhưng kỳ tình đang đấu trí đấu dũng. Mỗi câu đều là đao kiếm lấp loáng, mỗi câu đều là cạm bẫy. Họ quay tôi một ngày như thế, rốt cuộc là muốn làm chủ ý thức của tôi phải tê liệt, để đạt được những điều mà họ cần. Nhưng ngay từ đầu tôi đã biết được ý đồ thực sự của họ, và dùng trí huệ được Đại Pháp trao cho mà hoá giải hết âm mưu ấy. Trong cuộc đàm thoại bình tĩnh có vô số những điều họ đe doạ; nhưng những điều từ miệng tôi nói ra đều là chính tín đối với Đại Pháp. Cuối cùng họ không tìm được chỗ sơ hở nào, cũng không tìm được điều mà họ định tìm; tôi bèn bình tĩnh nói với họ: “Chỉ cần các vị còn một chút thiện niệm và nhận thức đúng đắn về Đại Pháp, thì các đệ tử Đại Pháp chúng tôi sẽ cứu độ các vị.” Họ chỉ [có thể] cảm ơn tôi.

Sau này tôi có đến nhà một vị học viên ở tỉnh khác; chồng cô ấy là người đứng đầu trong một lĩnh vực khoa học, hướng dẫn các tiến sĩ. Ông ấy đã xem một số tu luyện tâm đắc thể hội mà tôi viết, và hết sức tôn trọng tôi; [ông] dành gian phòng tốt nhất trong nhà và thư phòng của mình để tôi dùng, cho phép tôi ở nơi yên tĩnh ấy mà viết rất nhiều tu luyện thể hội để chứng thực Đại Pháp. Còn bản thân ông ta chuyển đến nghỉ tại gian phòng nhỏ kém thông thoáng, và ở đó viết 15 cương yếu khoa học của mình. Rất nhiều học viên không lý giải được nhận xét rằng: “Chúng tôi đến chơi là ông ấy không ưng ý chút nào; ai nghỉ lại nhà ông ấy đều ở tại gian phòng nhỏ kém thông thoáng; không ngờ rằng ông ấy lại đối xử tốt với bạn như thế, lại cấp cho bạn những thứ tốt nhất; thật quả là rất khó tin.” Tôi chiêm nghiệm rằng, khi thể hiện của chư vị ở trước mặt người ta đều là lý tính, trí huệ, hoà ái của đệ tử Đại Pháp, cũng như sự uy nghiêm của Đại Pháp thì người ta nhất định sẽ xuất hiện tâm kính trọng đối với Đại Pháp. Ông ấy đối xử tốt với tôi như thế là vì ở tôi thi triển được trí huệ và uy nghiêm của Đại Pháp. Tuy rằng tôi không hiểu biết về chuyên khoa của ông, nhưng tôi có thể dùng trí huệ mà mình có được nhờ Đại Pháp mà từ các giác độ khác nhau để dẫn hướng tư duy của ông trong chuyên khoa của mình; tôi nói: “Thưa giáo sư, tôi không biết gì mấy về chuyên ngành khoa học của giáo sư, nhưng qua nhận thức của mình trong cuộc nói chuyện vừa rồi, tôi tin rằng trong các nghiên cứu sinh mà giáo sư bồi dưỡng không có ai có được nhận thức sâu sắc như [tôi], ngay cả giáo sư cũng không có được tư duy rộng như thế; vậy mà hết thảy trí huệ ấy của tôi đều từ Đại Pháp mà có.” Tôi nói đùa với ông ấy: “Thưa giáo sư, giáo sư cần cấp bằng tiến sĩ cho tôi mới được.” Giáo sư cười và nói rằng sẽ nhất định nghiên cứu thật kỹ cuốn Chuyển Pháp Luân.

Lời bình “uy nghiêm của Đại Pháp”

Đệ tử này bàn luận hết sức tốt; đây chính là chỗ khác nhau giữa Chính Pháp và tu luyện cá nhân, đồng thời cũng thể hiện được cơ sở vững chắc trong tu luyện cá nhân. Không có cái Thiện của đệ tử Đại Pháp thì không phải người tu luyện; đệ tử Đại Pháp mà không có khả năng chứng thực Pháp thì không phải là đệ tử Đại Pháp. Khi vạch rõ tà ác thì đồng thời cứu vãn chúng sinh, viên mãn thế giới của bản thân mình.

Lý Hồng Chí
17 tháng Bảy, 2001

Chú thích của người dịch (chỉ để tham khảo)

[i] Lý tính: tính hợp lý.
[ii] Đường đường chính chính: (một cách) đường hoàng.
[iii] Thiên lý: đạo lý của trời.

Share