Theo phóng viên báo Minh Huệ ở khu Nội Mông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-06-2012] Ông Vi Xương Phong, bà Hạ Tú Văn và bà Thôi Quế Phương ở Mạc Lực Đạt Ngõa Đạt Oát, Nội Mông đã phát sóng các chương trình về Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm vụ tự thiêu ở Thiên An Môn, bằng việc thâm nhập vào mạng lưới truyền hình ở thành phố Nội Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Tòa án ở thành phố Nội Hà đã kết án họ vào năm 2003. Hiện ông Vi Xương Phong vẫn bị giam ở trong tù. Bà Hạ Tú Văn và bà Thôi Quế Phương bị kết án bốn năm tù. Dưới đây là chi tiết bức hại mà các học viên đã phải chịu đựng.
Bắt giữ, lục soát nhà và bức cung
Khoảng 07 giờ tối ngày 23 tháng 10 năm 2003, ông Vi Xương Phong, bà Hạ Tú Văn và bà Thôi Quế Phương đã phát nhiều chương trình về Pháp Luân Đại Pháp kéo dài hơn 40 phút bằng cách thâm nhập vào mạng lưới truyền hình ở Nội Hà. Sau đó công an thành phố Nội Hà đã mở một chiến dịch vây bắt trên diện rộng các học viên Pháp Luân Công ở địa phương, những người sau đó bị đánh đập tàn nhẫn, giam giữ, tống tiền và các hình thức bức hại khác. La Cán, kẻ phụ trách bức hại ở Trung Quốc kể từ năm 1999, đã trực tiếp tham gia điều tra. Trương Tả Kỷ, quan chức tỉnh Hắc Long Giang, và Vương Đông Hoa, trưởng phòng công an tỉnh Hắc Long Giang, đã đến Trại giam thành phố Nội Hà để xử lý.
Vào ngày 29 tháng 10 năm 2003, viên chức Phòng 610 thành phố Nội Hà đã bắt ông Lưu Minh Khang, người đã cung cấp tài chính và sơ đồ mạch điện, ông Vi Xương Phong và vợ ông (không phải là học viên), bà Hạ Tú Văn và bà Thôi Quế Phương, rồi lục soát nhà họ. Cả năm người bị đưa đến Đội cảnh sát hình sự thành phố Nội Hà. Công an đã lấy máy tính của ông Lưu Minh Khang, cũng như số tiền mặt 800 nhân dân tệ ở trong ví của bà Hạ Tú Văn, các đĩa và băng dạy tiếng Anh của con trai bà, thiết bị điện tử của chồng cũ bà Hạ (ly hôn diễn ra trong thời gian bà ở trong tù).
Ông Vi Xương Phong và vợ đã bị tra tấn trong lúc thẩm vấn. Họ phải ngồi trên ghế hổ, bị treo lên, sốc điện bằng dùi cui điện, bị đánh không thương tiếc và chịu nhiều phương thức tra tấn khác. Ngay sau khi bà Hạ Tú Văn bước qua cổng vào Đội cảnh sát hình sự, bà đã nghe thấy tiếng hét thảm thiết của vợ ông Vi. Ông Vi bị trói trên ghế hổ trong gần hai ngày một đêm, trước khi bị đưa đến Trại giam thành phố Nội Hà. Vợ ông được thả vào ngày 30 tháng 10. Phó Lực Bân, viên chức ở Phòng 610 thành phố Nội Hà, cùng một số người khác đã thực hiện tra tấn.
Bà Thôi Quế Phương đã bị sốc điện bằng dùi cui điện, bị đánh nhiều lần, phải ngồi trên ghế hổ gần 24 tiếng trước khi bị đưa đến Trại giam thành phố Nội Hà. Ông Lưu Minh Khang cũng bị ép ngồi trên ghế hổ hai ngày một đêm, sau đó ông bị giam tại Trại giam thành phố Nội Hà trong ba tháng. Ông được thả sau khi bị tống tiền 80.000 nhân dân tệ.
Bị kết án và giam giữ phi pháp
Tòa án thành phố Nội Hà đã kết án ba học viên vào cuối tháng 11 năm 2003. Ông Vi bị kết án 13 năm tù do hai lần xâm nhập phát sóng truyền hình. Ông Vi bị giam tại Trại giam thành phố Nội Hà gần ba tháng, sau đó bị chuyển đến Nhà tù Bắc An ở tỉnh Hắc Long Giang. Ông bị giam cầm trong hơn 8 năm và năm tháng. Hiện ông vẫn bị giam và bị bức hại. Bà Hứa và bà Thôi mỗi người bị kết án 4 năm tù. Họ bị giam tại Trại giam thành phố Nội Hà trong năm tháng rưỡi và bị một lính canh nữ có tên là Lý Dĩnh đánh đập. Hai học viên này bị đưa đến Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 14 tháng 04 năm 2004.
Vào chiều ngày 14 tháng 04 năm 2004, bà Hạ Tú Văn đã bị đánh đập tàn nhẫn vì không học thuộc các khẩu hiệu theo yêu cầu của Trung tâm đào tạo chuyên sâu thuộc Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang. Lính canh nữ Vương Vi Lệ đã đấm đá, đánh vào đầu và tát vào mặt bà. Khi tay của bà ta bị thương do đánh đập, bà ta bắt đầu dùng gáy của một cuốn sách để đánh bà Hạ. Sau đó Vương Vi Lệ còn gọi hai tù nhân đến canh chừng bà Hạ, vốn đã bị còng tay ở sau lưng. Hai tù nhân canh chừng bà toàn thời gian, kể cả khi bà đi ăn, ngủ hoặc dùng nhà vệ sinh. Họ không cho bà nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công khác. Các tù nhân và cựu học viên, những người bây giờ đã cộng tác với lính canh để đọc sách và xem các đĩa DVD nói xấu vị sáng lập Pháp Luân Công và các sách của Pháp Luân Công. Tù nhân Hà Lệ Tuệ ở Cáp Nhĩ Tân đã đánh đập tàn nhẫn bà Hạ, đánh vào đầu và tát vào mặt bà trong ba ngày liên tiếp vì bà từ chối nghe và xem băng hình. Kết quả là, mặt của bà bị sưng tấy và bà bị đau đầu và ù tai. Bà Hạ đã tuyệt thực để phản đối việc xâm phạm nhân quyền và việc từ chối quyền tự do tín ngưỡng của bà.
Lưu Chí Cường, lãnh đạo Nhà tù nữ Hắc Long Giang, Tiêu Lâm, trưởng bộ phận, Lữ Tinh Hoa, và Vương Tiểu Lệ, phó Giám đốc Trung tâm đào tạo chuyên sâu cũng như Đào Đan Đan, lính canh là những người chính phụ trách bức hại. Tại Trung tâm giáo dục chuyên sâu, mỗi học viên đều có ít nhất hai tù nhân canh chừng họ. Những tù nhân này hay bắt nạt các học viên, đánh đập và lăng mạ họ. Các học viên bị ép phải ngồi cùng nhau với ngực của người này ép sát vào lưng của người ngồi đằng trước. Hai mắt của học viên phải nhìn vào đầu của người đằng trước, và hai chân duỗi sang hai bên. Họ phải ngồi ở tư thế này trong “phòng học lớn” từ sáng sớm đến tận giờ đi ngủ. Họ phải ngồi trong hơn mười tiếng. Điều này khiến cho phần mông của họ bị đau nhức, còn hai chân thì bị sưng tấy và tê cóng, và họ không thể nằm xuống để ngủ. Bà Hạ bị buộc phải ngồi ở hướng Tây của “phòng học”, ở hướng đầu gió. Khiến bà run lẩy bẩy vì lạnh. Ba tháng sau, khi bà bị giam tại tầng 05 thuộc đội số 05, bà Hạ đã tuyệt thực nhiều lần để phản đối bức hại.
Bà Hạ từ chối mặc đồng phục nhà tù vào ngày 29 tháng 10 năm 2005. Lữ Tinh Hoa, đội trưởng, đã ra lệnh cho nhiều tù nhân còng hai tay bà ở sau lưng từ 09 giờ sáng đến nửa đêm trước khi cho bà quay về phòng giam. Các học viên Khổng Phàm Nghênh, Nghiêm Xuân Linh, những người đã luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công cùng với bà Hạ, đã bị nhốt trong các phòng giam nhỏ. Học viên Hồ Ái Vân đã bị nhốt ở phòng giam nhỏ trong thời gian dài.
Bà Hạ Tú Văn đã bị đưa đến Khu số 06 thuộc Nhà tù nữ Hắc Long Giang vào mùa xuân năm 2006. Các tù nhân ở đây rất hung dữ. Bà Hạ bị ép phải ngồi trên một cái ghế nhựa nhỏ hơn bảy tiếng mỗi ngày, dưới sự giám sát của tù nhân. Các học viên bị giam ở đội này đều phải chịu hình thức bức hại tương tự. Lính canh Lưu Sướng thường đi khám xét các phòng (cứ ba ngày là có một lần khám xét qua và cứ bảy ngày lại có một lần khám xét toàn diện). Quần áo lót của họ đã bị ném vương vãi ở trong phòng giam và một số còn bị viết lên dòng chữ “nhà tù”. Ngoài ra lính canh cũng khám xét học viên để tìm các bài báo phơi bày tội ác của ĐCSTQ. Đặc biệt có lính canh Lưu Sướng là người đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà tù.
Bà Hạ Tú Văn đã bị chuyển đến Khu số 1 thuộc Nhà tù nữ Hắc Long Giang vào mùa thu năm 2006. Bà bị nhiều tù nhân canh chừng. Họ chửi rủa và đánh đập học viên tùy ý. Bà phải ngồi trên một ghế nhựa nhỏ trong bảy tiếng một ngày, đối diện với các camera giám sát và bộ điều khiển âm thanh. Tù nhân Lý Diễm Bình, một kẻ sát nhân ở Tề Tề Cáp Nhĩ, cùng với Trần Hồng Mai và Trương Tú Viên, thường đánh và chửi rủa các học viên. Lính canh Chu Nghênh đã ủng hộ họ làm những việc đó. Trần Hồng Mai đã đánh vào đầu học viên Lý, và Chu Nghênh chỉ đơn giản là làm ngơ trước những gì xảy ra.
Vào ngày 28 tháng 09 năm 2007, có bảy hay tám người, dẫn đầu bởi tù nhân Lý Diễm Bình, đã xông vào phòng và đẩy bà Hạ nằm xuống sàn. Họ đấm và đá bà, giật tóc, bóp cổ, và tát vào mặt bà, cấu véo tay, và kéo bà ra khỏi phòng.
Bà Hạ đã chịu tra tấn khi ở tù trong ba năm và sáu tháng. Bà cũng chứng kiến nhiều lính canh và tù nhân bức hại các học viên. Bà Khổng Phàm Nghênh, một học viên ở Cáp Nhĩ Tân, đã bị đánh đập tàn nhẫn vì không mặc đồng phục nhà tù khi bà được thả khỏi nhà tù. Kết quả là, bà được khiêng ra ngoài cổng nhà tù. Vào những ngày nhạy cảm, Lưu Chí Cường, lãnh đạo nhà tù và đội trưởng Tiêu Lâm đã dẫn lính canh tăng cường bức hại các học viên. Họ khám xét các phòng và tìm các bài báo mới, và họ còn nhắm đến các học viên – những người cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công.
Vào năm 2006, các học viên từ chối “chuyển hóa” đã đối mặt với một vòng bức hại mới. Nhà tù đã thành lập một đơn vị gọi là “Công giam khu” (khu tấn công mạnh) và “Công kiên đại đội” (Đội đột kích mạnh). Những tội ác mà lính canh gây ra với học viên tại đây thật không thể tha thứ.
Bà Hạ đã được thả vào ngày 28 tháng 10 năm 2007. Công an ở Đồn công an số 2 thuộc Mạc Lực Đạt Ngõa Đạt Oát vẫn tiếp tục giám sát bà.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/4/内蒙古韦昌峰等插播真相-遭中共迫害多年-258492.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/10/134374.html
Đăng ngày: 10 -8 – 2012; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.