Bài viết của phóng viên Minh Huệ, Trương Nhiên ở Washington, DC
[MINH HUỆ 14 – 07 – 2012] Gần 5.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp từ khắp nơi trên thế giới đã tụ họp tại Washington, DC, vào ngày 13 tháng 07 năm 2012, để kêu gọi kết thúc cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Từ những dân tộc, ngôn ngữ, lục địa và những nền văn hóa khác nhau, họ đã đến thủ đô Hoa Kỳ với một mục đích: chấm dứt cuộc đàn áp và chia sẻ vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp với người dân thế giới. Một cuộc diễu hành lớn dọc theo Đại lộ Pennsylvania và một cuộc mít tinh phía trước Đài tưởng niệm Washington đã thu hút sự chú ý của nhiều người đi ngang qua mà cũng mong muốn bày tỏ sự ủng hộ của họ.
Cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Đại Pháp đã được phát động bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 07 năm 1999 và đã kéo dài 13 năm, và ngày hôm nay vẫn đang diễn ra. Hàng ngàn học viên tại Trung Quốc đã bị cầm tù, tra tấn và bị giam trong các trại lao động cưỡng bức chỉ vì niềm tin của họ, với hơn 3.500 người bị bức hại đến chết, và con số này được nghi là còn lớn hơn nữa.
Thông qua các cuộc biểu tình hòa bình, diễu hành và các sự kiện thông tin hơn 13 năm qua, các học viên Đại Pháp trên toàn cầu mong muốn nâng cao nhận thức của người dân thế giới về sự vi phạm nhân quyền trắng trợn ở Trung Quốc, tin tưởng rằng, người dân thế giới có thể có một ảnh hưởng tích cực.
Joseph Beckenback từ Georgia, Hoa Kỳ
Ông Joseph Beckenback và vợ đến Washington, DC từ Georgia. Họ đã giúp phân phát các tài liệu thông tin trong các sự kiện.
Ông Beckenback đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được gần 14 năm. Ông cho biết ông đã nhận thấy một sự thay đổi lớn trong sự hiểu biết và ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp ở công chúng trong những năm gần đây, trong đó mọi người trở nên chấp nhận thông tin và tìm hiểu về tình hình hiện nay ở Trung Quốc một cách cởi mở hơn. “Họ có thể hiểu rằng điều này [cuộc đàn áp] là sai và ủng hộ chúng tôi,” ông nói và bổ sung rằng mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, vùng miền và quốc tịch khác nhau đều có thể đồng cảm với khái niệm phổ quát Chân, Thiện và Nhẫn, những nguyên lý chủ đạo của Pháp Luân Đại Pháp.
Colin từ Virginia, Hoa Kỳ
Colin là một học viên mới đến từ Fairfax, Virginia. Lần đầu tiên anh được nghe giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại một sự kiện công cộng ở Washington, DC hai năm trước đây và quyết định nhập môn vào khoảng 4 tháng trước.
“Đây là điều mà tôi đã tìm kiếm suốt cuộc đời mình”, Colin nói. Anh rất trân trọng cơ hội “được ở đây với các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác” và nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp ở Trung Quốc.
Dianna Benedetti đến từ Florida, Hoa Kỳ
Dianna Benedetti từ Florida đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 6 năm. Cô nói rằng hàng năm cô đều đến tham gia các sự kiện tại Washington, DC để kêu gọi kết thúc cuộc bức hại. “Việc giúp cho mọi người biết về cuộc đàn áp ở Trung Quốc thật là quan trọng,” cô nói.“Thật tuyệt khi có cơ hội được ở đây tại thủ đô của Hoa Kỳ, để nói cho mọi người biết về những gì đang xảy ra.”
Cô Benedetti nói rằng cô đã nhìn thấy một “sự thay đổi lớn” trong thái độ của người dân Trung Quốc đối với Pháp Luân Đại Pháp trong thời gian gần đây. Cô nói “Có thêm rất nhiều người biết về Đại Pháp và cuộc bức hại, đặc biệt là thái độ của người dân Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều”, vì nhiều người đã biết được sự thật và không còn tin vào những điều dối trá vu khống của chế độ cộng sản. Các sự kiện như diễu hành và mít tinh ở Washington, DC có thể cho phép nhiều người hơn biết được sự thật, cô lưu ý rằng“vẫn còn có người không biết về cuộc đàn áp.”
“Thật là tốt khi được gặp các học viên từ khắp nơi trên thế giới.”– Cô Benedetti cho biết thêm- “Bạn có rất nhiều điểm chung với họ. Mọi người đều tốt. Bạn sẽ có cảm giác như một gia đình.”
Bà Maru và một học viên Đại Pháp từ Mexico
Bà Maru từ Mexico đã đến Washington, DC, với 5 học viên. Bà đã được giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp thông qua một người bạn và nhận được tài liệu thông tin bằng tiếng Tây Ban Nha. Bà đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 5 năm.
Có khoảng 200 học viên ở Mexico, bà Maru cho biết, với đa số tu luyện được 5-10 năm và một số học viên mới.
Elad và Dikla từ Israel
Elad và Dikla, mặc áo phông màu vàng với “Chân, Thiện, Nhẫn,” được in bằng tiếng Do Thái, và Trung Quốc, đến từ Israel.
Dikla nói: “Việc mọi người đều biết về cuộc đàn áp thật quan trọng“, cô cũng lưu ý rằng“người ta phải ựa chọn giữa tốt và xấu.”Cô hi vọng rằng họ sẽ “chọn tốt” và ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp.
Elad chia sẻ rằng các học viên ở Israel cũng đã rất nỗ lực để làm rõ sự thật về cuộc đàn áp. Họ đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn và các sự kiện thông tin khác trên khắp Israel, và xuất bản Thời báo Đại Kỷ Nguyên và đưa tin trên Đài truyền hình New Tang Dynasty (NTD) tiếng Do Thái. Anh nói: “Mọi người đến xem triển lãm, đọc Thời báo Đại Kỷ Nguyên và xem tin tức của NTD” để tìm hiểu về tình hình thật sự ở Trung Quốc.
Học viên Israel cũng vạch trần tội ác tàn bạo thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống của ĐCSTQ vơi các chuyên gia y tế và các quan chức chính phủ Israel, Elad cho biết. Kết quả là, Israel đã thông qua một luật mới cấm người dân Israel đến Trung Quốc để cấy ghép tạng, bởi vì nguồn tạng có thể là từ“những người vô tội như các học viên Pháp Luân Công.”
Suman Srinivasan đến từ New York, Hoa Kỳ
Suman Srinivasan, là người gốc Ấn Độ, hiện đang sống ở New York. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ông đến thủ đô Hoa Kỳ để tham gia vào các sự kiện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.“Tôi đến đây mỗi năm. Từ năm 2002, tôi đã đến để … tham gia các hoạt động và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại,” anh nói.
Trong khi thông điệp – chấm dứt cuộc đàn áp – chưa bao giờ thay đổi, mỗi năm“những người đến tham gia cuộc mít tinh và diễu hành ngày càng nhiều hơn” – anh Srinivasan nhấn mạnh – “với ngày càng nhiều người Trung Quốc thoái xuất khỏi chế độ cộng sản và người dân từ tất cả các dân tộc bày tỏ sự ủng hộ của họ”. Anh Srinivasan nói:“Tôi đã rất xúc động [bởi điều này]”.
Bản tiếng hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/14/十三载反迫害-真相福音传遍世界(图)-260226.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/21/134552.html
Đăng ngày 7-8-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.