Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Tên: Hứa Sâm Sinh (许郴生)

Giới tính: Nữ

Tuổi: 47

Địa chỉ: Khu tập thể Nhà máy thuốc lá Sâm Châu

Nghề nghiệp: Nhân viên Nhà máy thuốc lá Sâm Châu.

Ngày mất: 16 tháng 5 năm 2012

Ngày bị bắt gần nhất: 16 tháng 5 năm 2012

Nơi bị giam gần nhất: Đồn công an phố Nhân Dân Tây (郴州市人民西路派出所)

Thành phố: Sâm Châu

Tỉnh: Hồ Nam

[MINH HUỆ 29-06-2012] Bà Hứa Sâm Sinh, 47 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, bà bị bắt vào ngày 16 tháng 5 năm 2012. Công an ở Đồn công an phố Nhân Dân Tây đã đưa bà đến đồn công an, nơi hai tay bà bị còng chặt ở đằng sau và bà buộc phải ngồi trên một “ghế thẩm vấn”. Bà Hứa bị thẩm vấn hơn 12 tiếng. Bà không được cung cấp thức ăn, nước uống, hay dùng nhà vệ sinh. Sau đó, có ba công an đến đưa bà tới một trại giam bằng xe cảnh sát. Bà Hứa đã qua đời ở trên xe khi đang trên đường đến trại giam. Nhưng mãi đến hai ngày sau, phòng công an mới thông báo cho gia đình bà Hứa về cái chết của bà, nói rằng bà đã chết vì “ốm đột xuất”. Tuy nhiên, khi người nhà bà Hứa yêu cầu bên thứ ba khám nghiệm một cách công bằng, thì các viên chức trong hệ thống luật pháp lại cản trở họ hết lần này đến lần khác.

Bà Hứa Sâm Sinh

Gia đình và người thân rất bất ngờ về cái chết của bà Hứa

Gia đình và người thân của bà Hứa không thể tin rằng bà Hứa, một người trẻ và khỏe mạnh, lại có thể chết một cách bất ngờ. Thi thể của bà được bảo quản trong phòng lạnh của nhà tang lễ, ngoài ra tướng mạo của bà cũng không giống như trước khi bà mất.

Đã hơn một tháng, kể từ lúc bà Hứa bị chết trong lúc công an giam cầm, và cũng không có tiến triển gì trong vụ việc của bà. Không một phương tiện truyền thông địa phương nào đăng tin về cái chết của bà. Nhưng sau khi người dân ở Sâm Châu biết được điều này, họ đã rất tức giận. Nhiều biểu ngữ có nội dung “Những kẻ giết người phải bị trừng phạt!” tiếp tục xuất hiện ở tuyến phố chính và dọc theo nhiều con đường lân cận ở Sâm Châu. Nhiều người cũng nhận được tờ rơi và tin nhắn điện thoại về cái chết thảm thương của bà Hứa.

Những biểu ngữ đã cuốn hút nhiều người dân. Cũng bởi người dân địa phương hiểu được tình thế và cảm thấy bị tổn thương, nên ngày càng có nhiều người muốn biết sự thật. Nhiều người nói “Trung Quốc đang trở nên tồi tệ.” Nhiều người còn lăng mạ công an và kết tội họ là những kẻ cướp. Một phụ nữ nói trong lúc rất tức giận: “Bà ấy chỉ muốn tập Pháp Luân Công. Tại sao lại giết bà ấy? Đó là quyền của bà ấy, quyền được tin vào bất cứ điều gì bà ấy muốn tin. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giết hại người dân. Đây là chứng cứ rõ rằng nhất cho việc ĐCSTQ là tà ác.”

Dù gia đình và người thân bà Hứa đang dần kiệt sức vì đau buồn và giận dữ, nhưng họ vẫn hy vọng có thể tìm thấy công lý trong hệ thống luật pháp. Tuy nhiên, họ lại gặp rất nhiều cản trở. Yêu cầu khám nghiệm tử thi một cách công bằng của họ đã bị từ chối.

Ủy ban chính trị và lập pháp, cùng Phòng 610 đã cấm người nhà bà Hứa thuê bác sỹ pháp y chính trực.

Gia đình và người nhà bà Hứa đã quyết định tìm ra nguyên nhân thực sự về cái chết của bà.

Nhiều chuyên gia gợi ý gia đình bà nên tìm một luật sư trong nước và một bác sỹ pháp y, vị bác sỹ này phải là người không làm việc trong hệ thống ĐCSTQ. Vì cái chết của bà Hứa xảy ra ở Sâm Châu, nên những bác sỹ pháp y ở Sâm Châu và tỉnh Hồ Nam sẽ bị đe dọa, và kết quả báo cáo khám nghiệm của họ sẽ bị can thiệp. Những ảnh hưởng như vậy sẽ ít với một bác sỹ ở tỉnh khác.

Gia đình bà Hứa đã ký vào một thỏa thuận với ông Đường, một luật sư ở thành phố Quảng Châu. Tuy nhiên, việc tìm một bác sỹ pháp y ở một tỉnh khác đã không thành công. Nhưng một người quen cũ của bà Hứa từng là bác sỹ pháp y ở Phòng công an Sâm Châu. Ông đã đồng ý giúp giám sát khi chính quyền cử bác sỹ pháp y đến khám nghiệm.

Khi người nhà bà Hứa liên lạc với phòng công an, Phòng 610 và Ủy ban chính trị và lập pháp ở quận Bắc Hồ, họ từ chối chấp thuận nguyện vọng tìm một bác sỹ pháp y của gia đình. Họ nói vị bác sỹ này cũng là học viên Pháp Luân Công và ông đã bị đuổi việc sau khi ông bị bắt và giam cầm vì tập Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công hoàn toàn không được phép tham dự vào vụ việc này.

Viên chức ĐCSTQ ở Sâm Châu nói với người nhà bà Hứa rằng họ nên thuê bác sỹ pháp y ở tỉnh Hồ Nam và không phải người ở tỉnh khác. Gia đình bà trả lời rằng họ sẽ không chấp nhận khám nghiệm trừ khi tìm được một bác sỹ pháp y có lương tâm.

Luật sư đặt câu hỏi về quá trình xử lý phải qua nhiều phòng ban khác nhau

Bên bị hại đã nộp đơn khiếu nại phòng công an, tòa án đã chấp nhận hồ sơ, vì thế tòa án phải chấp nhận sự hiện diện của luật sư bên bị hại. Tuy nhiên, khi luật sư Đường đi từ Quảng Châu đến Sâm Châu để thụ lý hồ sơ của bà Hứa, thì có một lượng lớn viên chức ở Ủy ban chính trị và lập pháp, Phòng 610, phòng công an, viện kiểm sát, tòa án đã xuất hiện. Ông Đường đã nêu rõ “Việc phòng công an, Viện kiểm sát, và tòa án đều dính dáng đến quá trình thụ lý hồ sơ là bất hợp pháp.” Ông đã phải quay về Quảng Châu ngay tức thì.

Viên chức ĐCSTQ đe dọa sẽ cho người nhà bà Hứa mất việc

Bà Hứa sống với người mẹ 87 tuổi là bà Tào Hoa Anh; con trai 20 tuổi của bà Hứa đang học đại học; và anh cả, ông Hứa Nansheng, làm việc tại Phòng giáo dục huyện Lam Sơn ở Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam.

Bởi anh cả của bà Hứa làm việc trong cơ quan chính quyền, nên ông phải chịu áp lực lớn và đủ loại đe dọa khác nhau. Bí thư phòng giáo dục thành phố Vĩnh Châu đã “nói chuyện” với ông, và bí thư đảng ở Phòng giáo dục huyện Lam Sơn cũng liên tục nói với ông để vụ việc này trôi đi, nếu không công việc của vợ chồng ông sẽ khốn đốn. Vợ ông nói “Chúng ta đều đã hơn 50 tuổi rồi. Nếu chúng ta bị sa thải, thì chúng ta sống bằng gì?

Chúng tôi kêu gọi mọi người, đặc biệt là những bác sỹ pháp y chính trực, xin giúp đỡ duy trì phẩm cách của cuộc sống và trừng phạt những kẻ xấu để những người tốt được sống trong hòa bình.

Thông tin liên quan: “Bà Hứa Sâm Sinh qua đời vào ngày bà bị bắt giữ”

(https://vn.minghui.org/news/27722-ba-hua-sam-sinh-qua-doi-vao-ngay-bi-bat-giu.html)

Thông tin liên lạc của những cá nhân tham gia bức hại bà Hứa:

Đường Quốc Đống, trưởng Phòng công an thành phố Sâm Châu: +86-735-2220806

Đường Quốc Đống

Vương Huân Tước, viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Sâm Châu

Vương Bích Nguyên, bí thư Ủy ban chính trị và lập pháp thành phố Sâm Châu

Vương  Bích Nguyên

Trương Hòa Bình, phó bí thư Ủy ban chính trị và lập pháp thành phố Sâm Châu, trưởng Phòng 610: +86-735- 2870566, +86-13973531339

Hồ Hoa Dũng, trưởng Đồn công an phố Nhân Dân Tây:+86-13873568696

Xin xem thêm bản tiếng Hán để biết thêm chi tiết về các cá nhân tham gia bức hại bà Hứa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/29/许郴生死于警车一月有余-亲友寻求公正尸检-259557.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/4/134276.html

Đăng ngày 30-07-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share